Danh mục

HỘI BẢO TỒN DI SẢN CHỮ NÔM

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 217.83 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hội bảo tồn di sản chữ Nôm ra đời vào cuối năm 1999. Từ đó tới nay, mục đích của Hội là làm tăng nhận biết lớn lao về hệ thống chữ Nôm và phát triển các công cụ máy tính để truy nhập vào nó. Hội được hình thành từ việc chuẩn bị bản thảo cuốn thơ Hồ Xuân Hương, Spring Essence...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỘI BẢO TỒN DI SẢN CHỮ NÔM Hội bảo tồn di sản chữ Nôm John Balaban, chủ tịch VNPFHội bảo tồn di sản chữ Nôm ra đời vào cuối năm 1999. Từ đó tới nay, mục đíchcủa Hội là làm tăng nhận biết về di sản lớn lao về hệ thống chữ Nôm và phát triểncác công cụ máy tính để truy nhập vào nó.Hội được hình thành từ việc chuẩn bị bản thảo cuốn thơ Hồ Xuân Hương, SpringEssence: The Poetry of Hồ Xuân Hương (nhà xuất bản Copper Canyon Press,2000), mà tôi đã dịch và biên tập. Spring Essence đã được in bằng ba loại chữviết: theo phông quốc-ngữ mới do James Đỗ Bá Phước tạo ra, theo bản dịch tiếngAnh của tôi, và - trong điều chúng tôi tin là bản in Nôm đầu tiên khác với bản khắcgỗ - trong phông true type do Ngô Thanh Nhàn tại Viện Toán học Courant tạo ra.Thơ của Hồ Xuân Hương, bây giờ lần đầu tiên được xuất hiện trong tiếng Anh quabản dịch này, đã tạo ra một cảm giác gì đó ở Mĩ. Trong khi sự tuyệt diệu trong thơcủa bà có lẽ đã không gây ra ngạc nhiên cho hầu hết độc giả Việt Nam, thì độc giảtiếng Anh lại chưa bao giờ gặp điều gì giống như hương vị cả bà cả. Thêm vào đó,truyền thuyết về cuộc đời long đong của bà như một người vợ lẽ, những quan niệmvăn hoá về duyên và nợ ba sinh, những ngụ ý tục tĩu trong việc dùng cả cách nói láivà từ nghĩa kép tưởng tượng, cũng như cấu trúc phức tạp của thể thơ đường luật đãlàm say mê độc giả Mĩ. Kể các lần xuất bản, cuốn sách này đã bán được 20,000bản, một điều hoàn toàn bất thường cho bất kì cuốn sách thơ nào ở Mĩ, lại là bảndịch của một nhà thơ đã mất gần 200 năm nay. Thơ của Hồ Xuân Hương khởi đầucho mối quan tâm tới chữ Nôm từ các độc giả đọc tiếng Anh, những người chưabao giờ được nghe nói về nó.Vào thánh 11 năm 2000, một thời gian ngắn sau khi Spring Essence ra mắt, Tổngthống Clinton đã nhắc tới cuốn sách này trong bài phát biểu nhân buổi chiêu đãinguyên thủ quốc gia ở Hà Nội. Biến cố này càng làm tăng tính tò mò về cuốn sách 1này ở mọi nơi, kể cả trong những người Việt Nam ở nước ngoài, ở Mĩ và ở châuÂu. Ngày 15/03/2001, tờ New York Times đã dành kín hai trang của phần Nghệthuật sống cho cuốn sách này, kể cả một bức tranh giới thiệu bài thơ “Tức Cảnh”của Hồ Xuân Hương trong tiếng Anh, quốc-ngữ, và chữ Nôm. Chúng tôi nhận rachúng tôi còn có nhiều hơn một cuốn sách: chúng tôi đã có một điển hình vănchương tuyệt vời có thể hấp dẫn sự quan tâm tới truyền thống 1000 năm của chữNôm và tất cả những gì đã được viết trong nó, phần lớn còn chưa được biết tới đốivới phương Tây và thậm chí với nhiều người Việt đương đại. Hội Bảo tồn di sảnchữ Nôm do vậy đã được sinh ra như một tổ chức không vụ lợi, được giảm thuếchuyên tập trung cho việc đẩy mạnh bảo tồn chữ Nôm.Trong khi Hồ Xuân Hương và thơ của bà trong chữ Nôm có thể đã là một sự khảilộ đối với tôi và nhiều người Mĩ khác, thì việc in chữ Nôm theo phông true type đãlà mục đích của nhiều nhà ngôn ngữ, toán học, chuyên gia máy tính và các học giảở Việt Nam và ở nước ngoài trong suốt thập kỉ qua. Cái Hội nhỏ bé của chúng tôitrở thành tiêu điểm cho những nỗ lực tình nguyện của họ. Điều tất yếu, chúng tôi đãtìm được sự giúp đỡ của các học giả tại Viện Hán-Nôm, người đồng tổ chức cuộchội nghị này, Viện nghiên cứu chính của Việt Nam về nghiên cứu các văn bản cổ.Như tôi đã chỉ ra, việc làm chính của Hội là cung cấp công cụ máy tính cho việctruy nhập và trao đổi văn bản Nôm. Nếu di sản chữ Nôm của Việt Nam về văn học,y học, tuyên cáo của vua, các châu bản, lịch sử, âm nhạc, tôn giáo, kịch tuồng vàcác con số kiểm kê làng xã (đặc biệt từ thời Tây-Sơn) mà còn tiếp tục tồn tại chỉtrong chữ Nôm hay việc phiên chuyển sang Quốc-ngữ có thiếu sót từ nhiều bảnthảo hay bản in khắc gỗ, thì di sản đó chỉ còn truy nhập được cho quãng 100 họcgiả trên toàn thế giới, những người có thể làm việc với văn bản Nôm, một tìnhhuống còn bị tồi tệ thêm bởi sự kiện nhiều văn bản Nôm bị phân tán rải rác ở nhiềuthư viện quốc gia trên thế giới - thư viện quốc gia Pháp, Thư viện Vatican, vànhững thư viện lớn ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Anh, Hà Lan, Đức, NhậtBản, Trung Quốc và Mĩ, chưa kể tới những tàng trữ của nhiều gia đình Việt Nam. 2Chúng tôi ước lượng rằng phần lớn các văn bản Nôm ở các thư viện nước ngoàichưa bao giờ được nhận diện đúng.Kế hoạch của chúng tôi để tạo ra việc truy nhập từ bàn phím máy tính vào chữNôm đã được nhiều chuyên gia Việt Nam ở Thuỵ Sĩ, Bỉ, Mĩ và Việt Nam tham gia,những người đã tình nguyện dành thời gian của mình cho việc số thức hoá tất cảcác kí tự Nôm. Ở Hà Nội, chúng tôi đã tạo ra một văn phòng lấy tên là Nôm Nagồm bốn chuyên gia trẻ về máy tính và chữ Nôm, những người này đã khắc hoạvà bắt giữ dưới dạng điện tử, cho tới cuối mùa hè 2004, quãng 16,000 kí tự Nôm(trong đó có hơn 6000 chữ thuần Nôm, tức là không có trong chữ Trung Quốc).Mục đích của chúng tôi là đưa những kí tự này, và hàng nghìn chữ khác còn đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:

bảo tồn di sản văn hóa ngôn ngữ chữ Nôm Hán ngữ

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: