Danh mục

Hợp tác đào tạo với doanh nghiệp giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 595.41 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay, các chương trình đào tạo của các ngành do trường Đại học Kinh tế Nghệ An đã được rà soát, điều chỉnh theo hướng giúp người học được thực hành, tiếp cận các nghiệp vụ cụ thể nhiều hơn. Bài viết trình bày một số hình thức hợp tác với doanh nghiệp; Khái quát hoạt động đào tạo gắn với doanh nghiệp của Trường Đại học Kinh tế Nghệ An.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hợp tác đào tạo với doanh nghiệp giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An HỢP TÁC ĐÀO TẠO VỚI DOANH NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN ThS. Trần Thị Thanh Hường Khoa Kinh tế - QTKD I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, các chương trình đào tạo của các ngành do trường Đại học Kinh tế Nghệ An đã được rà soát, điều chỉnh theo hướng giúp người học được thực hành, tiếp cận các nghiệp vụ cụ thể nhiều hơn. Chương trình đào có nhiều môn học tính ứng dụng cao nhưng vì thời lượng học tại trường nhiều nên sinh viên chưa có cơ hội thực hành thực tế được nhiều. Những chuyến đi thực tế với thời gian còn ít, sinh viên mới chỉ tìm hiểu được thông tin cơ bản về doanh nghiệp chứ chưa được trực tiếp cùng tham gia để tìm hiểu nội dung công việc cụ thể. Đến kỳ thực tập thì sinh viên có một thời gian ngắn chủ yếu để xin số liệu, tìm hiểu các nội dung thông tin làm báo cáo tốt nghiệp. Nhìn chung, trong quá trình học, sinh viên được thực hành ngay tại doanh nghiệp rất ít. Điều này một mặt không khuyến khích sinh viên nghiên cứu thực tế, tạo sự ỷ lại khi các em nghĩ rằng hầu hết là học trên lớp, không cần phải tự mày mò thực tế nhiều, không chỉ làm giảm đi năng lực thực hành của sinh viên, mà còn làm cho các sinh viên cũng bị hạn chế cơ hội tìm việc làm khi ứng viên tốt nghiệp khác có năng lực thực hành tốt hơn. Một trong những giải pháp để giúp sinh viên tăng cường thêm năng lực thực hành sau khi đã được cung cấp kiến thức lý thuyết chính là tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập tại các doanh nghiệp phù hợp với chuyên ngành mà sinh viên được học thông qua kết hợp với doanh nghiệp cùng đào tạo cho sinh viên, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo. Đào tạo là cách thức truyền dạy kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cho người khác, làm cho họ chuyển đổi thành một cấp bậc cao hơn với nhiều hiểu biết hơn. Nghĩa là đào tạo sẽ đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. 106 Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định. II. NỘI DUNG 2.1. Một số hình thức hợp tác với doanh nghiệp 2.1.1. Doanh nghiệp tham gia vào việc xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo Chuẩn đầu ra (CĐR) của các trường đại học sẽ là chuẩn đầu vào của các doanh nghiệp, do đó, các doanh nghiệp cần cử các chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn tư vấn cho nhà trường trong việc xây dựng CĐR để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của mình. Thể hiện sự kỳ vọng đối với những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên sau khi được đào tao tại trường. Trên cơ sở đó, sẽ tư vấn cho nhà trường thiết kế chương trình đào tạo góp phần đạt CĐR đối với từng ngành đào tạo. Các ý kiến từ các doanh nghiệp sẽ là một trong những căn cứ để nhà trường thiết kế chương trình đào tạo sát với yêu cầu thực tiễn. 2.1.2. Doanh nghiệp hỗ trợ hướng dẫn thực hành, thực tập Từ những kiến thức, kỹ năng, thái độ được học tập và đào tạo trong quá trình học tập, sinh viên cần được trải nghiệm trên công việc thực tế để vận dụng, rèn luyện thêm trong thực tế. Với sự tham gia của mình, các DN không chỉ cung cấp địa chỉ thực tập, mà còn trực tiếp tham gia hỗ trợ hướng dẫn thêm cho sinh viên để sinh viên biết thêm các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình làm việc, hướng dẫn họ cách thức xử lý vấn đề trực tiếp bằng các kiến thức đã được học, đồng thời bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng còn thiếu, rèn luyện thêm những kỹ năng khác trong quá trình tiếp xúc và làm việc cùng các nhân viên đã có kinh nghiệm trong doanh nghiệp. Sau quá trình thực tập, DN sẽ đánh giá kết quả quá trình thực tập bao gồm: đánh giá kiến thức, kỹ năng, mức độ đáp ứng yêu cầu đối với công việc, thái độ làm việc. Bản đánh giá này sẽ là căn cứ để giúp SV tự nhìn nhận lại bản thân mình, tìm ra các giải pháp để khắc phục các hạn chế, hoàn thiện mình hơn để sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ có cơ hội tiếp cận việc làm tốt hơn. 2.1.3. Doanh nghiệp tham gia vào hội thảo, giảng dạy Các hội thảo, báo cáo chuyên đề có sự tham gia của DN sẽ cung cấp thêm các thông tin thực tế cho cả giảng viên và sinh viên.Giúp GV và SV có thêm các vấn đề thực tiễn để có thể tìm hiểu, nghiên cứu. Việc bổ sung kiến thức thực tế sẽ làm phong 107 phú bài giảng, đồng thời cũng là một cách giúp người học tiếp cận được với thực tếtừ khi còn trên giảng đường. Thông qua hội thảo, DN cũng sẽ có cơ hội được trao đổi, thảo luận cùng các giảng viên, sinh viên: tiếp cận với những kiến thức được cập nhật mới góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.1.4. Hợp tác trong đào tạo nhân sự cho DN Hình thức hợp tác này còn được gọi là đào tạo theo địa chỉ. Và trong xu thế hiện nay, các doanh nghiệp đặc biệt là các DN có quy mô lớn thường sẽ lựa chọn các cơ sở đào tạo để đặt hàng đào tạo theo yêu cầu của các DN. 2.1.5. Hợp tác trong nghiên cứu Với hình thức đào tạo này, DN sẽ là bên hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho nhà trường, và sau quá trình nghiên cứu đó, DN sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu đó. Có thể nói đây là hình thức hợp tác thể hiện được sự tin tưởng cao của DN đối với nhà trường, về phía nhà trường lại có điều kiện để vận dụng các lợi thế trong nghiên cứu, giảng dạy, có cơ hội để khảo nghiệm các kết quả nghiên cứu của mình trên thực tế, qua đó góp phần nâng cao uy tín, vị thế của mình trong nghiên cứu, giảng dạy. 2.2. Khái quát h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: