Danh mục

Hiệu quả thử nghiệm đào tạo kĩ năng quản lí lớp học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 120.25 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương trình đào tạo thử nghiệm kĩ năng quản lí lớp học được thiết kế tập trung phát triển 10 kĩ năng cơ bản (microskills) theo mô hình cân bằng (Balance model) trong quản lí lớp học. 31 sinh viên (nhóm thực nghiệm) năm thứ 4 tự nguyện đăng kí tham dự chương trình đào tạo, trước khi đi thực tập tốt nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả thử nghiệm đào tạo kĩ năng quản lí lớp học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà NộiJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0194Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 78-86This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn HIỆU QUẢ THỬ NGHIỆM ĐÀO TẠO KĨ NĂNG QUẢN LÍ LỚP HỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Khúc Năng Toàn1 , Lê Hoài Thu2 1 Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội Tóm tắt. Chương trình đào tạo thử nghiệm kĩ năng quản lí lớp học được thiết kế tập trung phát triển 10 kĩ năng cơ bản (microskills) theo mô hình cân bằng (Balance model) trong quản lí lớp học. 31 sinh viên (nhóm thực nghiệm) năm thứ 4 tự nguyện đăng kí tham dự chương trình đào tạo, trước khi đi thực tập tốt nghiệp. Mức độ ảnh hưởng của chương trình đào tạo đối với sự tiến bộ về KNQLLH của sinh viên được xác định trên cơ sở so sánh kĩ năng của sinh viên nhóm thực nghiệm với 37 sinh viên (nhóm đối chứng) được lựa chọn ngẫu nhiên từ các đoàn thực tập, dựa trên đánh giá của giáo viên hướng dẫn thực tập. Kết quả cho thấy, chương trình đào tạo có ảnh hưởng đáng kể đến sự tiến bộ của sinh viên ở 5 kĩ năng cơ bản liên quan đến hướng dẫn và củng cố hành vi. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu bước đầu, chương trình được kiến nghị triển khai thử nghiệm ở quy mô lớn hơn, với những điều chỉnh hợp lí về thời lượng đối với 5 kĩ năng can thiệp hành vi. Từ khóa: Kĩ năng quản lí lớp học; đào tạo kĩ năng quản lí lớp học; mô hình cân bằng trong quản lí lớp học.1. Mở đầu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (2009) đãxác định rất rõ rằng, năng lực xây dựng môi trường học tập (tiêu chí 13, tiêu chuẩn 6) là một tiêuchí quan trọng trong tiêu chuẩn về năng lực dạy học của giáo viên [1]. Như vậy, nếu lấy chuẩnnghề nghiệp làm cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo nghề thì các nội dung về quản lí lớp học(QLLH) phải được xem là một phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo giáo viên, bởiQLLH chính là quá trình kiến tạo và duy trì môi trường học tập cho học sinh trong quá trình dạyhọc [4]. Tuy nhiên, thực tế đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ở nước ta hiện nay còn tụt hậu quá xaso với những quan điểm chỉ đạo mang tính hệ thống này. Mặc dù luôn coi trọng việc đào tạo nghiệp vụ sư phạm (NVSP) và các kĩ năng sư phạm(KNSP) cho sinh viên, song do cách tiếp cận truyền thống trong đào tạo nghề sư phạm (tiếp cận“dạy học – giáo dục”), chương trình đào tạo NVSP ở các trường sư phạm hiện nay còn bỏ sót khánhiều KNSP quan trọng, trong đó có các kĩ năng quản lí lớp học (KNQLLH). Cụ thể, chương trìnhNVSP hiện nay trong các trường sư phạm, với trọng tâm là 4 nhóm KNSP cơ bản (thiết kế bài dạy;tổ chức dạy học trên lớp; giáo dục học sinh; nghiên cứu khoa học), đã bao hàm một số kĩ năng liênquan đến quản lí lớp học (Vd: kĩ năng dự kiến tình huống giờ dạy, phân phối thời gian và xử lí tìnhNgày nhận bài: 5/8/2015. Ngày nhận đăng: 10/10/2015.Liên hệ: Khúc Năng Toàn, e-mail: nkhuc1@gmail.com78 Hiệu quả thử nghiệm đào tạo kĩ năng quản lí lớp học cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nộihuống) [11]. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách hệ thống thì những kĩ năng liên quan đến QLLH trongchương trình NVSP hiện hành chưa đảm bảo đáp ứng các yêu cầu QLLH hiệu quả. Báo cáo tổngkết thực tập sư phạm năm học 2012-2013 của Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội [2] đã chỉ ra nhữngyếu kém về KNSP của sinh viên trong quá trình thực tập sư phạm, bao gồm: kĩ năng diễn đạt, baoquát lớp, xử lí tình huống trong dạy học, và phân phối thời gian. Thực chất, đây là những yếu kémvề KNQLLH. Những bất cập nêu trên đang đặt ra một yêu cầu bức thiết về xây dựng chương trình đào tạoKNQLLH cho sinh viên các trường sư phạm ở nước ta hiện nay. Bài viết này tập trung phân tíchnhững kết quả thử nghiệm bước đầu chương trình đào tạo KNQLLH cho sinh viên Trường Đại họcSư phạm Hà Nội. Kết quả phân tích sẽ là những cơ sở quan trọng để hiệu chỉnh và triển khai thửnghiệm quy mô hơn chương trình đào tạo KNQLLH cho sinh viên sư phạm, đáp ứng với nhữngyêu cầu thực tiễn trong đào tạo nghề sư phạm hiện nay.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Kĩ năng quản lí lớp học và Đào tạo kĩ năng quản lí lớp học cho sinh viên sư phạm Một cách chung nhất, QLLH thường được hiểu là những nỗ lực của giáo viên nhằm kiếntạo và duy trì môi trường học tập hiệu quả trong lớp học. Theo Wong & Wong (2001), khái niệmQLLH bao hàm tất cả các hoạt động tổ chức, sắp xếp thời gian và không gian lớp học, cũng như tàiliệu học tập và người học sao cho việc học được diễn ra một cách hiệu quả [13]. Krause, Bouchner& Duchesne (2003) cũng cho rằng, QLLH liên quan đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: