Danh mục

Hoạt tính kháng nấm của tinh dầu vỏ cam và vỏ bưởi lên nấm Notryosphaeria dothidea gây bệnh thối trái xoài

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 762.95 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Hoạt tính kháng nấm của tinh dầu vỏ cam và vỏ bưởi lên nấm Notryosphaeria dothidea gây bệnh thối trái xoài được thực hiện nhằm khảo sát khả năng ức chế nấm Botryosphaeria gây bệnh thối trái trên xoài (Mangifera indica L.) của tinh dầu vỏ cam (Citrus sinensis L. Osbeck) và tinh dầu vỏ bưởi (Citrus grandis L. Osbeck) bằng phương pháp thử hoạt tính kháng nấm, xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), nồng độ gây chết tối thiểu 90 % nấm bệnh (MLC90) và khả năng phòng trừ bệnh của tinh dầu trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt tính kháng nấm của tinh dầu vỏ cam và vỏ bưởi lên nấm Notryosphaeria dothidea gây bệnh thối trái xoài Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4 doi: 10.15625/vap.2022.0134 HOẠT TÍNH KHÁNG NẤM CỦA TINH DẦU VỎ CAM VÀ VỎ BƯỞI LÊN NẤM Botryosphaeria dothidea GÂY BỆNH THỐI TRÁI XOÀI Trần Thị Thanh Trúc1, Nguyễn Thị Pha1, Nguyễn Quốc Khương2, Đỗ Thị Xuân1* 1 Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ 2 Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ *Email: dtxuan@ctu.edu.vn TÓM TẮT Trong bảo quản xoài sau thu hoạch, xoài rất dễ bị nấm bệnh tấn công và bệnh lan truyền rất nhanh gây ảnh hưởng đến quá trình tồn trữ cũng như chất lượng của quả xoài. Do đó nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát khả năng ức chế nấm Botryosphaeria gây bệnh thối trái trên xoài (Mangifera indica L.) của tinh dầu vỏ cam (Citrus sinensis L. Osbeck) và tinh dầu vỏ bưởi (Citrus grandis L. Osbeck) bằng phương pháp thử hoạt tính kháng nấm, xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), nồng độ gây chết tối thiểu 90 % nấm bệnh (MLC90) và khả năng phòng trừ bệnh của tinh dầu trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tinh dầu bưởi cho hiệu quả kháng nấm B. dothidea CT2 tốt nhất với giá trị MIC đạt 150 µL/mL và tinh dầu cam đạt MIC 300 µL/mL. Nồng độ gây chết tối thiểu MLC90 của tinh dầu bưởi và cam đạt 650 µL/mL. Phương pháp xử lí tinh dầu bưởi ở nồng độ 500 µL/mL kết hợp với chủng nấm bệnh đồng thời cho hiệu quả giảm bệnh đạt cao nhất và giúp bảo quản xoài với bệnh thối trái do nấm B. dothidea CT2 gây ra so với nghiệm thức đối chứng không xử lí tinh dầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai loại tinh dầu thể hiện khả năng kháng nấm B. dothidea CT2 gây thối trên xoài cát ở giai đoạn tồn trữ trong điều kiện in-vitro. Từ khoá: Bệnh thối trái xoài, Botryosphaeria sp., tinh dầu bưởi, tinh dầu cam. 1. GIỚI THIỆU Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), xoài (Mangifera indica L.) là một trong các loại trái cây có giá trị kinh tế cao do được tiêu thụ trong nước lẫn xuất khẩu. Các bệnh do nấm gây hại trên trái xoài ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời gian bảo quản cũng như chất lượng quả xoài. Trong đó, bệnh thối trái do nấm Botryosphaeria là một trong các tác nhân quan trọng gây ảnh hưởng đến chất lượng nông sản trong quá trình bảo quản sau thu hoạch trên thế giới [1]. Các nghiên cứu trước đây cho rằng bệnh thối trái trên xoài do tác nhân là nấm Colletotrichum spp. nên đa số các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào nấm Colletotrichum gây bệnh trên trái [2, 3]. Tuy nhiên, trong kết quả phân lập và định danh nấm gây bệnh thối trái trên xoài và xác định được nấm gây bệnh thối trái trên các loại xoài ở ĐBSCL thuộc chi Botryosphaeria (số liệu chưa công bố). Do đó thông tin về khả năng phòng trừ nấm Botryosphaeria trên trái xoài ở giai đoạn sau thu hoạch còn rất hạn chế. Việc sử dụng chiết xuất thực vật trong bảo quản và phòng trừ bệnh thối trái được được xem là giải pháp thay thế an toàn để kiểm soát các bệnh hại do vi sinh vật gây ra. Hiệu quả của tinh dầu thực vật đã được chứng minh làm giảm tỉ lệ bệnh sau thu hoạch, kéo dài thời gian bảo quản và cải thiện chất lượng trái [4]. Một số nghiên cứu trước đây kết luận tinh dầu vỏ trái cây có múi như cam, bưởi có khả năng ức chế sự sinh trưởng của một số loài nấm bệnh như Colletotrichum gloeosporioid [5], Aspergillus niger, A. flavus, Penicillium chrysogenum và P. verrucosum [6] và Botryosphaeria dothidea [7, 8]. Tuy nhiên, ảnh hưởng của tinh dầu từ vỏ trái cây có múi lên nấm 35 Trần Thị Thanh Trúc và cs. B. dothidea gây hại trên xoài ở giai đoạn sau thu hoạch và bảo quản ở Việt Nam chưa được nghiên cứu. Tại ĐBSCL, diện tích, sản lượng cam sành và bưởi được sản xuất rất phổ biến và được xem là một trong các loại cây trồng chủ lực ở vùng này [9]. Vì vậy nguồn nguyên liệu để ly trích tinh dầu phục vụ quá trình tồn trữ và bảo quản trái xoài là rất lớn. Do đó nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của tinh dầu vỏ cam và vỏ bưởi ức chế nấm B. dothidea gây bệnh thối trái trên xoài ở giai đoạn sau thu hoạch và bảo quản. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Vật liệu Tinh dầu cam và tinh dầu bưởi được li trích từ vỏ cam sành và vỏ bưởi bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước [10], với tổng cộng 3 loại tinh dầu được sử dụng cho thí nghiệm bao gồm tinh dầu bưởi, tinh dầu cam và tinh dầu phối trộn của cam và bưởi với tỉ lệ 1:1 (w/w). Bảng 1. Tóm tắt thông tin các dòng nấm bệnh được sử dụng trong nghiên cứu Nấm gây bệnh Thời gian phát thối trái Nguồn phân lập Địa điểm thu mẫu triển tơ nấm Tên tham khảo trên đĩa thạch Botryosphaeria CT2 Xoài cát chu Bình Thủy - Cần Thơ 1 ngày dothidea CT2 Botryosphaeria CT3.1 Xoài cát Hòa Lộc Ninh Kiều - Cần Thơ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: