Danh mục

Hoạt tính kháng viêm và chống tiểu đường của cao chiết từ lá loài Mơ lông (Paederia lanuginosa Wall.) thu hái ở Gia Lai

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 497.24 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đánh giá hoạt tính kháng viêm và chống tiểu đường của các cao chiết từ lá loài Mơ lông thông qua khả năng ức chế sản sinh NO trong tế bào RAW 264.7 và ức chế các enzyme α-amylase và α-glucosidase.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt tính kháng viêm và chống tiểu đường của cao chiết từ lá loài Mơ lông (Paederia lanuginosa Wall.) thu hái ở Gia LaiTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 22, Số 2 (2023) HOẠT TÍNH KHÁNG VIÊM VÀ CHỐNG TIỂU ĐƯỜNG CỦA CAO CHIẾTTỪ LÁ LOÀI MƠ LÔNG (PAEDERIA LANUGINOSA WALL.) THU HÁI Ở GIA LAI Phan Nguyễn Ngọc Liên, Nguyễn Thái Khang, Lương Văn Tri* Trường THPT Lê Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai *Email: luongvantri2014@gmail.com Ngày nhận bài: 20/12/2022; ngày hoàn thành phản biện: 28/12/2022; ngày duyệt đăng: 4/4/2023 TÓM TẮT Trong bài báo này, chúng tôi đánh giá hoạt tính kháng viêm và chống tiểu đường của các cao chiết từ lá loài Mơ lông thông qua khả năng ức chế sản sinh NO trong tế bào RAW 264.7 và ức chế các enzyme α-amylase và α-glucosidase. Cao chiết ethanol từ lá Mơ lông thể hiện hoạt tính tốt nhất với tỷ lệ ức chế sản sinh NO và các enzyme α-amylase và α-glucosidase lần lượt là 50,85 %, 50,12%, và 43,05% ở các nồng độ nghiên cứu. Đây là lần đầu tiên, hoạt tính kháng viêm và chống tiểu đường của loài Mơ lông được công bố. Từ khóa: Mơ lông, Paederia lanuginosa, kháng viêm, chống tiểu đường.1. MỞ ĐẦU Cây Mơ lông hay còn gọi là mơ tam thể có tên khoa học là Paederia lanuginosaWall. thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Loài này phân bố ở một số quốc gia Châu Á nhưViệt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin và Mianma [1,2]. Ở Việt Nam, cây Mơlông phân bố nhiều ở miền Trung và miền Nam. Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam,Mơ lông được dùng làm thuốc hạ sốt, chữa kiết lỵ, đại tiện thất thường, đại tiện ramáu, trừ giun, viêm tai,... [1]. Các nghiên cứu về hóa thực vật cho biết loài này chứa cáclớp chất có hoạt tính sinh học cao như alkaloid, anthraquinon, coumarin, flavonoid,glycoside, steroid, saponin và tinh dầu [3-5]. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học củacao chiết và các hợp chất phân lập từ loài Mơ lông cho thấy có nhiều hoạt tính đángquan tâm như kháng oxi hóa, kháng vi sinh vật và bảo vệ gan [6-9]. Tuy nhiên, đến nayhầu như chưa có công trình nào công bố về tác dụng kháng viêm và chống tiểu đườngcủa loài Mơ lông ở Việt Nam. Bài báo trình bày kết quả đánh giá tác dụng kháng viêmvà chống tiểu đường của loài Mơ lông thu hái tại Gia Lai, Việt Nam. 71Hoạt tính kháng viêm và chống tiểu đường của cao chiết từ lá loài mơ lông (Paederia lanuginosa Wall.)2. THỰC NGHIỆM2.1. Đối tượng nghiên cứu Lá cây Mơ lông được thu hái ở xã Iader, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai vào tháng11 năm 2022. Mẫu được định danh bởi TS. Lê Tuấn Anh, Viện Nghiên cứu Khoa họcMiền Trung, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam. Mẫu tiêu bản (ML-GL2) được lưu giữ tạiViện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung.2.2. Hóa chất Tất cả hóa chất đều đạt tiêu chuẩn trong chiết xuất và đánh giá hoạt tính sinhhọc của dược liệu: nước cất 2 lần, cồn thực phẩm 96o (Việt Nam). Lipopolysaccharides(LPS) từ Escherichia coli, sodium nitrite, sulfanilamide, N-1-napthylethylenediaminedihydrochloride and dimethyl sulphoxide (DMSO) của Sigma Chemical Co. (St. Louis,MO, USA). Dulbecco’s Modified Eagle’s Medium (DMEM), fetal bovine serum (FBS)were from Life Technologies, Inc., (Gaithersburg, MD, USA). starch soluble; 3,5-dinitrosalicylic acid (DNSA), Phosphate buffer (pH 6,9), α-amylase từ Aspergillusoryzae (Sigma), Yeast a-glucosidase; p-nitrophenyl-α-D-glucopyranoside (pNPG), 4-Nitrophenol (Sigma). Dòng tế bào: RAW 264.7 do GS. TS. Domenico Delfino, Đại họcPerugia, Italia và GS.TS. Chi-Huang, Đại học quốc gia Yang-Ming, Đài Loan cung cấp.2.3. Chiết xuất các cao chiết Mẫu nguyên liệu khô (25 gam) được chiết nóng 3 lần, mỗi lần 375 mL nước cất2 lần, trong 4 giờ, ở nhiệt độ sôi của dung dịch. Dịch chiết được thu gom, lọc và côquay chân không thu được cao nước toàn phần. Bằng cách tương tự, mẫu nguyên liệukhô được chiết với ethanol 96o và ethanol 50o và cô quay để thu được cao ethanol 96otoàn phần và ethanol 50o toàn phần. Các cao chiết được bảo quản ở 0oC.2.4. Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng viêm - Phương pháp nuôi cấy tế bào in vitro Dòng tế bào RAW 264.7 được nuôi cấy trong môi trường DMEM với thành phầnkèm theo gồm 2 mM L-glutamine, 10 mM HEPES, và 1,0 mM sodium pyruvate, ngoàira bổ sung 10% fetal bovine serum – FBS (GIBCO). Tế bào được cấy chuyển sau 3-5ngày với tỉ lệ (1:3) và nuôi trong tủ ấm CO2 ở điều kiện 37oC, 5% CO2 [10]. - Phương pháp xác định khả năng ức chế sản sinh NO của tế bào RAW 264.7 Tế bào RAW 264.7 được đưa vào đĩa 96 giếng ở nồng độ 2 x 105 tb/giếng vànuôi trong tủ ấm ở 37oC và 5% CO2 trong 24 giờ. Tiếp theo, môi trường nuôi cấy đượcloại bỏ, thay bằng môi trường DMEM không có FBS trong 3 giờ. T ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: