Danh mục

Hiệu quả của montelukast kết hợp symbicort trong kiểm soát hen phế quản

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 295.74 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hen phế quản là bệnh mạn tính gặp mọi lứa tuổi. Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả của Montelukast kết hợp symbicort so với symbicort đơn thuần trong kiểm soát bệnh hen phế quản. Nghiên cứu này cho thấy montelukast kết hợp symbicort có hiệu quả cao hơn symbicort đơn thuần trong kiểm soát hen phế quản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả của montelukast kết hợp symbicort trong kiểm soát hen phế quản 80 HIỆU QUẢ CỦA MONTELUKAST KẾT HỢP SYMBICORT TRONG KIỂM SOÁT HEN PHẾ QUẢN Trương Văn Lâm, Lê Thị Mãi, Nguyễn Thị Thơ, Nguyễn Thị Kim Cương Đặt vấn đề: Hen phế quản là bệnh mạn tính gặp mọi lứa tuổi. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của Montelukast kết hợp symbicort so với symbicort đơn thuần trong kiểm soát bệnh hen phế quản. Phương pháp nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đối chứng. Thực hiện 92 bệnh nhân chia thành 2 nhóm: nhóm1 có 47 bệnh (điều trị montelukast kết hợp symbicort) và nhóm 2 có 45 bệnh nhân (điều trị symbicort đơn thuần). Kết quả: tỉ lệ kiểm soát hen phế quản của montelukast kết hợp symbicort cao hơn symbicort đơn thuần lần lượt là (87,2 % so 68,9%, p= 0,01). Kết luận: nghiên cứu này cho thấy montelukast kết hợp symbicort có hiệu quả cao hơn symbicort đơn thuần trong kiểm soát hen phế quản. Từ khóa: hen phế quản, montelukast, symbicort. ABSTRACT EFFECTS OF MONTELUKAST PLUS SYMBICORT IN CONTROL ASTHMA Background: asthme is a chronic disease of al ages. Objective: To evaluate the efficacy of Montelukast plus symbicort versus conventional symbiosis in the management of bronchial asthma. METHODS: A cross-sectional descriptive study was performed. There were 92 patients divided into two groups: group 1 had 47 (montelukast plus symbicort and 45 patients) Results: montelukast bronchial asthma management plus symbicort was higher than that of the conventional symbicort alone (87,2% so 68,9%.Conclusion:This study demonstrated that montelukast plus symbicort was more effective than conventional symbiosis in control of asthma. management. Keywords: Asthma, montelukast, symbicort. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hen phế quản là bệnh mạn tính gặp mọi lứa tuổi, theo tổ chức y tế thế giới có khoảng 300 triệu, ước tính đến năm 2025 có khoảng 400 triệu người mắc bệnh hen phế quản. Ngày nay, Kết quả nghiên cứu những năm gần đây trên thế giới cho thấy tỉ lệ kiểm soát hen phế quản của ICS (corticoid dạng hít) ở mức toàn cầu đã rơi xuống mức thấp đáng kể 81 Từ đó các tác giả trên thế giới đã đưa ra phương thức điều trị khá mới đó là Montelukast kết hợp ICS. Do đó, tìm ra phương thức điều trị mới cho bệnh nhân hen phế quản là vấn đề cấp thiết ở Việt Nam cũng như tại An Giang, do đo chúng tôi tiến hành đề tài này, với mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của Montelukast kết hợp symbicort so với symbicort đơn thuần trong kiểm soát hen phế quản. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.1. Đối tượng nghiên cứu Những bệnh nhân  16 tuổi được chuẩn đoán hen phế quản -Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang từ tháng 01-2018 đến tháng 10-2018. 2.1.1.Tiêu chuẩn chọn mẫu: - Những bệnh nhân được chúng tôi đưa vào nghiên cứu khi hội đủ các tiêu chuẩn sau: + Bệnh nhân được chuẩn đoán xác định hen phế quản theo GINA 2017 + Các đối tượng này được theo dõi và điều trị ngoại trú kiểm tra đúng hẹn + Bệnh nhân đồng ý tham gia 2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ - Không đồng ý nghiên cứu. - Dị ứng với thuốc montelukast, symbicort - Có thai, cho con bú - COPD, lao phổi, tâm thần 2.2.Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đối chứng 2.3. Cỡ mẫu: Trong nghiên cứu chúng tôi chọn được được 92 bệnh nhân. Nhóm 1: có 47 bệnh nhân dùng symbicort + montelukast. Nhóm 2: có 45 bệnh nhân dùng symbicort đơn thuần. 2.4. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện 2.5. Nội dung nghiên cứu: Hen phế quản: Chuẩn đoán theo tiêu chuẩn GINA 2017 - Lâm sàng: Ho, nặng ngực, khó thở, thở khò khè hay thở rít 82 Các triệu chứng trên thường xuất hiện hay nặng lên về đêm, sáng sớm, sau gắng sức, sau khi tiếp súc yếu tố kích (khói bụi, dị nguyên, khí lạnh, vận động…) - Tiền sử: bản thân hay gia đình mắc các bệnh dị ứng hay hen phế quản - Khi đo chức năng hô hấp có FEV1 > 12% và 200ml hay PEF > 60L hoặc > 20% sau khi hít thuốc dãn phế quản. Hút thuốc lá: được định nghĩa khi hút thuốc ≥ 10 điếu liên tục trong 3 năm. Bậc hen phế quản Hen bậc 1: các triệu chứng thường xuất hiện trong thời gian ngắn và dưới 1 lần/ tuần Bệnh nhân hoàn toàn bình thường về triệu chứng và chức năng PEF ≥ 80 %; PEF dao động < 20% Hen bậc 2: các triệu chứng có ít nhất 1 lần / tuần nhưng không hàng ngày Triệu chứng ban đêm > 2 lần /tháng PEF ≥ 80 %; PEF dao động :20%-30% Hen bậc 3: Các triệu chứng có hàng ngày PEF : 60- 80 %; PEF dao động >30% Hen bậc 4: các triệu chứng tồn tại liên tục, hoạt động thể lực anh hưởng PEF : ≤60%; PEF dao động >30% Kiểm soát hen: tiêu chuẩn đánh giá kiểm soát hen theo GINA 2017 Tiêu chuẩn Kiểm soát tốt Kiểm soát 1 phần Không kiểm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: