Danh mục

Hiệu quả tư vấn nâng cao kiến thức và thực hành về phương pháp tiếp xúc da kề da ở các bà mẹ người dân tộc thiểu số tại bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 334.47 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết so sánh kiến thức và thực hành về phương pháp tiếp xúc da kề da của bà mẹ người dân tộc thiểu số ở 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng sau chương trình tư vấn tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả tư vấn nâng cao kiến thức và thực hành về phương pháp tiếp xúc da kề da ở các bà mẹ người dân tộc thiểu số tại bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học HIỆU QUẢ TƯ VẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP XÚC DA KỀ DA Ở CÁC BÀ MẸ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VÙNG TÂY NGUYÊN Vũ Thị Tuyết*, Đặng Trần Ngọc Thanh**, Lora Claywell*** TÓM TẮT Mục tiêu: So sánh kiến thức và thực hành về phương pháp tiếp xúc da kề da của bà mẹ người dân tộc thiểu số ở 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng sau chương trình tư vấn tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Phương pháp: Một nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng gồm 4 bước. Nhóm can thiệp (n =45) nhận được tư vấn cải tiến (xem tranh ảnh, video, mô hình), nhóm kiểm soát (tư vấn thường quy). Mỗi nhóm được đưa vào 1 phòng riêng, họ được đánh giá kiến thức tại 2 thời điểm (khi nhập viện và 24 giờ sau sinh), đánh giá thực hành ngay sau sinh. Kiến thức và thực hành của mỗi nhóm đã được ghi lại và phân tích. Kết quả: Tổng cộng có 90 bà mẹ người dân tộc thiểu số đáp ứng tiêu chí thu nhận. Trước khi tư vấn, kiến thức của nhóm chứng và nhóm can thiệp có trung bình (độ lệch chuẩn) tương ứng 6,2 ( 2,5) và 6,0 ( 3,1), p=0,682. 24 giờ sau sinh, tương ứng 7,3 ( 2,3) và 11,1 ( 2,9), p

Tài liệu được xem nhiều: