Hiểu thương hiệu để vận dụng vào đào tạo đại học ngành Thiết kế đồ họa
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 521.80 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nhiều trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam đang đào tạo cho sinh viên thiết kế nhận diện thương hiệu. Tìm hiểu một số điểm về thương hiệu là một nhiệm vụ cần thiết cho cả người có vai trò đào tạo cũng như người học. Bài viết nghiên cứu và cung cấp một số thông tin tìm hiểu vấn đề lý thuyết và thực tiễn của thương hiệu cũng như những phạm trù liên quan đến nhận diện thương hiệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiểu thương hiệu để vận dụng vào đào tạo đại học ngành Thiết kế đồ họa HIỂU THƯƠNG HIỆU ĐỂ VẬN DỤNG VÀO ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA Phạm Phương Linh* Email: linhphamphuong1816@gmail.com Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 03/07/2023 Ngày phản biện đánh giá: 15/01/2024 Ngày bài báo được duyệt đăng: 29/01/2024 DOI: Tóm tắt: Nhiều trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam đang đào tạo cho sinh viên thiết kếnhận diện thương hiệu. Tìm hiểu một số điểm về thương hiệu là một nhiệm vụ cần thiết cho cảngười có vai trò đào tạo cũng như người học. Bài viết nghiên cứu và cung cấp một số thông tintìm hiểu vấn đề lý thuyết và thực tiễn của thương hiệu cũng như những phạm trù liên quan đếnnhận diện thương hiệu. Từ khóa: thương hiệu, thiết kế đồ họa, đào tạo, nhận diện thương hiệu, xây dựng thương hiệu.I. Dẫn nhập Trong thế giới mà Thomas L. Friedman cho là “phẳng”, sản phẩm sản xuất mang thươnghiệu của các cường quốc đang lan tràn ra khắp toàn cầu. Các nhà sản xuất và giới kinh doanhtrong nước tự nỗ lực cho ra đời những sản phẩm có chất lượng tốt, mong muốn những nhànghiên cứu chuyên môn và chuyên gia thiết kế mỹ thuật trong nước tạo ra được những phongcách thiết kế riêng, mới mẻ, hiện đại để hỗ trợ hoạt động kinh doanh tiêu thụ. Để mong muốnnày thành sự thực, phải cần đến những khối óc minh mẫn trong ngành đào tạo. Các cơ sở đào tạotrong nước phải nâng cấp được trình độ hiểu biết của đội ngũ giảng dạy, một cách chuyên sâu,chuyên biệt về thương hiệu, giúp họ đưa vào chương trình đào tạo thiết kế đồ họa, những kiếnthức có khả năng áp dụng vào thực tế. Kiến thức để đào tạo mới ở đại học giờ đây cần có tínhcập nhật thời đại, để người học được hưởng thụ tri thức vừa kinh viện vừa thực tế. Thấy được những thiệt thòi không nhỏ cho doanh nghiệp Việt Nam, khi những sản phẩmquốc nội dù không kém chất lượng nhưng ngay tại thị trường trong nước đã gặp phải nhiều trởngại. Tác giả cho rằng sự thiệt thòi này phần nào xuất phát từ những hiểu biết về thương hiệuchưa thấu đáo, nên đa phần sản phẩm thiết kế xây dựng thương hiệu tạo nên những biện pháptruyền thông kém hiệu quả. Những thiết kế hình ảnh tạo cảm quan thẩm mỹ của sản phẩm tớingười sử dụng chưa hấp dẫn. Phải chăng đó là một vấn đề để các nhà đào tạo cần lưu tâm. Tronglĩnh vực thiết kế đồ họa, ta có thể nhận thấy một thực trạng đáng tiếc là những hình ảnh, bao bìcác ngành hàng nội địa đang có mặt trên các kệ, quầy bày, bán với nhiều thiết kế mỹ thuật còn* Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ươngyếu kém, do nhiều yếu tố tác động. Một phần nguyên nhân có thể là yếu phương pháp, thiếu kiếnthức lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn của nhiều phía liên quan như người làm kinh doanh, ngườicó quyền lựa chọn hình ảnh đại diện cho thương hiệu,… cũng như nhà thiết kế hình ảnh đồ họasản phẩm ở Việt Nam là những phần khiếm khuyết trong quá trình thiết kế và phát triển thươnghiệu cho doanh nghiệp. Bài viết muốn chuyển tải một số tìm hiểu về thương hiệu và giúp cho người đọc có thêmmột vài phần hiểu biết về thiết kế đồ họa ở thương hiệu Việt Nam.II. Hiểu về thương hiệu Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, có ghi: “Thương hiệu là một danh từ,chỉ dấu hiệu bằng chữ, hình, chữ số, ký hiệu... được nhà sản xuất dùng để đánh dấu nguồn gốc,quyền sở hữu sản phẩm của mình và phân biệt với sản phẩm cùng loại của nhà sản xuất khác;còn gọi là nhãn hiệu thương mại được nhà nước bảo hộ: xây dựng thương hiệu” [15, tr.1558]. Trong phạm vi thiết kế đồ họa, thiết kế gây dựng thương hiệu là tất cả những hình ảnhđược tạo mới, được nhà thiết kế tạo nên nhờ những đặc điểm khác biệt, thậm chí độc đáo, giúpkhách hàng dễ dàng nhận ra, phân biệt với thương hiệu khác cùng lĩnh vực, cùng ngành hàng.Tuy nhiên khi nhìn nhận thương hiệu là một tài sản của doanh nghiệp có thể mua, bán và cấpphép sử dụng, đòi người ta phải hiểu đúng và sát hơn để phát huy và phát triển thế mạnh củathương hiệu. Trong kinh doanh thương mại, mỗi thương hiệu có thể được định giá ở nhiều gócđộ nghiên cứu khác nhau. Như thương hiệu Phở 24 được bán 20 triệu đô la cho công ty Việt TháiQuốc Tế (đơn vị sở hữu thương hiệu Highlands Coffee) cao hơn giá trị định giá thực tế 60%,năm 2011. Tác giả Lê Anh Cường ghi lại theo hiệp hội Marketing Mỹ, họ cho rằng Thương hiệulà “một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng, hình vẽ thiết kế,… hoặc tập hợp các yếu tố trênnhằm xác định và phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một người hoặc một nhóm người bán vớihàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh” [3]. Các chuyên gia kinh tế chỉ ra cho chúng ta biết được “Đóng góp của thương hiệu” ngàynay là tổng lợi ích kinh tế mà một doanh nghiệp nhận được từ thương hiệu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiểu thương hiệu để vận dụng vào đào tạo đại học ngành Thiết kế đồ họa HIỂU THƯƠNG HIỆU ĐỂ VẬN DỤNG VÀO ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA Phạm Phương Linh* Email: linhphamphuong1816@gmail.com Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 03/07/2023 Ngày phản biện đánh giá: 15/01/2024 Ngày bài báo được duyệt đăng: 29/01/2024 DOI: Tóm tắt: Nhiều trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam đang đào tạo cho sinh viên thiết kếnhận diện thương hiệu. Tìm hiểu một số điểm về thương hiệu là một nhiệm vụ cần thiết cho cảngười có vai trò đào tạo cũng như người học. Bài viết nghiên cứu và cung cấp một số thông tintìm hiểu vấn đề lý thuyết và thực tiễn của thương hiệu cũng như những phạm trù liên quan đếnnhận diện thương hiệu. Từ khóa: thương hiệu, thiết kế đồ họa, đào tạo, nhận diện thương hiệu, xây dựng thương hiệu.I. Dẫn nhập Trong thế giới mà Thomas L. Friedman cho là “phẳng”, sản phẩm sản xuất mang thươnghiệu của các cường quốc đang lan tràn ra khắp toàn cầu. Các nhà sản xuất và giới kinh doanhtrong nước tự nỗ lực cho ra đời những sản phẩm có chất lượng tốt, mong muốn những nhànghiên cứu chuyên môn và chuyên gia thiết kế mỹ thuật trong nước tạo ra được những phongcách thiết kế riêng, mới mẻ, hiện đại để hỗ trợ hoạt động kinh doanh tiêu thụ. Để mong muốnnày thành sự thực, phải cần đến những khối óc minh mẫn trong ngành đào tạo. Các cơ sở đào tạotrong nước phải nâng cấp được trình độ hiểu biết của đội ngũ giảng dạy, một cách chuyên sâu,chuyên biệt về thương hiệu, giúp họ đưa vào chương trình đào tạo thiết kế đồ họa, những kiếnthức có khả năng áp dụng vào thực tế. Kiến thức để đào tạo mới ở đại học giờ đây cần có tínhcập nhật thời đại, để người học được hưởng thụ tri thức vừa kinh viện vừa thực tế. Thấy được những thiệt thòi không nhỏ cho doanh nghiệp Việt Nam, khi những sản phẩmquốc nội dù không kém chất lượng nhưng ngay tại thị trường trong nước đã gặp phải nhiều trởngại. Tác giả cho rằng sự thiệt thòi này phần nào xuất phát từ những hiểu biết về thương hiệuchưa thấu đáo, nên đa phần sản phẩm thiết kế xây dựng thương hiệu tạo nên những biện pháptruyền thông kém hiệu quả. Những thiết kế hình ảnh tạo cảm quan thẩm mỹ của sản phẩm tớingười sử dụng chưa hấp dẫn. Phải chăng đó là một vấn đề để các nhà đào tạo cần lưu tâm. Tronglĩnh vực thiết kế đồ họa, ta có thể nhận thấy một thực trạng đáng tiếc là những hình ảnh, bao bìcác ngành hàng nội địa đang có mặt trên các kệ, quầy bày, bán với nhiều thiết kế mỹ thuật còn* Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ươngyếu kém, do nhiều yếu tố tác động. Một phần nguyên nhân có thể là yếu phương pháp, thiếu kiếnthức lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn của nhiều phía liên quan như người làm kinh doanh, ngườicó quyền lựa chọn hình ảnh đại diện cho thương hiệu,… cũng như nhà thiết kế hình ảnh đồ họasản phẩm ở Việt Nam là những phần khiếm khuyết trong quá trình thiết kế và phát triển thươnghiệu cho doanh nghiệp. Bài viết muốn chuyển tải một số tìm hiểu về thương hiệu và giúp cho người đọc có thêmmột vài phần hiểu biết về thiết kế đồ họa ở thương hiệu Việt Nam.II. Hiểu về thương hiệu Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, có ghi: “Thương hiệu là một danh từ,chỉ dấu hiệu bằng chữ, hình, chữ số, ký hiệu... được nhà sản xuất dùng để đánh dấu nguồn gốc,quyền sở hữu sản phẩm của mình và phân biệt với sản phẩm cùng loại của nhà sản xuất khác;còn gọi là nhãn hiệu thương mại được nhà nước bảo hộ: xây dựng thương hiệu” [15, tr.1558]. Trong phạm vi thiết kế đồ họa, thiết kế gây dựng thương hiệu là tất cả những hình ảnhđược tạo mới, được nhà thiết kế tạo nên nhờ những đặc điểm khác biệt, thậm chí độc đáo, giúpkhách hàng dễ dàng nhận ra, phân biệt với thương hiệu khác cùng lĩnh vực, cùng ngành hàng.Tuy nhiên khi nhìn nhận thương hiệu là một tài sản của doanh nghiệp có thể mua, bán và cấpphép sử dụng, đòi người ta phải hiểu đúng và sát hơn để phát huy và phát triển thế mạnh củathương hiệu. Trong kinh doanh thương mại, mỗi thương hiệu có thể được định giá ở nhiều gócđộ nghiên cứu khác nhau. Như thương hiệu Phở 24 được bán 20 triệu đô la cho công ty Việt TháiQuốc Tế (đơn vị sở hữu thương hiệu Highlands Coffee) cao hơn giá trị định giá thực tế 60%,năm 2011. Tác giả Lê Anh Cường ghi lại theo hiệp hội Marketing Mỹ, họ cho rằng Thương hiệulà “một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng, hình vẽ thiết kế,… hoặc tập hợp các yếu tố trênnhằm xác định và phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một người hoặc một nhóm người bán vớihàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh” [3]. Các chuyên gia kinh tế chỉ ra cho chúng ta biết được “Đóng góp của thương hiệu” ngàynay là tổng lợi ích kinh tế mà một doanh nghiệp nhận được từ thương hiệu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiểu thương hiệu Thiết kế đồ họa Nhận diện thương hiệu Xây dựng thương hiệu Giáo dục đại học Thương hiệu doanh nghiệp Nhãn hiệu sản phẩmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề cương chi tiết học phần Thiết kế đồ họa (Graphic Designer)
12 trang 538 2 0 -
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế đồ họa: Cụm thiết kế đồ họa quảng cáo cho shop giày Denah Sneaker
39 trang 275 0 0 -
Câu hỏi ôn tập môn Giao tiếp và quan hệ công chúng
28 trang 273 0 0 -
10 lỗi trong xây dựng thương hiệu
6 trang 269 0 0 -
5 trang 267 2 0
-
Ý tưởng lớn trong kỹ thuật thiết kế đồ họa: Phần 1
92 trang 264 1 0 -
6 trang 238 4 0
-
60 trang 233 1 0
-
10 trang 222 1 0
-
Sau sự sụp đổ: Điều gì thật sự xảy ra đối với các thương hiệu
4 trang 218 0 0