Danh mục

Đánh giá một số hoạt tính sinh học và phân lập hợp chất rễ cây Sâm hẹ (Murdannia medica (Lour.) D.Y.Hong, Commelinaceae)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 766.12 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Đánh giá một số hoạt tính sinh học và phân lập hợp chất rễ cây Sâm hẹ (Murdannia medica (Lour.) D.Y.Hong, Commelinaceae)" nhằm xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở để đánh giá chất lượng nguyên liệu được nghiên cứu; Chiết xuất nguyên liệu với một số dung môi và đánh giá hoạt tính kháng viêm và kháng ung thư in vitro; Phân tách phân đoạn khởi đầu cho nghiên cứu hóa hợp chất tự nhiên từ Sâm hẹ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá một số hoạt tính sinh học và phân lập hợp chất rễ cây Sâm hẹ (Murdannia medica (Lour.) D.Y.Hong, Commelinaceae) ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC VÀ PHÂN LẬP HỢP CHẤT RỄ CÂY SÂM HẸ (MURDANNIA MEDICA (LOUR.) D. Y. HONG, COMMELINACEAE) Ngô Bảo Hân* Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. DS. Thái Hồng ĐăngTÓM TẮTCây Sâm hẹ Murdannia medica (Lour.) D.Y.Hong, thuộc họ Thài lài (Commelinaceae) là loài thực vậtthân thảo sống lâu năm (Hộ, 1999). Sâm hẹ có vị ngọt, tính mát. Bộ phận dùng là rễ được sử dụng theodân gian với các tác dụng bổ hư nhược, nhuận phế trừ ho giúp tiêu hoá và tạo giấc ngủ ngon. Tại ViệtNam đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần hoá học cũng như tác dụng sinh học củadược liệu này. Đề tài thực hiện đã xây dựng tiêu chuẩn cơ sở nhằm đánh giá nguyên liệu nghiên cứu,sàng lọc hoạt tính kháng viêm và kháng ung thư, chiết xuất và phân tách phân đoạn cao tiềm năng hoạttính sinh học. Kết quả kiểm nghiệm nguyên liệu đạt tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) đã xây dựng. Các cao thửnghiệm đều có hoạt tính kháng viêm trên tế bào RAW 264.7 (tốt nhất cao cồn 50%) và kháng tế bàoung thư HepG2 (tốt nhất cao cồn 70%). Xác định cồn 25% sử dụng làm dung môi chiết xuất nguyênliệu để phân lập và đã thực hiện phân tách phân đoạn giàu các hợp chất phân cực như saponin,polyuronic làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo.Từ khoá: HepG2, Murdannia medica, RAW 264.7, Sâm hẹ, tiêu chuẩn cơ sở.1. ĐẶT VẤN ĐỀSâm hẹ Murdannia medica (Lour.) D. Y. Hong, thuộc họ Thài lài (Commelinaceae), còn được gọi làtrường sâm, trai thuốc, là một loại dược liệu mọc tự nhiên được tìm thấy trên vùng đất cát ven biển xãHoà Hiệp Trung, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên. Việc sử dụng dược liệu này vẫn còn dựa trên kinhnghiệm dân gian là chính với nhiều tác dụng như nhuận phế, trừ ho, bổ hư nhược, hỗ trợ tiêu hoá và tạogiấc ngủ ngon. Mặc dù hiện nay trên thế giới vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng dược lý củacây, nhưng đã có một số nghiên cứu đã được tiến hành trên cùng chi Murdannia về tác dụng khángviêm, giảm đau (Wang và cs, 2007; Kunnaja, 2014), ức chế tế sự phát triển của tế bào ung thư (Goh,2001). Nhằm tiếp nối các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó cũng như phát triển việc sử dụngdược liệu rễ Sâm hẹ trong điều trị, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Đánh giá một số hoạt tínhsinh học và phân lập hợp chất rễ cây Sâm hẹ” với các mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng được tiêu chuẩncơ sở để đánh giá chất lượng nguyên liệu được nghiên cứu; Chiết xuất nguyên liệu với một số dungmôi và đánh giá hoạt tính kháng viêm và kháng ung thư in vitro; Phân tách phân đoạn khởi đầu chonghiên cứu hoá hợp chất tự nhiên từ Sâm hẹ.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4612.1. Đối tượng nghiên cứu:Mẫu dược liệu nghiên cứu được thu hái tại Trung Tâm Nghiên Cứu Và Sản Xuất Dược Liệu MiềnTrung (Phú Yên). Thu phần dưới mặt đất của cây Sâm hẹ (chỉ lấy bộ phận rễ), hình dáng đồng nhất, đãđược phơi hoặc sấy khô và loại bỏ các tạp chất lẫn trong dược liệu như đất, đá, rơm, rạ, cây cỏ khác.2.2. Phương pháp nghiên cứu:2.2.1. Xây dụng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) và đánh giá chất lượng nguyên liệu nghiên cứu:2.2.1.1. Hình thái vi họcMô tả: Chọn bộ phận rễ Sâm hẹ còn tươi để khảo sát và mô tả đặc điểm dược liệu.Khảo sát vi học: Chọn mẫu rễ dược liệu tươi và đồng nhất về hình dáng. Dùng dao lam cắt ngang dượcliệu thành những lát thật mỏng và tiến thành nhuộm vi phẫu. Sử dụng phương pháp nhuộm kép bằngphẩm nhuộm Carmino-vert de Mirande (Quyên và cs, 2019). Quan sát vi phẫu đã nhuộm trong nướcbằng kính hiển vi quang học (Bộ môn Dược liệu, 2020).Soi bột: Mẫu rễ dược liệu được sấy ở nhiệt độ 60 – 70 oC và nghiền mịn, quan sát các cấu tử bột trongnước bằng kính hiển vi quang học (Bộ môn Dược liệu, 2020).2.2.1.2. Định tínhĐịnh tính các nhóm hợp chất gồm: saponin, alkaloid, coumarin, polyuronic (Bộ môn dược liệu, 2020).2.2.1.3. Độ tinh khiếtĐộ ẩm: sấy áp suất thường ở 105 °C trong 5 giờ (phụ lục 9.6 DĐVN V)Độ tro: thực hiện theo phương pháp 1 (phụ lục 9.8 DĐVN V)2.2.1.4. Định lượng chất chiết được trong dược liệu: phương pháp chiết nóng, sử dụng nước và cồn25% làm dung môi (phụ lục 12.10 DĐVN V).  Đánh giá chất lượng mẫu nghiên cứu dựa trên TCCS đã xây dựng.2.2.2. Đánh giá hoạt tính sinh học in vitro:- Chuẩn bị cao thử nghiệm: Mẫu nguyên liệu chiết riêng lẻ với dung môi nước, cồn 25%, cồn 50%, cồn70% (kí hiệu lần lượt MMD, MMC, MMB, MMA). So sánh thành phần hóa học các mẫu bằng sắc kílớp mỏng với chuẩn acid oleanolic.- Hoạt tính kháng viêm in vitro: đánh giá khả năng ức chế sản sinh nitric oxide (NO) trên tế bào RAW264.7.- Hoạt tính kháng ung thư in vitro: tỷ lệ tế bào sống được đánh giá thông qua hoạt t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: