Danh mục

Hoài Thanh – nhà lí luận văn học đầu tiên khẳng định bản chất thẩm mĩ của văn học_2

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.24 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Do ảnh hưởng của Thi nhân Việt Nam quá lớn, người ta thường chỉ nói đến nhà phê bình văn học lỗi lạc Hoài Thanh mà quên rằng ông còn là nhà lí luận văn học xuất sắc bậc nhất của thế kỉ XX.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoài Thanh – nhà lí luận văn học đầu tiên khẳng định bản chất thẩm mĩ của văn học_2Hoài Thanh – nhà lí luận vănhọc đầu tiên khẳng định bản chất thẩm mĩ của văn học Do ảnh hưởng của Thi nhân Việt Nam quá lớn, người ta thường chỉ nói đến nhàphê bình văn học lỗi lạc Hoài Thanh mà quên rằng ông còn là nhà lí luận văn học xuất sắcbậc nhất của thế kỉ XX. Hoạt động lí luận của Hoài Thanh chủ yếu diễn ra trong khoảng bốn, năm năm từ1935 đến1939, thời gian tuy không nhiều nhưng đã để lại một ấn tượng và thành tựu đángnhớ của thế kỉ. Ông không chỉ là người khởi xướng và tham gia vào cuộc tranh luận nghệthuật có tầm vóc to lớn nhất trong thế kỉ, mà còn là đề xướng nhiều tư tưởng văn học tiếnbộ để lại những trang văn sâu sắc và tinh tế có tính chất cổ điển. Là một nhà văn, cuộc đời của Hoài Thanh gắn bó sâu sắc với tiến trình văn học ViệtNam trong quá trình hiện đại hoá đầu thế kỉ XX, là nhân vật xuyên qua hai giai đoạn vănhọc hiện đại Việt Nam và ở giai đoạn nào ông cũng có những đóng góp quan trọng cho sựnghiệp văn học của đất nước. Trong bài phát biểu ngắn này tôi chỉ xin nói một điều, đó là:Hoài Thanh là người đầu tiên khẳng định bản chất thẩm mĩ của văn học, một yêu cầu hàngđầu của tính hiện đại. Trước khi trở thành nhà phê bình văn học nổi tiếng với Thi nhân Việt Nam (1941),Hoài Thanh đã xuất hiện trên văn đàn như một nhà lí luận văn học, một người viết tiểu luậnvề nghệ thuật. Những tiểu luận lí luận văn học được ông viết đều đặn từ năm 1935 (12 bài),năm 1936 (cuốn Văn chương và hành động, 8 bài báo). Từ năm 1939 ông chuyển dần sangviết phê bình văn học. Nhưng đáng tiếc là cho đến nay nhắc đến Hoài Thanh trước 1945,ngoài nhà phê bình lỗi lạc, tinh tế, hầu như ít người nghĩ rằng ông là nhà lí luận văn học, bởihọ vẫn còn ám ảnh định kiến xem ông chỉ là người chủ trương một lí thuyết sai lầm làthuyết “nghệ thuật vị nghệ thuật”, một đối tượng đáng phê phán của nhà văn cách mạng HảiTriều! Cách nhìn nhận có tính chất áp đặt như thế đã xảy ra từ lâu và mặc dù Hoài Thanh đãphản đối, nhưng vì một lối phê bình dựa theo công thức hơn là xuất phát từ tình hình thựctế, người ta vẫn cứ quy ông vào phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” trong cuộc đối đầu mangnội hàm ý thức hệ. Ngày nay nhìn lại, ta cần từ bỏ lối phê bình xuất phát từ các công thứccó sẵn, mà xuất phát từ từng trường hợp cụ thể, phân tích thấu đáo, nhìn nhận cho đúngmức thực chất tư tưởng của từng người, trong đó có Hoài Thanh trước Cách mạng thángTám. Trên thực tế Hoài Thanh không phải là người chủ trương nghệ thuật vị nghệ thuật, màchỉ là người đi tìm đặc trưng của nghệ thuật, phân biệt nó với các loại hoạt động xã hội khácmà thôi. Và ở đây vai trò đóng góp của Hoài Thanh về lí luận lớn hơn nhiều so với người tatưởng. Giữa lúc nhiều nhà văn có xu hướng bảo thủ như Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Học haynhà văn cách mạng như Phan Bội Châu đều chỉ nhấn mạnh tới chức năng giáo hoá, họcthuật của văn chương, mà thực chất là chưa phân biệt được đặc trưng văn học so với cácsáng tác học thuật và giáo huấn, thì Hoài Thanh lại quan tâm xây dựng lí luận về đặc trưngcủa nghệ thuật, một vấn đề rất mới mẻ ở xứ ta. Trong bài báo Hai cái quan niệm vềvăn chương (2.1935) và một số bài khác Thiếu Sơn cũng đã sớm đề cập tới đặc trưng củavăn nghệ, quan niệm của ông là quan niệm hiện đại, chống lại quan niệm văn dĩ tải đạo vàthực dụng cũ kĩ, nhưng còn thiếu hệ thống và về sau lại chuyển sang bàn về đặc trưng củathể loại tiểu thuyết. Hoài Thanh trái lại, không trích dẫn, nhưng ông đưa ra một quan niệmvăn chương đã được suy nghĩ có hệ thống. Ông bắt đầu từ mối quan hệ thẩm mĩ giữa vănhọc và đời sống để lí giải văn học. Theo ông cuộc mưu sinh theo đuổi những lợi ích vậtchất, như tấm màn đen che mất tri giác con người với Thâm chân mà ông hình dung như làthế giới của cái thật và cái đẹp, vì thế, nhiệm vụ tối cao của nghệ thuật là “tìm những cáihay, cái đẹp, cái lạ trong cảnh trí thiên nhiên và trong tâm linh người ta, rồi mượn câu văn,tấm đá, bức tranh, làm cho người ta cùng nghe, cùng thấy, cùng cảm”. Nghệ thuật khôngchỉ đi tìm mà còn sáng tạo: “tạo ra sự sống, tạo ra những thế giới khác, những người, nhữngvật khác”. Sáng tạo một thế giới sống khác không có trong đời thực mới là thiên chức củanghệ sĩ. Mà muốn thế nhà văn trước hết phải có tài. “Vì nếu không sẵn sàng có tài, có tínhdo thiên nhiên phú bẩm thì không sao tìm được những lời có âm hưởng trong lòng ngườita”. Ông tỏ ý “muốn cho cái tài một địa vị danh dự” và cực lực chống lại sự “khinhthường”, “kiềm chế và vùi dập cái điều đáng quý nhất ở đời là cái tài”. Đã thừa nhận tàinăng thì phải thừa nhận vai trò của cá nhân và cá tính của nhà văn. Giống như Montaigne,ông nói: “Cây trên rừng muôn ngàn lá không có hai lá giống nhau. Trong rừng người cũngvậy, chưa từng thấy hai người hình dung giống hệt như nhau”. “Nhà văn không có phépthần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong mắt nhà văn phải có mộthình sắc riêng”. Phải có cái hình sắc riêng thì mới có nghệ thuật phong phú. Hoài Thanh đãkhẳng định một cách mạnh mẽ: “Một dân tộc khinh miệt cá nhân, không biết đến cá nhân,không thể có được một nền văn chương phong phú là sự tất nhiên vậy”. Mà muốn cho cácyếu tố ấy được phát huy thì phải đề cao tự do và thành thực. Hoài Thanh đã nói một cáchdứt khoát: “Tự do và thành thực, hai điều kiện cốt yếu để dựng nên một nền văn chươngphong phú”. Đúng như vậy, có tự do mới có thành thực, mà có thành thực thì mới phát hiệnđược điều gì khả dĩ thực sự mới mẻ. Vì vậy ông nói: “Hai chữ thành thực, ta sẽ cho nó mộtđịa vị danh dự trong quan niệm văn chương”. Văn chương mà không thành thực thì khôngcòn gì để nói cả. Ông quan niệm: “Nếu bây giờ ta muốn cho văn chương ta ngày một thêmphong phú, cần nhất phải để cho nhà văn đuợc tự do”. “Chúng tôi muốn dư luận hết sứcrộng rãi với nhà văn… Rộng rãi nghĩa là không bắt buộc nhà văn phải bó mình trong mộtđạo đức, một tôn giáo hay một đảng phái”. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: