Danh mục

Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau sáp nhập, hợp nhất

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 678.32 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau sáp nhập, hợp nhất tập trung vào việc phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất. Phạm vi nghiên cứu của bài viết xem xét hiệu quả hoạt động một số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (NHTM) có thực hiện sáp nhập, hợp nhất trong giai đoạn 2010-2020.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau sáp nhập, hợp nhất ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 99 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM SAU SÁP NHẬP, HỢP NHẤT Vương Thị Minh Đức Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Tóm tắt Bài viết tập trung vào việc phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất. Phạm vi nghiên cứu của bài viết xem xét hiệu quả hoạt động một số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (NHTM) có thực hiện sáp nhập, hợp nhất trong giai đoạn 2010-2020. Sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA, tác giả phân tích thực tế hiệu quả hoạt động của một số NHTM Việt Nam sau khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất. Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu là các số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính của các NHTM trong giai đoạn 2011-2020. Từ khóa: hiệu quả hoạt động, sáp nhập hợp nhất, ngân hàng thương mại. OPERATIONAL EFFICIENCY OF VIETNAMESE JOINT STOCK COMMERCIAL BANKS AFTER MERGERS AND ACQUISITIONS Abstract The article focuses on analyzing the performance of Vietnamese joint stock commercial banks after mergers and consolidations. The scope of this article examines the performance of a number of Vietnamese joint stock commercial banks that have merged and consolidated in the period of 2010 -2020. Using the DEA data envelopment analysis method, the author analyzes the actual performance of a number of Vietnamese commercial banks after the merger and consolidation. The data used in the study are secondary data collected from the financial statements of commercial banks in the period of 2011-2020. Keywords: operational efficiency, mergers and acquisitions, commercial banks. 1. Đặt vấn đề Hoạt động sáp nhập, hợp nhất (M&A) xuất hiện từ năm 1997 và thị trường cho hoạt động này phát triển kể từ năm 2006, khi mà Luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực và đi vào đời sống. Trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng (NH), hoạt động M&A đóng vai trò hết sức quan trọng. hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng đã có sự biến đổi mạnh mẽ trong hoạt động với sự gia tăng về quy mô, chất lượng tài sản, năng lực cạnh tranh. Giai đoạn 2011-2020, nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam đã tiến hành sáp nhập, hợp nhất trong đó một số ngân hàng nhỏ, sức cạnh tranh còn yếu, tiềm ẩn rủi ro đã được sáp nhập vào các ngân hàng có quy mô và tiềm lực tài chính lớn hơn; trong khi đó cũng có nhiều thương vụ, các ngân hàng thương mại thực hiện M&A nhằm tăng 100 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán cường sức mạnh về tài chính, nhân sự, hệ thống mạng lưới… Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào sau khi thực hiện hoạt động M&A cũng đạt được hiệu quả như mong muốn, trong khi một số ngân hàng thương mại có sự tăng trưởng mạnh thì cũng có những ngân hàng phải đối diện với hàng loạt các khó khăn sau M&A như các vấn đề về văn hóa quản trị điều hành, xử lý nợ xấu, bộ máy hoạt động, hiệu quả hoạt động... Trong bài nghiên cứu, tác giả phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại thực hiện sáp nhập, hợp nhất trong giai đoạn 2011-2020 sau khi thực hiện M&A và đưa ra một số khuyến nghị. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết 2.1. Tổng quan nghiên cứu Hoạt động M&A đã được nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau. Các vấn đề cơ bản về hoạt động M&A được một số các nhà nghiên cứu đề cập tới như: Stevens, K.L (1973) xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định thưc hiện mua bán sáp nhập; Galpin và Herndon (1999) đưa ra những nội dung hướng dẫn hoàn chỉnh về hợp nhất và sáp nhập; Dymski (2002) xem xét lại nguyên nhân và tác động của làn sóng sáp nhập NH toàn cầu, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phát triển; Walter (2004) nghiên cứu một cách rõ ràng và trực quan cũng như toàn diện về sáp nhập và mua lại trong ngành dịch vụ tài chính; Frankel (2005) tập trung vào việc phân tích nội dung hoạt động mua bán sáp nhập căn bản. Trong lĩnh vực ngân hàng, Mylonakis (2006) tập trung phân tích tác động của hoạt động M&A đối với nguồn nhân lực NH, nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các nhân viên ngân hàng coi M&A là mối đe dọa với công việc của họ, tuy nhiên hoạt động M&A giúp cho việc phân bổ nhân viên hiệu quả hơn, các ngân hàng lớn của Hy Lạp đã chọn phát triển thông qua M&A; Benson & Fole (2012) nghiên cứu những tác động đến thương hiệu khi sáp nhập các NH. Berger & Humphrey (1997) đưa ra những đánh giá và tổng kết của hơn 130 nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính. Adnan Kasman (2002) nghiên cứu hiệu quả của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ trên các yêu tố hiệu quả chi phí, tính kinh tế nhờ quy mô và tiến bộ công nghệ, nghiên cứu sử dụng hàm chi phí linh hoạt Fourier với ba đầu vào và ba đầu ra để điều tra hiệu quả chi phí, quy mô kinh tế và tiến bộ công nghệ trong hệ thống ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn 1988-1998 hệ thống ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ có sự hoạt động kém hiệu quả, mặc dù điều này đã được cải thiện hành năm nhưng trong giai đoạn tự do hóa tài chính, các NHTM ở Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động kém hiệu quả hơn so với các đối tác ở Hoa Kỳ và châu Âu. Hefferman & Xiaoqing Fu (2005) đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Trung Quốc thông qua mô hình hồi quy 2 bước để xác định ảnh hưởng của một số biến số quan trọng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong giai đoạn 1985-2002, kết quả nghiên cứu cho thấy các NHTM Trung Quốc hoạt động với hiệu quả ở mức 50-60%, ngoài ra các NH ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: