Danh mục

Hoàng Đế Cuối Cùng - Tác giả: Nguyễn Vạn Lý Phần 7

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 167.84 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (34 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

quốc gia và lãnh thổ của tân quốc gia sẽ được Nhật Bản bảo vệ. Với tư cách là người lãnh đạo, Phổ Nghi sẽ xử lý mọi việc. Nhưng vẫn còn một vấn đề lớn làm Phổ Nghi rất đỗi lo ngại, và Phổ Nghi hỏi Doihara tân quốc gia Mãn Châu sẽ theo chính thể nào. Doihara trả lời úp mở, “Theo như tôi được biết thì đó là một quốc gia độc lập và tự chủ, và dưới quyền lãnh đạo của Hoàng Thượng.” Phổ Nghi hỏi tới, “Đó không phải là điều tôi muốn hỏi. Tôi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàng Đế Cuối Cùng - Tác giả: Nguyễn Vạn Lý Phần 7quốc gia và lãnh thổ của tân quốc gia sẽ được Nhật Bảnbảo vệ. Với tư cách là người lãnh đạo, Phổ Nghi sẽ xử lýmọi việc. Nhưng vẫn còn một vấn đề lớn làm Phổ Nghi rất đỗilo ngại, và Phổ Nghi hỏi Doihara tân quốc gia Mãn Châu sẽtheo chính thể nào. Doihara trả lời úp mở, “Theo như tôi được biết thì đólà một quốc gia độc lập và tự chủ, và dưới quyền lãnh đạocủa Hoàng Thượng.” Phổ Nghi hỏi tới, “Đó không phải là điều tôi muốn hỏi.Tôi ước muốn biết quốc gia sẽ theo chính thể cộng hòa hayquân chủ? Có phải là một nước theo chế độ quân chủkhông?” “Vấn đề này sẽ được giải quyết sau khi HoàngThượng tới Mukden.” Phổ Nghi nhấn mạnh, “Không. Tôi sẽ chỉ đi Mãn Châunếu đó là một cuộc phục hồi ngai vàng.” Doihara khẽ mỉm cười và trả lời, giọng vẫn ôn tồnnhư cũ, “Dĩ nhiên tân quốc gia sẽ là một nước quân chủ;điều đó rõ ràng lắm rồi.” “Tốt lắm. Nếu là chế độ quân chủ thì tôi sẽ đi.’’ “Trong trường hợp đó, tôi xin Hoàng Thượng khởihành đi Mãn Châu ngay, và phải trước ngày 16. Chúng tasẽ bàn cãi về chi tiết tại Mukden. Yoshida sẽ thu xếp chochuyến đi của Hoàng Thượng.” Sau khi Doihara trở về Mãn Châu rồi, Yoshida bảoPhổ Nghi đừng nói một điều gì cho tổng lãnh sự Nhật biếtvề cuộc gặp gỡ Doihara, và hắn sẽ thu xếp chuyến đi củaPhổ Nghi tới tận Đại Liên. Phổ Nghi muốn giữ kín việc gặpgỡ Doihara, nhưng ngay ngày hôm sau các báo đã loan tinđó. Trần Bảo Châu và một số vị sư phó khác rất kinh hoàngkhi hay tin Phổ Nghi gặp gỡ Doihara. Ba ngày sau khi gặpDoihara, Phổ Nghi phải tiếp một phái đoàn của chính phủNam Kinh do Tưởng Giới Thạch phái tới. Bây giờ Tưởngđề nghị tái lập lại các Đặc Ân cho Phổ Nghi, và mỗi nămtrợ cấp cho Phổ Nghi một món tiền lớn, với điều kiện PhổNghi không được sống tại Nhật Bản hoặc vùng Đông Bắc.Làm sao Phổ Nghi có thể tin được một người như TưởngGiới Thạch, nên chỉ trả lời một cách lững lờ. Lần thứ haiphái đoàn này đến thăm Phổ Nghi thì Phổ Nghi đã rời ThiênTân rồi. Phổ Nghi cũng nhận được nhiều thư cảnh cáo,trong đó có một lá thư của một người trong dòng họ,khuyến cáo Phổ Nghi không nên coi kẻ thù như cha, và yêucầu Phổ Nghi phải bảo vệ phẩm cách cho người TrungHoa. Hai ngày trước khi Phổ Nghi rời Thiên Tân, Phổ Nghinhận được một giỏ trái cây trong đó có gài hai quả bom.May mắn người Nhật đã khám phá được hai trái bom đó.Yoshida cho Phổ Nghi biết hai trái bom đó do xưởng đúckhí giới của Trương Học Lương chế tạo. Một đầy tớ thântín của Phổ Nghi nhận được điện thoại của một người bồitrong một nhà hàng ăn, báo cho biết có nhiều người khảnghi hình như mang vũ khí trong người, đang dò hỏi về PhổNghi. Người bồi cũng quả quyết rằng những người đó làngười của Trương Học Lương. Hai quả bom, những lá thư hăm dọa, cú điện thoạicủa người bồi thực ra là do chính Doihara tạo ra để lunglạc Phổ Nghi. Sau đó Doihara tạo ra một cái gọi là “BiếnCố Thiên Tân,” bằng cách thuê người Trung Hoa gây náoloạn trong thành phố. Bộ tư lệnh Nhật lấy lý do đó để côngbố tình trạng khẩn cấp tại khu tô giới Nhật, và cắt đứt mọiliên lạc tại Thiên Tân. Trong lúc đó thì xe bọc sắt của quânđội Nhật tiến tới bảo vệ cho An Hoa Viên, cô lập An HoaViên với thế giới bên ngoài. Sự cô lập đó khiến Phổ Nghikhông còn bị ai lung lạc nữa. Chỉ có hai người có thể ravào được An Hoa Viên là cha con Trịnh Thiếu Tự, một cốvấn thân Nhật của Phổ Nghi. Biến cố Mukden quả thực đã thay đổi số phận PhổNghi hoàn toàn. Đúng ra những phát súng đầu tiên của ĐệNhị Thế Chiến đã nổ từ Mukden. Với một nhịp điệu tháchđố sự hợp lý, chiến tranh đã khai mào và chấm dứt cùngmột nhạc điệu. Những phát súng cuối cùng của thế chiếncũng vang lên trên những cánh đồng Mãn Châu. Thực là lạlùng, Phổ Nghi đã xuất hiện trên sân khấu chính trị hai lần,khi tấm màn mở ra với chiến tranh và cũng đúng lúc tấmmàn hạ xuống, khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt. §15. RỒNG VỀ ĐẦM CŨ Ngày ấn định cho Phổ Nghi rời Thiên Tân là ngày 10tháng 11 năm 1931. Phổ Nghi muốn cuộc trốn đi phải thựcan toàn nên tránh dùng cổng chính, và định dùng một cửaphụ ăn thông ra đường, nhưng chiếc cửa này đã lâu khôngdùng nên bị sét rỉ đến nỗi không mở được nữa....Do đóPhổ Nghi phải đành ngồi nấp ở băng sau một chiếc xe hơi,phía trước có hai vệ sĩ, một người làm tài xế. Trong khi đó Yoshida, người thông dịch tiếng Nhậtcho Phổ Nghi, đứng chờ tại một chỗ cách cổng chính AnHoa Viên một quãng. Khi Yoshida trông thấy xe của PhổNghi thì hắn lập tức lên xe của hắn, và lái theo sau xe củaPhổ Nghi, như kế hoạch đã định trước. Nhờ Doihara tạo ra “Biến Cố Thiên Tân” giả tạo đểngười Nhật thiết quân luật nên không một chiếc xe hơi nàocủa người Trung Hoa được phép chạy ngoài đường cả.Xe của Phổ Nghi đi qua các chặng phòng thủ giây kẽm gaimột cách dễ dàng, nhờ Yoshida đi sau ra hiệu cho binh sĩNhật. Nhưng tên tài xế xe hơi của Phổ Nghi lái xe rất dở.Vừa ra khỏi An Hoa ...

Tài liệu được xem nhiều: