![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 186.72 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo này đánh giá ảnh hưởng của việc quản lý rừng cộng đồng thông qua việc giao rừng cộng đồng ở 4 thôn vùng cao gồm Nà Mực và Khuổi Liềng xã Văn Minh, Tô Đoóc và Bản Sảng xã Lạng San thuộc huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn đến việc quản lý rừng bền vững thuộc chương trình dự án CARD. Kết quả cho thấy tiến trình thực hiện giao rừng cộng đồng có sự tham gia của cộng đồng lần đầu tiên ở vùng miền núi phía Bắc được thực hiện với những kết quả tích cực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 27 - 34 HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN Trần Văn Điền*, Trần Thị Thu Hà Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Việc quản lý rừng cộng đồng ở những cộng đồng vùng cao được xem là một giải pháp hữu ích nhằm quản lý rừng bền vững. Bài báo này đánh giá ảnh hưởng của việc quản lý rừng cộng đồng thông qua việc giao rừng cộng đồng ở 4 thôn vùng cao gồm Nà Mực và Khuổi Liềng xã Văn Minh, Tô Đoóc và Bản Sảng xã Lạng San thuộc huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn đến việc quản lý rừng bền vững thuộc chương trình dự án CARD. Kết quả cho thấy tiến trình thực hiện giao rừng cộng đồng có sự tham gia của cộng đồng lần đầu tiên ở vùng miền núi phía Bắc được thực hiện với những kết quả tích cực. Đất rừng sau khi được giao cho cộng đồng, cộng đồng từng thôn bản lên kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, thực hiện kế hoạch đã được xây dựng. Việc thực hiện quản lý rừng cộng đồng đã có tác động tích cực đến cộng đồng trên các khía cạnh cải thiện sinh kế thông qua các hình thức quỹ phát triển rừng và mô hình nông lâm kết hợp, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng rừng: giảm các vi phạm về khai thác lâm sản trái phép; rừng cộng đồng đã được bảo vệ tốt và chất lượng rừng tăng lên. Về mặt xã hội, việc thực hiện quản lý rừng cộng đồng đã tạo ra sự bình đẳng và đoàn kết hơn giữa các thành viên trong thôn bản. Từ khóa: Giao đất rừng, cộng đồng, Quản lý rừng, Na Rì. ĐẶT VẤN ĐỀ* Những cộng đồng dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng ở các nơi xa xôi của các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam thuộc nhóm người nghèo nhất của cả nước, rất hạn chế trong việc tiếp cận tới đất nông nghiệp, dịch vụ y tế , thị trường và cơ sở hạ tầng. Các xã Văn Minh, Lạng San của huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn có tỷ lệ hộ nghèo khoảng 63-68% [1]. Đất lâm nghiệp chiếm khoảng trên 84% và 90% tổng diện tích tự nhiên và có một tầm quan trọng trong đời sống của người dân địa phương bao gồm thu lượm củi đun, thu hái lâm sản và cây thuốc. Tuy nhiên, thiếu sự tiếp cận sử dụng đất rừng và tính bất công bằng trong việc giao diện tích rừng đối với các hộ gia đình nghèo đã dẫn đến sự nghèo đói nghiêm trọng. Tình hình quản lý rừng đã trở nên nhiều bất cập bởi các vấn đề như: (i) năng suất thấp do rừng nghèo kiệt sau khi sử dụng quá mức và ít đầu tư; (ii) nhận thức của người dân về rừng như là đất chung và tự do xâm chiếm bởi sự không rõ ràng về ranh giới cũng như trách nhiệm của chủ rừng; (iii) ít có * Tel.: 02803855564; Email: tranvandien@tuaf.edu.vn sự khuyến khích về tái đầu tư vào rừng (không có những đảm bảo chắc chắn) và sự lỏng lẻo về trách nhiệm trực tiếp đối với đất rừng; (iv) nhận thức không rõ về quyền của người sử dụng, luật và các qui định về rừng cũng như các quyền tham gia vào quá trình thực thi ví dụ như việc giao đất lâm nghiệp; và (v) sự hạn chế hỗ trợ từ các cơ quan chính phủ trong việc đưa ra những giải pháp để sử dụng có hiệu quả đất rừng [2]. Luật đất đai bắt đầu có hiệu lực từ 1/6/2004 đã cho phép các cộng đồng (thôn bản) nhận đất và rừng [3]. Tuy nhiên, chưa có cơ chế để thực thi các cơ hội này. Chính vì vậy, dự án nghiên cứu do chính phủ Úc tài trợ gọi tắt là dự án CARD Na Rì đã thử nghiệm cơ chế hỗ trợ phát triển rừng trong khuôn khổ quản lý rừng cộng đồng như qui hoạch sử dụng đất và giao đất rừng cho cộng đồng có sự tham gia nhằm thúc đẩy việc phân phối và giải quyết việc quản lý rừng một cách bền vững. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bốn thôn gồm Nà Mực và Khuổi Liềng xã Văn Minh, Tô Đoóc và Bản Sảng xã Lạng San thuộc huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn có đất 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ rừng cộng đồng được chọn là điểm nghiên cứu của đề tài. Đất rừng cộng đồng là đối tượng can thiệp chính của dự án bao gồm: qui hoạch sử dụng đất, giao đất rừng, làm giàu rừng, trồng rừng mới và phát triển nông lâm kết hợp. Chất lượng rừng cộng đồng được đánh giá thông qua việc khảo sát đánh giá chất lượng rừng nhằm xác định trữ lượng và tính đa dạng sinh học. Tình hình kinh tế xã hội của cộng đồng người dân và mức độ phụ thuộc về sinh kế của người dân vào rừng được xác định qua điều tra kinh tế xã hội. Số liệu liên quan đến qui hoạch sử dụng đất, giao đất rừng, làm giàu rừng, trồng rừng mới và phát triển nông lâm kết hợp được đo đếm và xác định trên mẫu đại diện. Quá trình giao đất, quản lý quỹ phát triển rừng cộng đồng, quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng cũng được ghi chép theo dõi. Kết quả cũng như tác động của các khóa tập huấn được phân tích và đánh giá khi kết thúc dự án. Phân tích hiệu quả kinh tế trong quản lý rừng cộng đồng được tiến hành cho từng hoạt động. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Giao đất rừng cộng đồng Việc giao đất rừng chính thức cho cộng đồng là việc làm triển khai đầu tiên ở tỉnh Bắc Kạn. Quá trình giao đất rừng cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn cả về mặt thủ tục giấy tờ lẫn công việc ngoài hiện trường. Công việc khó khăn nhất là việc giải quyết cạnh tranh mẫu 108(08): 27 - 34 thuẫn về ranh giới rừng cộng đồng. Trước kia rừng cộng đồng được xem là tài sản chung được khai thác sử dụng bởi người dân ở nhiều thôn bản. Vì vậy thực sự đây là một việc rất khó khi chỉ giao rừng cho một thôn bản. Tuy nhiên, bằng việc giải quyết các vấn đề có sự tham gia, nên đã đạt được sự thống nhất với các thôn bản lân cận. Kết quả, đường biên ranh giới rừng cộng đồng của 4 thôn bản đã được xác định và bản đồ hiện trạng đã được xây dựng. Việc cấp sổ đỏ cho cộng đồng đã chính thức được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cộng đồng 4 thôn đã nhận được đất rừng cộng đồng (bảng 1). Việc giao đất rừng cộng đồng cho thôn bản đã tạo cho người dân yên tâm và tự tin đóng góp lao động và các đầu tư khác vào bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng vì lợi ích chung của cộng đồng. Các điều kiện đảm bảo cho sự thành công của giao đất rừng cộng đồng là: - Ranh giới rừng c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 27 - 34 HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN Trần Văn Điền*, Trần Thị Thu Hà Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Việc quản lý rừng cộng đồng ở những cộng đồng vùng cao được xem là một giải pháp hữu ích nhằm quản lý rừng bền vững. Bài báo này đánh giá ảnh hưởng của việc quản lý rừng cộng đồng thông qua việc giao rừng cộng đồng ở 4 thôn vùng cao gồm Nà Mực và Khuổi Liềng xã Văn Minh, Tô Đoóc và Bản Sảng xã Lạng San thuộc huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn đến việc quản lý rừng bền vững thuộc chương trình dự án CARD. Kết quả cho thấy tiến trình thực hiện giao rừng cộng đồng có sự tham gia của cộng đồng lần đầu tiên ở vùng miền núi phía Bắc được thực hiện với những kết quả tích cực. Đất rừng sau khi được giao cho cộng đồng, cộng đồng từng thôn bản lên kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, thực hiện kế hoạch đã được xây dựng. Việc thực hiện quản lý rừng cộng đồng đã có tác động tích cực đến cộng đồng trên các khía cạnh cải thiện sinh kế thông qua các hình thức quỹ phát triển rừng và mô hình nông lâm kết hợp, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng rừng: giảm các vi phạm về khai thác lâm sản trái phép; rừng cộng đồng đã được bảo vệ tốt và chất lượng rừng tăng lên. Về mặt xã hội, việc thực hiện quản lý rừng cộng đồng đã tạo ra sự bình đẳng và đoàn kết hơn giữa các thành viên trong thôn bản. Từ khóa: Giao đất rừng, cộng đồng, Quản lý rừng, Na Rì. ĐẶT VẤN ĐỀ* Những cộng đồng dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng ở các nơi xa xôi của các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam thuộc nhóm người nghèo nhất của cả nước, rất hạn chế trong việc tiếp cận tới đất nông nghiệp, dịch vụ y tế , thị trường và cơ sở hạ tầng. Các xã Văn Minh, Lạng San của huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn có tỷ lệ hộ nghèo khoảng 63-68% [1]. Đất lâm nghiệp chiếm khoảng trên 84% và 90% tổng diện tích tự nhiên và có một tầm quan trọng trong đời sống của người dân địa phương bao gồm thu lượm củi đun, thu hái lâm sản và cây thuốc. Tuy nhiên, thiếu sự tiếp cận sử dụng đất rừng và tính bất công bằng trong việc giao diện tích rừng đối với các hộ gia đình nghèo đã dẫn đến sự nghèo đói nghiêm trọng. Tình hình quản lý rừng đã trở nên nhiều bất cập bởi các vấn đề như: (i) năng suất thấp do rừng nghèo kiệt sau khi sử dụng quá mức và ít đầu tư; (ii) nhận thức của người dân về rừng như là đất chung và tự do xâm chiếm bởi sự không rõ ràng về ranh giới cũng như trách nhiệm của chủ rừng; (iii) ít có * Tel.: 02803855564; Email: tranvandien@tuaf.edu.vn sự khuyến khích về tái đầu tư vào rừng (không có những đảm bảo chắc chắn) và sự lỏng lẻo về trách nhiệm trực tiếp đối với đất rừng; (iv) nhận thức không rõ về quyền của người sử dụng, luật và các qui định về rừng cũng như các quyền tham gia vào quá trình thực thi ví dụ như việc giao đất lâm nghiệp; và (v) sự hạn chế hỗ trợ từ các cơ quan chính phủ trong việc đưa ra những giải pháp để sử dụng có hiệu quả đất rừng [2]. Luật đất đai bắt đầu có hiệu lực từ 1/6/2004 đã cho phép các cộng đồng (thôn bản) nhận đất và rừng [3]. Tuy nhiên, chưa có cơ chế để thực thi các cơ hội này. Chính vì vậy, dự án nghiên cứu do chính phủ Úc tài trợ gọi tắt là dự án CARD Na Rì đã thử nghiệm cơ chế hỗ trợ phát triển rừng trong khuôn khổ quản lý rừng cộng đồng như qui hoạch sử dụng đất và giao đất rừng cho cộng đồng có sự tham gia nhằm thúc đẩy việc phân phối và giải quyết việc quản lý rừng một cách bền vững. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bốn thôn gồm Nà Mực và Khuổi Liềng xã Văn Minh, Tô Đoóc và Bản Sảng xã Lạng San thuộc huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn có đất 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ rừng cộng đồng được chọn là điểm nghiên cứu của đề tài. Đất rừng cộng đồng là đối tượng can thiệp chính của dự án bao gồm: qui hoạch sử dụng đất, giao đất rừng, làm giàu rừng, trồng rừng mới và phát triển nông lâm kết hợp. Chất lượng rừng cộng đồng được đánh giá thông qua việc khảo sát đánh giá chất lượng rừng nhằm xác định trữ lượng và tính đa dạng sinh học. Tình hình kinh tế xã hội của cộng đồng người dân và mức độ phụ thuộc về sinh kế của người dân vào rừng được xác định qua điều tra kinh tế xã hội. Số liệu liên quan đến qui hoạch sử dụng đất, giao đất rừng, làm giàu rừng, trồng rừng mới và phát triển nông lâm kết hợp được đo đếm và xác định trên mẫu đại diện. Quá trình giao đất, quản lý quỹ phát triển rừng cộng đồng, quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng cũng được ghi chép theo dõi. Kết quả cũng như tác động của các khóa tập huấn được phân tích và đánh giá khi kết thúc dự án. Phân tích hiệu quả kinh tế trong quản lý rừng cộng đồng được tiến hành cho từng hoạt động. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Giao đất rừng cộng đồng Việc giao đất rừng chính thức cho cộng đồng là việc làm triển khai đầu tiên ở tỉnh Bắc Kạn. Quá trình giao đất rừng cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn cả về mặt thủ tục giấy tờ lẫn công việc ngoài hiện trường. Công việc khó khăn nhất là việc giải quyết cạnh tranh mẫu 108(08): 27 - 34 thuẫn về ranh giới rừng cộng đồng. Trước kia rừng cộng đồng được xem là tài sản chung được khai thác sử dụng bởi người dân ở nhiều thôn bản. Vì vậy thực sự đây là một việc rất khó khi chỉ giao rừng cho một thôn bản. Tuy nhiên, bằng việc giải quyết các vấn đề có sự tham gia, nên đã đạt được sự thống nhất với các thôn bản lân cận. Kết quả, đường biên ranh giới rừng cộng đồng của 4 thôn bản đã được xác định và bản đồ hiện trạng đã được xây dựng. Việc cấp sổ đỏ cho cộng đồng đã chính thức được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cộng đồng 4 thôn đã nhận được đất rừng cộng đồng (bảng 1). Việc giao đất rừng cộng đồng cho thôn bản đã tạo cho người dân yên tâm và tự tin đóng góp lao động và các đầu tư khác vào bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng vì lợi ích chung của cộng đồng. Các điều kiện đảm bảo cho sự thành công của giao đất rừng cộng đồng là: - Ranh giới rừng c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiệu quả quản lý rừng cộng đồng Hiệu quả quản lý rừng Quản lý rừng công cộng Quản lý rừng Tỉnh Bắc KạnTài liệu liên quan:
-
Một số vấn đề đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
5 trang 117 0 0 -
2 trang 83 0 0
-
Hỏi-Đáp về pháp luật lâm nghiệp
91 trang 61 0 0 -
81 trang 57 0 0
-
Giáo trình đo đạc lâm nghiệp - ThS. Nguyễn Thanh Tiến
214 trang 52 0 0 -
GIÁO TRÌNH ĐO ĐẠC LÂM NGHIỆP PHẦN 2
13 trang 49 0 0 -
Bài giảng về Kinh tế môi trường
69 trang 49 0 0 -
Công tác giao khoán, quản lý và bảo vệ rừng tại tỉnh Quảng Nam
9 trang 41 0 0 -
Thực trạng quản lý rừng tại huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
7 trang 36 0 0 -
GIÁO TRÌNH ĐO ĐẠC LÂM NGHIỆP PHẦN 5
32 trang 36 0 0