Danh mục

Hiệu quả can thiệp của dược sĩ lâm sàng trong việc sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa, gan mật tụy tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 311.95 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khảo sát tình hình sử dụng KS, đánh giá tính hợp lý và hiệu quả can thiệp của DSLS trong việc sử dụng KS trên bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa, gan mật tụy tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả can thiệp của dược sĩ lâm sàng trong việc sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa, gan mật tụy tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG TRONG VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT TIÊU HÓA, GAN MẬT TỤY TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH Đỗ Bích Ngọc*, Đặng Nguyễn Đoan Trang*,** TÓMTẮT Mở đầu: Vấn đề sử dụng kháng sinh (KS) hợp lý đang là một thách thức lớn của toàn thế giới đặc biệt là trong phẫu thuật. Sử dụng KS không hợp lý trong phẫu thuật có thể đưa đến việc tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ, tăng độc tính, tăng nguy cơ đề kháng KS và tăng chi phí điều trị. Theo ASHP, các dược sĩ lâm sàng (DSLS) có vai trò nổi bật trong các chương trình quản lý KS. Do đó, việc đánh giá hiệu quả can thiệp của DSLS trong việc sử dụng KS trong phẫu thuật rất cần thiết trên thực hành lâm sàng. Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng KS, đánh giá tính hợp lý và hiệu quả can thiệp của DSLS trong việc sử dụng KS trên bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa, gan mật tụy tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có so sánh trước – sau được thực hiện trên 300 hồ sơ bệnh án (HSBA) được chỉ định phẫu thuật tiêu hóa, gan mật tụy tại khoa Ngoại tiêu hóa và Ngoại gan mật tụy Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh trong 2 khoảng thời gian: trước can thiệp (01-03/2016) và sau can thiệp (01-03/2018) với 150 HSBA mỗi nhóm. Tính hợp lý của việc sử dụng KS được xác định dựa trên Hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam (2015), Hiệp hội Bệnh nhiễm khuẩn Hoa Kỳ (IDSA) (2010 và 2014), The Sanford Guide To Antimicrobial Therapy (2016) và các phác đồ sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP) tại các khoa ngoại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Kết quả: Sau khi có sự can thiệp của DSLS, có sự gia tăng có ý nghĩa thống kê tỷ lệ hợp lý chung về sử dụng KS trong phẫu thuật (KSDP tăng từ 13% lên 74%, p < 0,05, kháng sinh điều trị (KSĐT) tăng từ 25,3% lên 50%, p < 0,05); giảm thời gian sử dụng KS (KSDP từ 2 (1 ; 5) ngày xuống còn 1 (1;1) ngày (p < 0,05); KSĐT từ 5 (3;7) ngày xuống còn 3 (0;5) ngày (p < 0,05)); rút ngắn thời gian nằm viện sau phẫu thuật của BN từ 7 (5 ; 9) ngày xuống 6 (4; 8) ngày (p < 0,05). Kết quả phân tích hồi quy logistic cho thấy chỉ có thời gian phẫu thuật (OR = 3,047; 95% CI = 1,001 - 1,038; p = 0,037) và sự can thiệp của DSLS (OR = 1,019 ; 95% CI = 0,745 - 5,941; p < 0,001) là có liên quan có ý nghĩa thống kê đến tính hợp lý trong sử dụng KSDP. Kết luận: Chương trình can thiệp trên việc sử dụng KS trong phẫu thuật tiêu hóa, gan mật tụy với sự tham gia của DSLS đã làm tăng tỷ lệ sử dụng KS hợp lý. Cần tiếp tục duy trì hoạt động can thiệp của DSLS để tối ưu hiệu quả điều trị lâm sàng. Từ khóa: kháng sinh, can thiệp của dược sĩ lâm sàng, phẫu thuật tiêu hóa, gan mật tụy ABSTRACT IMPACT OF CLINICAL PHARMACY INTERVENTION ON ANTIBIOTIC USE IN GASTROINTESTINAL AND HEPATOBILIARY SURGERY * Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh ** Khoa Dược, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS TS. Đặng Nguyễn Đoan Trang ĐT: 0909907976 Email: trang.dnd@ump.edu.vn 178 Chuyên Đề Dược Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER HOCHIMINH CITY Do Bich Ngoc, Dang Nguyen Doan Trang * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 178 – 184 Introduction: Rational use of antibiotics is a great challenge worldwide, especially in surgery. Irrational use of antibiotics in surgery results in the increased risk of adverse drug reactions, toxicity, antibiotic resistance and cost of treatment. ASHP believes that pharmacists have a responsibility to take prominent roles in antimicrobial stewardship programs. Assessment of effectiveness of clinical pharmacy intervention on prophylactic and therapeutic antibiotic use in surgery is very necessary in clinical practice. Objectives: To investigate the use of antibiotics, to assess appropriateness and effectiveness of clinical pharmacy intervention on antibiotic use in gastrointestinal and hepatobiliary surgery at University Medical Center HCMC. Materials and methods: A before and after cross – sectional study was conducted on 300 medical records of patients ungergoing gastrointestinal and hepatobiliary operations at University Medical Center HCMC in 2 periods of time: before intervention (01-03/2016) and afte ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: