Danh mục

Hôn nhân quốc tế Việt - Hàn, vấn đề và giải pháp

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 166.40 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết "Hôn nhân quốc tế Việt - Hàn, vấn đề và giải pháp" giới thiệu đến các bạn những vấn đề của các cuộc hôn nhân quốc tế, đối sách của hôn nhân quốc tế, giải pháp hôn nhân quốc tế,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hôn nhân quốc tế Việt - Hàn, vấn đề và giải pháp63 Xã hội học, số 1 - 2009 HÔN NHÂN QUỐC TẾ VIỆT - HÀN, VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP AHN KYONG HWAN I. MỞ ĐẦU Kể từ khi hai nước Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao chínhthức (22/12/1992), các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước ngày càng pháttriển, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Hiện nay Hàn Quốc đang là nhà đầu tư sốmột tại Việt Nam. Theo đà đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam,việc gia tăng các trường hợp kết hôn giữa các công dân Hàn Quốc với các công dânViệt Nam là một hệ quả tất yếu và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Hiện nay, có khoảng 74.000 người Việt Nam đang cư trú tại Hàn Quốc, trongđó 45.000 người là công nhân làm việc trong các doanh nghiệp, khoảng 27.000 phụnữ di trú và trên 2.000 du học sinh. Số phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc và di trú đến Hàn Quốc đang gia tăngnhanh chóng. Gần đây, ở khu vực nông - ngư nghiệp cứ 6 đôi kết hôn thì trong đó cómột đôi mà cô dâu là người Việt Nam. Theo thống kê năm 2005, trong 8.027 cuộckết hôn của đàn ông Hàn Quốc làm nghề nông lâm ngư nghiệp thì có 2.885 cuộc làkết hôn quốc tế, chiếm 35,9%, trong đó 1.535 cuộc là kết hôn với phụ nữ Việt Nam.Ngay trong năm 2006, trong 337.528 cuộc kết hôn thì đã có 39.071 cuộc, chiếm11,6% là kết hôn quốc tế. Tỷ lệ kết hôn với người nước ngoài của người Hàn Quốcvào năm 1990 là 1%, năm 2003 là 9%, năm 2004 là 12%, năm 2005 là 14% và gầnđây những vụ kết hôn với phụ nữ Việt Nam gia tăng một cách nhanh chóng, từ 1.522người trong năm 2003 tăng lên 9.812 người vào năm 2006. Trong số những người đàn ông Hàn Quốc làm nghề nông lâm ngư nghiệp kếthôn quốc tế thì có đến 53,3% kết hôn với phụ nữ Việt Nam. Phụ nữ Việt Nam rấtđược đàn ông Hàn Quốc yêu mến, đây là một tín hiệu đáng mừng nhưng bên cạnh đólại bộc lộ tác động tiêu cực. Các công ty môi giới hôn nhân lợi dụng điểm này, sửdụng hình ảnh tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong con mắt đàn ông Hàn Quốcđể phục vụ cho các mục đích kinh doanh trái phép của mình tại Việt Nam. Trong số những phụ nữ Việt Nam di trú sang Hàn Quốc thì những người quê ởmiền Nam nhiều hơn những người quê miền Bắc. Theo con số thông kê năm 2005 sốlần cấp visa di trú theo diện kết hôn của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội là 720,trong khi đó số lần cấp visa của Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại thành phố Hồ ChíMinh lên đến 3.853. Ngay cả tại khu vực sông Mê Kông - vùng được coi là vựa lúacủa thế giới, số lượng phụ nữ lấy chồng người Hàn và di trú về Hàn Quốc cũng Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn64 Hôn nhân quốc tế Việt – Hàn, vấn đề và giải pháp.không nhỏ. Tuy nhiên kể từ năm 2005 các cuộc kết hôn quốc tế cũng đã chuyển dầnra khu vực miền Bắc vì lí do phụ nữ khu vực đồng bằng Bắc Bộ được các công tymôi giới hôn nhân quảng cáo là chăm chỉ hơn, thương yêu chồng con hơn và có trìnhđộ văn hóa cao hơn (hầu hết đều tốt nghiệp phổ thông trung học). Tại Hàn Quốc, sốnam giới Hàn Quốc làm nghề nông ngư nghiệp như vùng Gangwondo,Gyeongsangdo, Jeollado lại kết hôn với phụ nữ Việt Nam nhiều nhất. Kết hôn là một trong những quyền cơ bản của mỗi người. Vấn đề đặt ra ởđây là chúng ta phải tìm ra được thực trạng kết hôn quốc tế giữa nam giới HànQuốc với phụ nữ Việt Nam, những vấn đề nảy sinh và những giải pháp sau khiphụ nữ Việt Nam kết hôn và đến định cư tại Hàn Quốc để hướng việc kết hôn đitheo chiều hướng tích cực, phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống tốtđẹp của hai nước. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CÁC CUỘC HÔN NHÂN QUỐC TẾ 1. Đi ngược với văn hóa kết hôn truyền thống Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa Nho giáo, là một dân tộc tôn trọnglễ nghĩa. Trong phong tục kết hôn cũng nhận lấy 3 sách Chu lễ, Nghi lễ và Lễ kýlàm nền tảng cơ sở để thực hiện các lễ nghi. Gần đây, các cuộc kết hôn quốc tếgiữa phụ nữ Việt Nam và nam giới Hàn Quốc đã tiến hành theo một trình tự hoàntoàn đối nghịch với văn hóa kết hôn truyền thống mà người Việt Nam và ngườiHàn Quốc đã kế thừa bao năm nay theo truyền thống văn hóa của đạo Khổng. Nóingắn gọn, đây là một cuộc kết hôn không có lễ Nạp Thái mà cũng chẳng có lễ VấnDanh. Trong kết hôn mà chẳng có được một chút thông tin cơ bản thông thường gìvề đối tượng kết hôn, từ buổi gặp gỡ ra mắt đến lễ kết hôn và kết thúc tuần trăngmật đều diễn ra một cách nhanh chóng chỉ vẻn vẹn trong vòng một tuần lễ nên cónhiều cô dâu Việt Nam sau khi nhập cảnh Hàn Quốc đã nói là mình đã bị lừa.Việc này có thể nhận thấy đây là chứng cứ của những cuộc hôn nhân được tiếnhành mà không có một thông tin chính xác gì về chú rể, là một cuộc hôn nhânđược hình thành mà không có sự trao đổi thông tin đầy đủ về nghề nghiệp, sứckhỏe, bệnh tình, thu nhập, quan hệ gia đình… của đối tượng kết hôn. Hôn lễ màthoát ra khỏi “lục lễ” - mộ ...

Tài liệu được xem nhiều: