Danh mục

Hoàng Đế Cuối Cùng - Tác giả: Nguyễn Vạn Lý Phần 2

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 225.81 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuối cùng Từ Hi cũng học được một bài học mà các vị vua đầu tiên nhà Mãn Thanh đã biết cách đó gần ba thế kỷ, khi họ bắt đầu chiếm được Trung Hoa. Nhưng Từ Hi Thái Hậu nhận được bài học này quá trễ, vì đế quốc Trung Hoa đang suy tàn rồi và không hy vọng cứu vãn lại được nữa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàng Đế Cuối Cùng - Tác giả: Nguyễn Vạn Lý Phần 2lịch sử. Cuối cùng Từ Hi cũng học được một bài học màcác vị vua đầu tiên nhà Mãn Thanh đã biết cách đó gần bathế kỷ, khi họ bắt đầu chiếm được Trung Hoa. Nhưng Từ HiThái Hậu nhận được bài học này quá trễ, vì đế quốc TrungHoa đang suy tàn rồi và không hy vọng cứu vãn lại đượcnữa. Tuy thế bản chất say mê quyền hành chính trị của TừHi khiến bà ngay lúc gần đất xa trời cũng vẫn còn thèmmuốn quyền lực. Từ Hi thì thào căn dặn Thuần ThânVương: “Trong tương lai, tất cả những vấn đề trọng đạinào cần phải có sự chỉ dẫn của Thái Hậu thì Thân VươngNhiếp Chính phải thân đến trước Thái Hậu để thỉnh ý trướckhi giải quyết.” Nhưng ngay sau đó Từ Hi nhắm mắt lìa đời, để lạimột nước Trung Hoa hỗn loạn với một Nhiếp Chính ThuầnThân Vương yếu kém. Cùng với cái chết của Từ Hi, triềuđại Mãn Thanh cũng sắp đi vào chỗ cáo chung. Một nhà ngoại giao Ý tham dự tang lễ của Từ Hi đãtả lại như sau:”Tang lễ của Từ Hi là một quang cảnh lộnglẫy và huy hoàng. Những người vác cờ mặc áo choàngmàu đỏ, các vị sư Tây Tạng mặc áo choàng màu vàng.Người Trung Hoa dùng màu sắc của hoàng hôn cho tanglễ.” Lăng tẩm của Từ Hi quả thực là một kho tàng chứađựng những nữ trang và phẩm vật cực kỳ trân quý. Thânxác của bà được quấn tới chín lần bằng một chuổi nhữnghạt ngọc; tấm áo choàng của bà được thêu chỉ bằng vàngvà dồi những viên ngọc quý; rồi còn những tượng Phậtkhắc vào ngọc, kim cương, đá quý, ngọc ngà châu báuchất đầy trong quan tài của Thái Hậu. Ngôi mộ của Từ Hicũng là một kho tàng chứa đựng những đồ sứ, đồ đồng rấtquý hiếm, và những đồ trang sức bằng bạc và những thỏivàng. Tấm khăn phủ người bà là một bông hoa mẫu đơnlàm bằng ngọc, và trên cánh tay bà là những chiếc vònglàm theo hình thể một bông hoa cúc lớn và sáu cánh hoamai nhỏ làm bằng những viên kim cương. Hai bàn tay bàđeo đầy nữ trang làm bằng ngọc bích. Hai chân bà đi đôigiầy làm bằng ngọc. Từ Hi Thái Hậu quả thực đã đượcquốc táng xứng đáng cho một người đã cai trị một phần tưnhân loại. Tuy nhiên những quý vật chôn theo Từ Hi đãkhiến nhiều người có quyền lực sau này nổi máu tham, vàvì thế lăng mộ bà đã bị đào lên, và các quý vật đã bị lấy đi. Tại sao Từ Hi đặt một đứa trẻ mới có ba tuổi lên ngôiHoàng Đế? Trong tập hồi ký xuất bản năm 1964 tại BắcKinh, Phổ Nghi đã viết: “Lý do Thái Hậu chọn tôi làm HoàngĐế và thân phụ tôi làm Nhiếp Chính là vì bà biết rằng bàsắp chết đến nơi. Với tư cách là Đại Thái Hậu, Từ Hikhông còn cai trị thay mặt cho một Hoàng Đế nữa, nhưngvới một Nhiếp Chính hiền lành như thân phụ tôi và mộtHoàng Đế còn ít tuổi thì Từ Hi vẫn có thể nắm quyền hànhtheo ý muốn của bà.” Một lý do nữa là Từ Hi muốn bày tỏ lòng biết ơn vớiVinh Lộc, người tình yêu dấu của bà, khi bà chọn cháungoại của Vinh Lộc lên ngôi báu. Từ Hi không những yêuVinh Lộc mà còn chịu ơn nặng của Vinh Lộc nữa. Nếukhông có Vinh Lộc thì bà đã bị loại ra khỏi chính trường, vàcó thể bị Túc Thuận và các thân vương trong Hội đồngNhiếp chính giết chết từ nửa thế kỷ trước rồi. Bà cũng chủtâm giữ ngai vàng Mãn Thanh cho gia tộc của bà và gia tộcVinh Lộc. Ngoài ra Từ Hi cũng có thể nghĩ rằng khi chọnPhổ Nghi làm Hoàng Đế và Thuần Thân Vương làm NhiếpChính, bà cũng đã giải toả một món nợ máu với vua QuangTự, vì Thuần Thân Vương là em ruột của vua Quang Tự,một người đã bị đầu độc chết, theo lệnh của bà. Dù nguyên nhân nào khiến Từ Hi chọn Phổ Nghi thìhiển nhiên bà đã chọn Phổ Nghi ngay trước khi Phổ Nghisinh ra đời. Trong khoảng năm 1905, vợ chồng Thuần ThânVương thường được vào cung thăm Từ Hi, và Từ Hi đã đểtâm chờ đợi một đứa con trai của vợ chồng Thuần ThânVương. Khi Phổ Nghi lên ngôi, người ta vẫn hy vọng rằngtriều đình Mãn Thanh và đế quốc Trung Hoa có hy vọngđứng vững. Cái chết của Từ Hi xảy ra đúng lúc bà vừa phátđộng một chương trình chín năm, nhằm khai thác cuộc cáchmạng kỹ nghệ để phát triển đất nước và đưa Trung Hoavào thế kỷ hai mươi.Chương trình chín năm của Từ Hi Thái Hậu đượcphác họa như sau:- Từ năm 1908 đến năm 1909: Tổ chức hội đồng hàngtỉnh. - Từ năm 1909 đến năm 1910: Mở các trường tiểuhọc. - Từ năm 1910 đến năm 1911: Tổ chức quốc dân đạihội. - Từ năm 1911 đến năm 1912: Thành lập cơ quankiểm soát ngân sách chính phủ. - Từ năm 1912 đến năm 1913: Bầu cử quốc hội. - Từ năm 1913 đến năm 1914: Cải cách luật lệ và sửasoạn ngân sách quốc gia. - Từ năm 1915 đến năm 1916: Bãi bỏ sự phân chiagiữa người Mãn Châu và người Hán Tộc. - Từ năm 1916 đến năm 1917: Gia tăng số người biếtđọc biết viết lên năm phần trăm. Từ Hi Thái Hậu hy vọng rằng sự phát triển dân sinh vàdân quyền sẽ tránh được cách mạng, rất bất lợi cho triềuđình nhà Mãn Thanh. Sự canh tân ít nhất sẽ tăng cườngsức mạnh của Trung Hoa để chống lại sự bao vây củangoại bang. Nếu kế hoạch của Từ Hi được áp dụng thìTrung Hoa đã có thể vượt qua được giai đoạn chuyển tiếpkhó khăn, từ một nền Quân Chủ Chuyên Chế sang một nềnQuân Chủ Lập Hiến, từ những ảo mộng về hào quang củaquá khứ tới cảnh thực tế hiện tại. Dần dà quan niệm chínhquyền là công bộc của dân như Mạnh Tử đã thuyết giảngtừ nhiều thế kỷ trước sẽ được áp dụng, và tránh cho quầnchúng nỗi thống khổ của cảnh loạn lạc triền miên, khi cácphe phái tranh giành quyền lực gây chiến với nhau. Để cứu được triều đình Mãn Thanh và cũng đểhướng dẫn đế quốc Trung Hoa qua giai đoạn chuyển tiếp,Trung Hoa cần có một nhà lãnh đạo tài ba. Trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, sự lựa chọnPhổ Nghi của Từ Hi là một sai lầm sinh tử. Nhiếp ChínhThuần Thân Vương lại là một người không có kinh nghiệmchính trị, hay hoảng sợ và thiếu cương quyết, một ngườitầm thường không tham vọng, phải đứng ra gánh vác quốcgia đại sự. Thuần Thân Vương đã thật sự là một lạc lõnggiữa những biến chuyển của dòng lịch sử, và không có khảnăng ổn định được tình thế. Không những thế, Thuần ThânVương còn bị kẹt giữa hai người đàn bà có quyền lực. Mộtngười ...

Tài liệu được xem nhiều: