Danh mục

Hoa -'Chút dư vang thân thiết' trong văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 296.98 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, mỗi trang viết của ông là một sự khởi nguyên rất chân thật. Bằng cặp mắt tinh tế, sắc sảo, bằng tâm hồn nhạy cảm, ông đã nói về cuộc sống với một cái nhìn “gần gũi hóa” vạn vật. Biến mọi vật từ xa lạ thành quen, từ quen thành thân thuộc. Đọc văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đọc có thể sẽ ngạc nhiên trước những hình ảnh hàng ngày tưởng chừng như bé nhỏ, giản đơn, qua cây bút của ông, nó trở thành những biểu tượng mang những tầm ý nghĩa lớn lao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoa -“Chút dư vang thân thiết” trong văn Hoàng Phủ Ngọc Tường HOA - “CHÚT DƯ VANG THÂN THIẾT” TRONG VĂN HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH Khoa Ngữ văn “Mai kia rồi cũng xa người Tôi về ngồi dưới khung trời cỏ hoa”1. ĐẶT VẤN ĐỀVới Hoàng Phủ Ngọc Tường, mỗi trang viết của ông là một sự khởi nguyên rất chânthật. Bằng cặp mắt tinh tế, sắc sảo, bằng tâm hồn nhạy cảm, ông đã nói về cuộc sống vớimột cái nhìn “gần gũi hóa” vạn vật. Biến mọi vật từ xa lạ thành quen, từ quen thànhthân thuộc. Đọc văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đọc có thể sẽ ngạc nhiên trướcnhững hình ảnh hàng ngày tưởng chừng như bé nhỏ, giản đơn, qua cây bút của ông, nótrở thành những biểu tượng mang những tầm ý nghĩa lớn lao. Hoa là một biểu tượng trởđi trở lại trong các sáng tác của ông như một ám ảnh…2. THẾ GIỚI HOA – THẾ GIỚI CỦA CÁI ĐẸPKhông phải đến Hoàng Phủ Ngọc Tường hoa mới được quy về phạm trù cái đẹp, thếgiới hoa, tự nó đã mang một vẻ đẹp không thể phủ nhận. Nhưng phải đến Hoàng PhủNgọc Tường, cái đẹp đó mới được nhìn nhận, thể hiện một cách chi tiết hơn, nghệ thuậthơn, nhờ đó, có sức cảm hóa, lay động sâu sắc hơn đến những trái tim ngày nay với quánhiều chai sạn. Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, mỗi loài hoa đều là hiện thân của một tínhcách riêng, một tâm hồn riêng. Dù là hoa hồng quyến rũ, hoa sen cao khiết hay hoa dạiven đường… mỗi loài hoa đều được nhà văn xếp ngang nhau và ban cho nó những tìnhcảm không hề thiên lệch. Hoàng Phủ Ngọc Tường là vậy, luôn dành cho hoa cỏ một tấmlòng yêu mến đặc biệt. Trong những tháng ngày “chế ngự cát” ở Hải Lăng, khoảng thờigian mà con người phải chạy đua với thời tiết, nhưng ông vẫn không bỏ mặc hay thờ ởvới cỏ hoa: “Sau những ngày mưa nắng quá dài, những trận mưa rào đến muộn trongmùa thu hình như đã đem lại một sự kích thích làm hưng phấn cây cỏ. Cả vùng cátmênh mông ven biển dậy lên trong sắc đẹp của hoa đồng nội. Dải rú dài chạy qua cáclàng Hải Quế phủ kín trong màu trắng hoa bướm bạc. Xương rồng nở hoa trắng muốt,hàng chục đóa xòe ra xung quanh mỗi thân cây thẳng đứng chênh vênh, trông nhưnhững giá nến đang thắp sáng trên đồi. Dọc theo những dòng suối nhỏ trong vắt, hoamua ở đây nở thật xinh, nở những cánh mỏng manh màu hồng tươi, giống như hoa tầmxuân. Hoa dại nhiều quá, có hoa tai, cỏ ca, tràm, chổi, mộc… đua nhau nở cùng mộtlúc, làm cho cánh đồng cát bỗng nhiên tươi mát, và đẹp như thảo nguyên mùa xuân” [2,tr. 85].Niềm đam mê cái đẹp, hướng về cái đẹp, bằng cách này hay cách khác đều đưa nhà vănđến với thiên nhiên một cách rất tự nhiên. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, thì hoa luônlà thế giới được Hoàng Phủ Ngọc Tường chiêm bái, ngưỡng vọng.Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 12/2013, tr: 122-128HOA – “CHÚT DƯ VANG THÂN THIẾT”... 123 Là người đi nhiều, am tường nhiều lĩnh vực, những hiểu biết của ông về thế giới củaloài hoa có thể xem là một cuốn từ điển cầm tay. Đến với mỗi vùng miền, dường nhưđiều mà tác giả quan tâm đầu tiên chính là loài hoa đặc trưng ở đó. Với ông, hoa cỏcũng chính là ấn tượng đầu tiên làm nên cái hồn của vùng quê, và hơn thế, đôi khi nócòn là hình ảnh biểu trưng cho cả một dân tộc: “Khi tôi đến, mùa hoa đào nỗi tiếng củaMẫu Sơn đã qua, nhưng Mẫu Sơn đã đền bù cho tôi một mùa hoa lê trắng cả núi non.Tôi không thể nào ngờ rằng trên cái tọa độ lửa này, đất lại vẫn nở được một mùa hoa lêtrắng đến như vậy. Như thể là từ nội tâm của nó, đất đã mang sẵn một sự hài hòa vĩnhcửu mà không một thứ địa chấn nào phá vỡ nổi. Từ đỉnh núi biên giới chót vót kia, tôiđã lặng lẽ chiêm ngưỡng khuôn mặt uy nghi của Tổ quốc đột ngột hiện ra trong màutrắng hoành tráng ấy: cái màu trắng vừa dịu dàng, vừa nghiêm nghị mà tôi chỉ có thểso sánh với sắc tuyết của mùa đông năm 1812 trong tâm hồn người lính Nga trên trậnđịa Bô-rô-đi-nô” [2, tr. 296].Nếu như từ trước đến nay, trong tâm thức người Việt, hễ nói đến quốc hoa của dân tộcngười ta thường nghĩ đến hình ảnh hoa sen tinh khiết, thanh cao, thì với Hoàng PhủNgọc Tường, màu trắng của hoa lê lại là biểu trưng cho “khuôn mặt của Tổ quốc”. Bởivới tác giả, vẻ đẹp, linh hồn của đóa hoa không chỉ nằm ở màu sắc mà còn ở hươngthơm, hình dáng và cả ở cách thức cây “kiếm sống” cũng như việc lựa chọn cách tàn nởcủa mỗi loài. Đọc Sử thi buồn, chúng ta sẽ bắt gặp bài học về bản lĩnh sống của loài câybé nhỏ: “Nơi bãi sông đó, lần đầu tiên tôi thấy một loài hoa lạ: trên mặt đá khô, với vàiba nhánh lá lơ thơ dáng lá rong, trên đầu mỗi cây nở một bông hoa giống như hoatigôn, và tất cả hoa đỏ một màu máu tươi. Không phải chỉ dăm bảy cây hiếm hoi và dễđến hàng vạn câ ...

Tài liệu được xem nhiều: