Danh mục

Hoạt tính diệt và xua đuổi muỗi vằn (Aedes aegypti) của tinh dầu quả hồ tiêu (Piper nigrum L.)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 378.37 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Hoạt tính diệt và xua đuổi muỗi vằn (Aedes aegypti) của tinh dầu quả hồ tiêu (Piper nigrum L.)" nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc hướng tới sử dụng tinh dầu quả hồ tiêu trong kiểm soát, hạn chế sự phát triển và lây lan bệnh của muỗi vằn. Kết quả cho thấy, hiệu suất của tinh dầu quả hồ tiêu tăng theo thời gian chưng cất và đạt 0,83% sau 180 phút. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt tính diệt và xua đuổi muỗi vằn (Aedes aegypti) của tinh dầu quả hồ tiêu (Piper nigrum L.) HOẠT TÍNH DIỆT VÀ XUA ĐUỔI MUỖI VẰN (AEDES AEGYPTI) CỦA TINH DẦU QUẢ HỒ TIÊU (PIPER NIGRUM L.) Trần Thanh Hùng1, Nguyễn Thị Quỳnh Dung1 1. Viện Phát triển Ứng dụng, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Muỗi vằn (Aedes aegypti) là vật trung gian của nhiều loại bệnh nguy hiểm ở người. Cácloại thuốc hóa học hiện nay được sử dụng để kiểm soát muỗi vằn tiềm ẩn những tác động xấuđến môi trường và sức khỏe con người. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành chiết xuấttinh dầu quả hồ tiêu (Piper nigrum L.) và khảo sát hoạt tính diệt và xua đuổi muỗi vằn của tinhdầu này nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc hướng tới sử dụng tinh dầu quả hồ tiêu trongkiểm soát, hạn chế sự phát triển và lây lan bệnh của muỗi vằn. Kết quả cho thấy, hiệu suất củatinh dầu quả hồ tiêu tăng theo thời gian chưng cất và đạt 0,83% sau 180 phút. Tinh dầu quả hồtiêu có hiệu quả trong diệt muỗi vằn trưởng thành, với nồng độ 16 µg/cm3 gây ra tỷ lệ chết97,78% số cá thể xử lý sau 1 giờ. Tinh dầu quả hồ tiêu cũng thể hiện tác động xua đuổi mạnhđối với muỗi vằn trưởng thành, ở nồng độ 3 µg/cm3 có khả năng xua đuổi 81,41% số cá thể xửlý sau 1 giờ. Các nghiên cứu tiếp theo cần được thực hiện để sử dụng hiệu quả tinh dầu quả hồtiêu trong kiểm soát muỗi vằn, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Từ khóa: hoạt tính diệt muỗi, hoạt tính xua đuổi muỗi, muỗi vằn, quả hồ tiêu, tinh dầu.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hồ tiêu (Piper nigrum L.) là một loài thực vật chứa tinh dầu thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae),có quả được sử dụng làm gia vị và làm thuốc ở nhiều nước trên thế giới. Hồ tiêu còn được sửdụng trong mục đích bảo quản và kiểm soát sinh học (Srivastava và nnk, 2017). Các chiết xuấtvà tinh dầu quả hồ tiêu được chứng tỏ có hoạt tính kháng nhiều loài côn trùng khác nhau nhưsâu khoang (Spodoptera litura), mọt đỏ (Tribolium castaneum), mọt đậu nành (Acanthoscelidesobtectus), và muỗi Culex (Culex quinquefasciatus) (Fan và nnk, 2011; Nath và nnk, 2006;Srivastava và nnk, 2017). Muỗi vằn (Aedes aegypti) là vật trung gian của nhiều loại bệnh nguy hiểm ở người nhưsốt xuất huyết, zika và sốt vàng da. Do đó, kiểm soát muỗi vằn là một biện pháp quan trọngtrong việc ngăn ngừa các loại bệnh này. Các chất diệt và xua đuổi muỗi đóng vai trò quan trọngtrong kiểm soát muỗi vằn, và sử dụng thuốc hóa học để diệt và xua đuổi muỗi thành là biệnpháp chủ yếu hiện nay. Đây là biện pháp được xem là hiệu quả cao, tuy nhiên trong những nămgần đây đã phát sinh những vấn đề đáng lo ngại do các tác động xấu của chúng đối với môitrường và sức khỏe của con người cũng như hiện tượng phát sinh ngày càng nhiều các quần thểmuỗi kháng thuốc (Kalita và nnk, 2013; Pavela, 2015; Senthil-Nathan, 2019). Các hợp chất tựnhiên vừa có hiệu lực tốt vừa thân thiện môi trường đã được đề xuất như là một biện pháp thaythế (Kalita và nnk, 2013; Nerio và nnk, 2010). 229 Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh hoạt tính diệt và xua đuổi muỗi vằn (Ae.aegypti) của tinh dầu chiết xuất từ quả cây hồ tiêu (P. nigrum) trồng ở Bình Dương nhằm cungcấp cơ sở khoa học cho các biện pháp sử dụng tinh dầu này trong việc kiểm soát muỗi vằn, hạnchế sự phát triển, lan truyền của bệnh do muỗi gây ra.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chuẩn bị mẫu vật Quả hồ tiêu tươi được thu hái từ những cây hồ tiêu trưởng thành trồng ở Xã Tân Hiệp,huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Tên khoa học được kiểm tra bằng phương pháp so sánh hìnhthái sử dụng tài liệu Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (2003) và được chuẩn hóa dựa trênCơ sở dữ liệu The Plant List (theplantlist.org). Mẫu thực vật được lưu tại Phòng thí nghiệmSinh học, trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Trứng muỗi vằn được cung cấp bởi Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng thành phốHồ Chí Minh. Trứng muỗi được cho vào các hộp nhựa (Ø 15x7,5 cm) chứa nước sạch đã khửClo và được phủ một lớp vải màn để tạo điều kiện cho nở thành bọ gậy trong điều kiện phòngthí nghiệm. Bọ gậy nở từ trứng được nuôi bằng gan lợn chín và được thay nước sạch hàng ngày.Muỗi trưởng thành được nuôi bằng dung dịch đường 10% trong lồng (Ø 40x40x40 cm) đượcphủ một lớp vải màn. Bọ gậy 4 ngày tuổi và muỗi trưởng thành 5 ngày tuổi được sử dụng chocác thí nghiệm tiếp theo. Chiết xuất tinh dầu quả hồ tiêu Quả hồ tiêu được rửa sạch, để ráo nước ở nhiệt độ phòng, và sau đó được xay nhuyễn tạonguyên liệu để thu nhận tinh dầu. Tinh dầu được chiết xuất theo phương pháp lôi cuốn tinh dầubằng hơi nước sử dụng bộ thiết bị chưng cất tinh dầu Clevenger Apparatus với bình cầu thủytinh 6000 mL. Lượng tinh dầu quả hồ tiêu được ghi nhận qua các khoảng thời gian chưng cất30, 60, 120, và 180 phút. Hiệu suất tinh dầu được tính dựa trên khối lượng tươi của mẫu vật.Tinh dầu được làm khô bằng Na2SO4 khan và được bảo quản trong lọ thủy tinh tối màu ởnhiệt độ -20oC đến khi sử dụng cho các thí nghiệm đánh giá hoạt tính kháng muỗi vằn. Khảo sát hoạt tính diệt muỗi vằn trưởng thành của tinh dầu quả hồ tiêu Đối tượng được sử dụng để khảo sát trong thí nghiệm này là muỗi vằn trưởng thành 5ngày tuổi. Các nghiệm thức được bố trí trong lọ nhựa trong suốt. Tinh dầu được pha loãng trongethanol tuyệt đối với các nồng độ khác nhau 1 - 16 μg/cm3. Đối chứng âm sử dụng ethanol tuyệtđối. 30 µL mỗi dung dịch tinh dầu và đối chứng được dàn lên đĩa giấy thấm (d = 3 cm). Các đĩagiấy thấm dung dịch tinh dầu hoặc ethanol được gắn trên phần nắp lọ và để bay hơi tự nhiên 1phút. Sau đó, nắp lọ được gắn lên mỗi lọ đã chứa sẵn 15 cá thể muỗi vằn trưởng thành đượcngăn cách với nắp lọ bằng lớp vải màn để muỗi không tiếp xúc với giấy thấm. Lọ thí nghiệmvà đối chứng được bao bọc kín bằng màng nylon. Tỷ lệ chết của muỗi được ghi nhận sau 1 giờ.Thí ...

Tài liệu được xem nhiều: