Danh mục

Hợp tác đại học - doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 361.55 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Hợp tác đại học - doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay" phân tích lợi ích của việc hợp tác giữa đại học với doanh nghiệp, kết quả đã đạt được ở một số trường đại học ở Việt Nam từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị tháo gỡ các rào cản nhằm thúc đẩy hợp tác, tăng hiệu quả hoạt động của các đại học ở Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hợp tác đại học - doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay HỢP TÁC ĐẠI HỌC - DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Thanh Bình Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing Email: ntbinh@ufm.edu.vn Tóm tắt: Hợp tác giữa đại học - doanh nghiệp là xu hướng phổ biến trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Nó có tác động tích cực tới hoạt động đào tạo, nghiên cứu và phát triển trong đại học và không ngừng nâng cao trình độ sinh viên. Bài viết phân tích lợi ích của việc hợp tác giữa đại học với doanh nghiệp, kết quả đã đạt được ở một số trường đại học ở Việt Nam từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị tháo gỡ các rào cản nhằm thúc đẩy hợp tác, tăng hiệu quả hoạt động của các đại học ở Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Từ khóa: doanh nghiệp, đại học, hợp tác 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đòi hỏi người lao động phải có kiến thức chung, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực thực hành nghề nghiệp, tác phong và thái độ làm việc chuyên nghiệp. Nhằm đáp ứng đòi hỏi về đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội, thời gian qua nền giáo dục Việt Nam chú trọng phát triển giáo dục đào tạo theo định hướng ứng dụng. Giáo dục định hướng ứng dụng cung cấp các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế, tập trung mạnh vào việc đào tạo sinh viên có khả năng đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp ra trường, đáp ứng được những nhu cầu nguồn lực lao động của xã hội. Một trong những giải pháp hiệu quả triển khai giáo dục định hướng ứng dụng chính là xây dựng mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Tại sao cần phải liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp? Điều này mang lại lợi ích gì? Giải pháp tăng cường hiệu quả của mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp? Những nội dung này sẽ được tác giả trình bày trong bài viết “Hợp tác đại học – doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”. 2. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái quát về quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp Mô hình đào tạo liên kết giữa cơ sở giáo dục và doanh nghiệp được đề xướng bởi nhà triết học Đức Willhelm Humboldt. Theo ông, trường đại học ngoài chức năng đào tạo phải có chức năng nghiên cứu và hợp tác với các ngành công nghiệp. Quan hệ hợp tác giữa Trường Đại học (TĐH) và doanh nghiệp (DN) là tất cả mọi hình thức tương tác trực tiếp 126 hay gián tiếp, có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa trường đại học và các DN nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích của cả hai bên: Hợp tác trong nghiên cứu và phát triển; Kích thích sự vận động năng động qua lại của giảng viên, sinh viên và các nhà chuyên môn đang làm việc tại các DN; Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu; Xây dựng chương trình đào tạo; hỗ trợ các nỗ lực sáng nghiệp và quản trị tổ chức. Mối quan hệ hợp tác giữa TĐH và DN được hiểu như là những giao dịch giữa các TĐH và các tổ chức sản xuất kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Đẩy mạnh việc hợp tác này và khai thác giá trị của nó có thể giúp nhà trường tháo gỡ những khó khăn về tài chính, giúp các DN đạt được hoặc duy trì ưu thế cạnh tranh trong thị trường năng động ngày nay. Mối quan hệ này cũng đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động (Carayon, 2003,Gibb & Hannon (2006), Storm (2008), Razvan & Dainora (2009). Ở Việt Nam, hợp tác giữa TĐH và DN được Đảng và Nhà nước quan tâm từ hai thập niên trở lại đây. Các văn bản tuyên bố chủ trương và chỉ đạo khẳng định: các TĐH phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống; thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các DN, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội; coi DN là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn nhu cầu quan trọng nhất của thị trường khoa học – công nghệ… 2.2. Lợi ích của việc liên kết, hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, mà bản chất là thay đổi động lực của tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có chất lượng cao: được đào tạo bài bản, có kỹ năng làm việc. Tuy nhiên, theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), chưa đến 20% lực lượng lao động của Việt Nam được đào tạo chuyên môn và những kỹ năng được trang bị thường không phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, sự chuyển dịch nguồn lao động giữa các nước là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: