Danh mục

Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 163.67 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khuôn khổ pháp lý và sự cần thiết về việc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư Một trong những nguyên tắc hành nghề luật sư được quy định trong khoản 5 điều 5 Luật Luật sư năm 2006 là luật sư phải “chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư Khuôn khổ pháp lý và sự cần thiết về việc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư Một trong những nguyên tắc hành nghề luật sư được quy định trong khoản 5 điều 5 Luật Luật sư năm 2006 là luật sư phải “chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư”. I/- Khuôn khổ pháp lý và sự cần thiết về việc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư Một trong những nguyên tắc hành nghề luật sư được quy định trong khoản 5 điều 5 Luật Luật sư năm 2006 là luật sư phải “chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư”. Các thành viên của tổ chức hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm liên đới bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư. Khoản 5 và 6 điều 40 Luật Luật sư quy định, một trong những nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư là phải bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác và phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật. Liên quan việc hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam, điều 38 và 39 Nghị định số 87/2003/NĐ-CP ngày 22-7-2003 của Chính phủ quy định tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất do lỗi của luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng và có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của mình hành nghề tại Việt Nam. Nhìn từ khía cạnh kinh doanh bảo hiểm, đó là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Sự kiện bảo hiểm được hiểu là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm. Việt Nam đã ban hành Luật kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực từ 1-4-2001, nhưng chưa có các quy định pháp lý điều chỉnh đối với loại hình nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư.Trong thực tiễn hành nghề luật sư, đã có nhiều trường hợp khách hàng khiếu nại về những thiệt hại nảy sinh từ việc tư vấn pháp luật không đúng của luật sư, về việc luật sư làm mất tài liệu, chứng từ có giá trị… Vì thế, nhu cầu về việc luật sư có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không chỉ xuất phát từ sự đảm bảo việc bồi thường cho khách hàng khi luật sư tư vấn sai, sai phạm trách nhiệm nghề nghiệp do bất cẩn hoặc khinh suất phạm phải, mà còn nâng cao uy tín xã hội của chính luật sư và tổ chức hành nghề luật sư, tạo được sự tin cậy nơi khách hàng đến nhờ tư vấn. Khi đề cập đến hoạt động luật sư như một nghề cao quý và tự do, mang tính dịch vụ có thu, điều đó tự bản thân nó đã chứa đựng những trách nhiệm xã hội và sự rủi ro rất lớn. Thực hiện chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư là một biện pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa và hạn chế bớt những rủi ro trong hành nghề luật sư và lành mạnh hoá sự cạnh tranh trong thị trường dịch vụ pháp lý. Xuất phát từ bản chất của hoạt động luật sư mang tính độc lập, nên một luật sư sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với các quyết định độc lập của mình, cũng như phải bảo mật thông tin, giữ gìn tài sản và tài liệu, hồ sơ của khách hàng hoặc người thứ ba liên quan mà luật sư có trách nhiệm cầm giữ. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư là một loại hình của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Có thể khẳng định, xây dựng và hoàn thiện chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư là một trong những tiêu chí đánh giá nghề luật sư ở nước ta đã phát triển đến mức độ nào. Trong điều kiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, Công ty Bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh) đã đi tiên phong trong việc xây dựng mẫu “Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư”, trên cơ sở có tham khảo ý kiến của một số chuyên gia pháp lý, một số tổ chức hành nghề luật sư và thực tiễn của một số nước. Cùng với việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho chế độ bảo hiểm trách nhiệm luật sư, cần nhận diện bản chất một số khía cạnh liên quan như sau: 1.1.- Về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư là thoả thuận giữa luật sư và một Công ty bảo hiểm hoạt động phù hợp với Luật doanh nghiệp và Luật kinh doanh bảo hiểm, trong đó xác định, khi phát sinh sự kiện bảo hiểm, người được bảo hiểm khiếu nại và được Công ty bảo hiểm đền bù với hạn mức bồi thường hai bên đã thoả thuận, hạn mức bồi thường, những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Thỏa thuận này bao gồm các điều khoản, hạn mức trách nhiệm, các điểm loại trừ và các điều kiện khác được quy định trong Đơn bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo hiểm và trên cơ sở người được bảo hiểm đã nộp đủ tiền bảo hiểm. Vấn đề cần nhấn mạnh là Công ty bảo hiểm chỉ có thể bồi thường cho người được bảo hiểm các trách nhiệm pháp lý phát sinh do “vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư”, dù đó là nghĩa vụ theo hợp đồng hay phát sinh bởi bất kỳ hành động bất cẩn, sai lầm hoặc thiếu sót nào do người được bảo hiểm, các nhân viên trực thuộc quyền quản lý của người được bảo hiểm, các chi nhánh trực thuộc… Theo mô tả của bản Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư do Công ty Bảo Minh ấn hành, người bảo hiểm chấp nhận bồi thường cho người được bảo hiểm, nhưng không vượt quá hạn mức trách nhiệm quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm: (1) Trong giới hạn trách nhiệm bồi thường quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm đối với các khoản tiền mà người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải thanh toán phát sinh từ bất kỳ yêu cầu bồi thường nào được đưa ra lần đầu tiên bằng văn ...

Tài liệu được xem nhiều: