Hình tượng nhân vật kì ảo trong tiểu thuyết Ngày hoàng đạo của Nguyễn Đình Chính
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 474.28 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiểu thuyết Ngày hoàng đạo là tác phẩm khẳng định được tài năng, phong cách và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Đình Chính. Thế giới nhân vật của Nguyễn Đình Chính đa dạng, phong phú, mang đậm màu sắc huyền ảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng nhân vật kì ảo trong tiểu thuyết Ngày hoàng đạo của Nguyễn Đình ChínhHÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT KÌ ẢO TRONG TIỂU THUYẾTNGÀY HOÀNG ĐẠO CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHÍNHNGUYỄN THỊ QUYÊNTrường Đại học Khoa học, Đại học HuếLÊ THỊ HƯỜNGTrường Đại học Sư phạm, Đại học HuếTóm tắt: Tiểu thuyết Ngày hoàng đạo là tác phẩm khẳng định được tàinăng, phong cách và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Đình Chính. Thế giớinhân vật của Nguyễn Đình Chính đa dạng, phong phú, mang đậm màu sắchuyền ảo. Hình tượng nhân vật được xây dựng bởi sự đan cài, xen lẫn giữayếu tố thực và yếu tố huyền ảo trong một tổng thể không - thời gian, kết cấu,biểu tượng đa dạng, phong phú đã làm nên những nét mới lạ, hấp dẫn chomột cuốn tiểu thuyết dài. Thông qua hệ thống nhân vật kỳ ảo, Nguyễn ĐìnhChính bày tỏ những quan niệm về nhân sinh, nhân quả, báo ứng trong cuộcđời, hướng con người trong cõi nhân gian đến với cái Thiện.Từ khoá: tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính, nhân vật huyền ảo, Nguyễn ĐìnhChính, nhân sinh, tính thiện, giải thoát, cảm hứng sáng tạo,….1. MỞ ĐẦUTrong những năm gần đây, nhiều cây bút văn xuôi vẫn nỗ lực tìm kiếm và thể hiện cuộcsống trong văn học bằng yếu tố kỳ ảo. “Bởi thế giới ảo cũng là một phần của sự sống.Sáng tạo ra cái kỳ ảo nhân loại đã sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật. Cho nên nghệthuật kỳ ảo nói chung, văn học kỳ ảo nói riêng là một kiểu sáng tạo, một phương thức tưduy nghệ thuật của người nghệ sĩ. Nó đưa đến một tư duy nghệ thuật mới trong cáchnhìn nhận khám phá cuộc sống và thế giới tâm hồn con người, làm phong phú hơn trongđời sống hiện thực” [6]. Với Nguyễn Đình Chính, yếu tố kỳ ảo đã trở thành một công cụđắc dụng trong quá trình chuyển tải những ý tưởng, những dụng ý nghệ thuật và thểhiện một cái nhìn đầy thực tế về đời sống con người. So với thành tựu lớn lao và đadạng của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nguyễn Đình Chính sáng tác không nhiềunhưng tác phẩm của ông mang một dáng vẻ độc đáo, mới lạ ở cả nội dung phản ánh vàcác thủ pháp nghệ thuật. Ngày hoàng đạo là bộ tiểu thuyết đậm đặc yếu tố kì ảo của nhàvăn, với một thế giới nhân vật đa dạng, đan xen giữa hai mặt hư và thực.2. SỰ SONG HÀNH HAI TUYẾN NHÂN VẬT THỰC - ẢONhân vật luôn là trung tâm của tác phẩm, là tấm gương phản chiếu tư tưởng và năng lựcnghệ thuật của nhà văn. Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, của Lại Nguyên Ân địnhnghĩa: “Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng táccủa một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc phong cách”. Từ điển thuật ngữvăn học (của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) [1] cho rằng: “Nhân vật vănhọc được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại. Đó làTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 04(40)/2016: tr. 14-21HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGÀY HOÀNG ĐẠO...15mâu thuẫn nội tại của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữatuyến nhân vật này với tuyến nhân vật kia, cho nên nhân vật luôn gắn với cốt truyện”.Ngày hoàng đạo của Nguyễn Đình Chính mang đậm sắc thái kỳ ảo nên thế giới nhânvật của ông cũng có những dấu ấn khác thường, kỳ lạ đến kinh dị. Nhân vật thường lànhững con người có thực nhưng hoàn toàn được biến dạng, chắp nối và được đặt thảvào một không gian huyễn hoặc đến phi lý. Cũng từ đó mà thế giới nhân vật kỳ ảo lạicàng được mở rộng mênh mang hơn trong trí tưởng tượng của nhà văn. Với dụng ý sángtạo có sự song hành của hai tuyến nhân vật thực và ảo, Ngày hoàng đạo được cấu trúcbởi hai tuyến cốt truyện: Cốt truyện về chuyến đi tâm linh của bác sĩ Cần (gặp gỡ cáclinh hồn) và cốt truyện về chuyến đi đến trại phong của bác sĩ Cần cùng những conngười thực (bác sĩ Chiểu, cô gái Kim Thoa - công việc và câu chuyện tình yêu của họ).Hai thế giới thực và ảo được thể hiện song trùng trong cùng một hệ thống văn bản nhiềuchương khiến tác phẩm vừa có một dung lượng đồ sộ, vừa có những tầng lớp ý nghĩahuyền ảo đầy ám dụ. Tất cả những chuyến đi, những cuộc gặp gỡ của bác sĩ Cần trongsuốt cuốn tiểu thuyết dài đều xoay quanh hai thế giới thực - ảo như thế. Trong chuyến đitâm linh của bác sĩ Cần người đọc có thể thấy sự tồn tại của một giới thực với nhữngcon người thực nhưng lại mơ hồ với những bóng ma, linh hồn, luồng khói. Chúng đancài, hoà trộn và dung chứa trong nhau đến cuối tác phẩm tạo nên một hiệu ứng nghệthuật độc đáo.Ứng với hai tuyến cốt truyện là sự song hành hai tuyến nhân vật thực ảo xoay quanhnhân vật trung tâm là bác sĩ Cần. Ông là người đã nối kết hai tuyến nhân vật thực ảo vớinhau một cách rất tự nhiên. Hai tuyến nhân vật tồn tại trong cùng một không, thời giankỳ ảo. Nhân vật thực là những con người như bác sĩ Cần, Cô Kim Thoa, Bác sĩ Chiểu,Cha Tạc, Y sĩ Sự, Thương Ơi, Hà, Phơn,… những con người có hình hài, tính cách,sống trong cuộc đời thực với tất cả những nỗi lo đời sống. Còn tuyến nhân vật ảo có thểnhắc đến những hồn ma, luồng khói màu da cam đặc xoắn, cuộn réo…Trong Ngày hoàng đạo, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng nhân vật kì ảo trong tiểu thuyết Ngày hoàng đạo của Nguyễn Đình ChínhHÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT KÌ ẢO TRONG TIỂU THUYẾTNGÀY HOÀNG ĐẠO CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHÍNHNGUYỄN THỊ QUYÊNTrường Đại học Khoa học, Đại học HuếLÊ THỊ HƯỜNGTrường Đại học Sư phạm, Đại học HuếTóm tắt: Tiểu thuyết Ngày hoàng đạo là tác phẩm khẳng định được tàinăng, phong cách và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Đình Chính. Thế giớinhân vật của Nguyễn Đình Chính đa dạng, phong phú, mang đậm màu sắchuyền ảo. Hình tượng nhân vật được xây dựng bởi sự đan cài, xen lẫn giữayếu tố thực và yếu tố huyền ảo trong một tổng thể không - thời gian, kết cấu,biểu tượng đa dạng, phong phú đã làm nên những nét mới lạ, hấp dẫn chomột cuốn tiểu thuyết dài. Thông qua hệ thống nhân vật kỳ ảo, Nguyễn ĐìnhChính bày tỏ những quan niệm về nhân sinh, nhân quả, báo ứng trong cuộcđời, hướng con người trong cõi nhân gian đến với cái Thiện.Từ khoá: tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính, nhân vật huyền ảo, Nguyễn ĐìnhChính, nhân sinh, tính thiện, giải thoát, cảm hứng sáng tạo,….1. MỞ ĐẦUTrong những năm gần đây, nhiều cây bút văn xuôi vẫn nỗ lực tìm kiếm và thể hiện cuộcsống trong văn học bằng yếu tố kỳ ảo. “Bởi thế giới ảo cũng là một phần của sự sống.Sáng tạo ra cái kỳ ảo nhân loại đã sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật. Cho nên nghệthuật kỳ ảo nói chung, văn học kỳ ảo nói riêng là một kiểu sáng tạo, một phương thức tưduy nghệ thuật của người nghệ sĩ. Nó đưa đến một tư duy nghệ thuật mới trong cáchnhìn nhận khám phá cuộc sống và thế giới tâm hồn con người, làm phong phú hơn trongđời sống hiện thực” [6]. Với Nguyễn Đình Chính, yếu tố kỳ ảo đã trở thành một công cụđắc dụng trong quá trình chuyển tải những ý tưởng, những dụng ý nghệ thuật và thểhiện một cái nhìn đầy thực tế về đời sống con người. So với thành tựu lớn lao và đadạng của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nguyễn Đình Chính sáng tác không nhiềunhưng tác phẩm của ông mang một dáng vẻ độc đáo, mới lạ ở cả nội dung phản ánh vàcác thủ pháp nghệ thuật. Ngày hoàng đạo là bộ tiểu thuyết đậm đặc yếu tố kì ảo của nhàvăn, với một thế giới nhân vật đa dạng, đan xen giữa hai mặt hư và thực.2. SỰ SONG HÀNH HAI TUYẾN NHÂN VẬT THỰC - ẢONhân vật luôn là trung tâm của tác phẩm, là tấm gương phản chiếu tư tưởng và năng lựcnghệ thuật của nhà văn. Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, của Lại Nguyên Ân địnhnghĩa: “Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng táccủa một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc phong cách”. Từ điển thuật ngữvăn học (của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) [1] cho rằng: “Nhân vật vănhọc được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại. Đó làTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 04(40)/2016: tr. 14-21HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGÀY HOÀNG ĐẠO...15mâu thuẫn nội tại của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữatuyến nhân vật này với tuyến nhân vật kia, cho nên nhân vật luôn gắn với cốt truyện”.Ngày hoàng đạo của Nguyễn Đình Chính mang đậm sắc thái kỳ ảo nên thế giới nhânvật của ông cũng có những dấu ấn khác thường, kỳ lạ đến kinh dị. Nhân vật thường lànhững con người có thực nhưng hoàn toàn được biến dạng, chắp nối và được đặt thảvào một không gian huyễn hoặc đến phi lý. Cũng từ đó mà thế giới nhân vật kỳ ảo lạicàng được mở rộng mênh mang hơn trong trí tưởng tượng của nhà văn. Với dụng ý sángtạo có sự song hành của hai tuyến nhân vật thực và ảo, Ngày hoàng đạo được cấu trúcbởi hai tuyến cốt truyện: Cốt truyện về chuyến đi tâm linh của bác sĩ Cần (gặp gỡ cáclinh hồn) và cốt truyện về chuyến đi đến trại phong của bác sĩ Cần cùng những conngười thực (bác sĩ Chiểu, cô gái Kim Thoa - công việc và câu chuyện tình yêu của họ).Hai thế giới thực và ảo được thể hiện song trùng trong cùng một hệ thống văn bản nhiềuchương khiến tác phẩm vừa có một dung lượng đồ sộ, vừa có những tầng lớp ý nghĩahuyền ảo đầy ám dụ. Tất cả những chuyến đi, những cuộc gặp gỡ của bác sĩ Cần trongsuốt cuốn tiểu thuyết dài đều xoay quanh hai thế giới thực - ảo như thế. Trong chuyến đitâm linh của bác sĩ Cần người đọc có thể thấy sự tồn tại của một giới thực với nhữngcon người thực nhưng lại mơ hồ với những bóng ma, linh hồn, luồng khói. Chúng đancài, hoà trộn và dung chứa trong nhau đến cuối tác phẩm tạo nên một hiệu ứng nghệthuật độc đáo.Ứng với hai tuyến cốt truyện là sự song hành hai tuyến nhân vật thực ảo xoay quanhnhân vật trung tâm là bác sĩ Cần. Ông là người đã nối kết hai tuyến nhân vật thực ảo vớinhau một cách rất tự nhiên. Hai tuyến nhân vật tồn tại trong cùng một không, thời giankỳ ảo. Nhân vật thực là những con người như bác sĩ Cần, Cô Kim Thoa, Bác sĩ Chiểu,Cha Tạc, Y sĩ Sự, Thương Ơi, Hà, Phơn,… những con người có hình hài, tính cách,sống trong cuộc đời thực với tất cả những nỗi lo đời sống. Còn tuyến nhân vật ảo có thểnhắc đến những hồn ma, luồng khói màu da cam đặc xoắn, cuộn réo…Trong Ngày hoàng đạo, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hình tượng nhân vật kì ảo Nhân vật kì ảo Tiểu thuyết Ngày hoàng đạo Ngày hoàng đạo Nguyễn Đình ChínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
26 trang 74 0 0
-
Bài giảng Tập đọc: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít - Tiếng việt 5 - GV.N.T.Hồng
7 trang 10 0 0 -
119 trang 7 0 0
-
Nhân vật kì ảo trong tác phẩm 'Con nhân mã ở trong vườn' của Moacyr Scliar
6 trang 7 0 0 -
Dấu ấn cổ tích dân gian trong truyện thiếu nhi Việt Nam - nhìn từ nhân vật kì ảo
11 trang 7 0 0 -
Bài Tập đọc: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít - Giáo án Tiếng việt 5 - GV.Mai Huỳnh
6 trang 7 0 0 -
26 trang 7 0 0
-
Slide bài Tập đọc: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít - Tiếng việt 5 - GV.Mai Huỳnh
11 trang 6 0 0 -
Giáo án bài Tập đọc: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít - Tiếng việt 5 - GV.Lê T.Hoà
3 trang 6 0 0 -
Trung Hoa Trạch - Tổng tập văn hóa thần bí cát thần bí: Phần 2
222 trang 0 0 0