Danh mục

Hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 49.00 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo quy định tại Điều 127 BLDS, giao dịch dân sự không có một trong các điều kiệnđược quy định tại Điều 122 BLDS thì vô hiệu. Về lý thuyết, có thể phân chia thành hailoại vô hiệu của giao dịch: đó là giao dịch đương nhiên vô hiệu (hay còn gọi là giaodịch vô hiệu tuyệt đối) và giao dịch dân sự vô hiệu theo đề nghị của người có quyền,lợi ích liên quan ( hay còn gọi là giao dịch vô hiệu tương đối). Nếu không có đề nghịhoặc có đề nghị nhưng không được Toà án...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý củaHợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của nóTháng Bảy 11, 2009 in Pháp Luật Dân Sự, Pháp Luật Thương MạiXem bài liên quan: Thực hiện hợp đồng khi các bên thỏa thuận không đầy đủĐiều 410 BLDS năm 2005 viện dẫn việc áp dụng các quy định từ Điều 127 đếnĐiều 138 vì hợp đồng là một loại giao dịch dân sự, do đó, cần áp dụng nhữngquy định về giao dịch dân sự vô hiệu đối với hợp đồng vô hiệu.Minh họaTheo quy định tại Điều 127 BLDS, giao dịch dân sự không có một trong các điều kiệnđược quy định tại Điều 122 BLDS thì vô hiệu. Về lý thuyết, có thể phân chia thành hailoại vô hiệu của giao dịch: đó là giao dịch đương nhiên vô hiệu (hay còn gọi là giaodịch vô hiệu tuyệt đối) và giao dịch dân sự vô hiệu theo đề nghị của người có quyền,lợi ích liên quan ( hay còn gọi là giao dịch vô hiệu tương đối). Nếu không có đề nghịhoặc có đề nghị nhưng không được Toà án chấp nhận thì giao dịch vẫn có hiệu lựcpháp luật. BLDS quy định 7 trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu. Đây chỉ là nhữngtrường hợp vô hiệu nói chung. Ngoài ra, Điều 411 quy định về hợp đồng dân sự vôhiệu do có đối tượng không thể thực hiện được, cụ thể :Trong trường hợp ngay từ thời điểm ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể thựchiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu.Trong trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợpđồng có đối tượng không thể thực hiện được, nhưng không thông báo cho bên kia biếtnên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trườnghợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiệnđược.Quy định này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặcnhiều phần đối tượng không thể thực hiện được, nhưng phần còn lại của hợp đồngvẫn có giá trị pháp lý.Đồng thời, BLDS năm 2005 giải quyết mối quan hệ giữa vô hiệu của hợp đồng chínhvà vô hiệu của hợp đồng phụ, trong đó sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứthợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợpđồng chính. Quy định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ dân sự. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính,trừ trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời củahợp đồng chính.Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu được giải quyết theo Điều 137 BLDS năm2005, theo đó hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩavụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Trong trường hợp này, các bên khôiphục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trảđược bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoalợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hạiphải bồi thường.1.1.11. Về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệuThời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu tại Điều 136 được ápdụng đối với yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, vì hợp đồng là một loại phổbiến của giao dịch dân sự.Xuất phát từ đó, thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quyđịnh tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của BLDS năm 2005 là hai năm, kể từngày giao dịch dân sự được xác lập. Đối với các giao dịch dân sự được quy định tạiĐiều 128 và Điều 129 của BLDS năm 2005 thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giaodịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế, có nghĩa là yêu cầu Toà án vào bất kỳ thời điểmnào cũng được.1.1.12. Thực hiện hợp đồngĐây là một trong những giai đoạn quan trọng của hợp đồng, vì mục đích của các bêncó đạt được hay không phụ thuộc vào vấn đề hợp đồng được thực hiện tốt hay không.Do đó, khi thực hiện hợp đồng, các bên phải tuân theo các nguyên tắc được quy địnhtại Điều 412 BLDS.1.1.13. Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụCầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang chiếm giữhợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được cầm giữ tài sản khi bên cónghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏathuận.Bên cầm giữ có quyền cầm giữ toàn bộ hoặc một phần tài sản; thu hoa lợi từ tài sảncầm giữ và được dùng để bù trừ nghĩa vụ; yêu cầu bên có tài sản bị cầm giữ thanhtoán các chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản đó và phải bảo quản, giữgìn tài sản cầm giữ.Quyền cầm giữ chấm dứt theo thỏa thuận của các bên; khi bên cầm giữ vi phạm nghĩavụ bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ hoặc bên có tài sản bị cầm giữ hoàn thành nghĩavụ.1.1.14. Về phạt vi phạm đối với vi phạm hợp đồngBLDS năm 2005 không quy định phạt vi phạm là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩavụ dân sự như quy định của BLDS năm 1995, mà quy định đó là một trong các nộidung của hợp đồng, nếu các bên có thoả thuận và tùy từng loại hợp đồng (khoản 7Điều 402).Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng về việc bên vi phạm nghĩavụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thoảthuận. Về quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, BLDS quy định: cácbên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạmmà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồithường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phảibồi thường toàn bộ thiệt hại. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồithường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.1.1.15. Sửa đổi hợp đồngXuất phát từ nguyên tắc tự do ý chí trong việc giao kết hợp đồng, các bên có thể thoảthuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp phápluật có quy định khác.Trong trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực,đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó.1.1.16. Chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng, đơn phương chấm ...

Tài liệu được xem nhiều: