Hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngô Thái Hà1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Nguyễn Đức Khiêm Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc Abstract The increase in international cooperation activities not only creates favorable conditionsfor universities to improve the quality of training and scientific research, but also helpsuniversities in our country to increase their revenue, create resilience to better meet social needs.This article focuses on researching the views of the Communist Party of Vietnam on internationalcooperation in the field of education, the current situation of international cooperation in highereducation in our country in the past time. On that basis, point out some basic solutions to improveinternational cooperation activities in higher education, contributing to improving trainingquality prestige and brand name of Vietnams universities today Keywords: Higher education, education and training, scientific research, nationalcooperation, university 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hai thập niên đầu của thế kỷ XXI đã chứng kiến sự phát triển nhảy vọt của cuộccách mạng khoa học - công nghệ, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷnguyên thông tin và phát triển nền kinh tế số. Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và nền kinhtế số là xu thế tất yếu khách quan. Hòa mình vào xu thế chung đó, Việt Nam đã tham giangày càng sâu rộng vào các hoạt động chung toàn cầu. Dưới tác động mạnh mẽ của khoahọc công nghệ, của nền kinh tế số và quá trình toàn cầu hóa, cạnh tranh để tồn tại và pháttriển trở thành xu thế chủ đạo của thế giới đương đại, đặc biệt là sự cạnh tranh về chấtlượng nguồn nhân lực giữa các quốc gia ngày càng quyết liệt. Để giành ưu thế trong cuộccạnh tranh đó, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượnggiáo dục đại học (GDĐH). Vì vậy xu thế hợp tác quốc tế (HTQT) trong giáo dục đang làsự lựa chọn đúng đắn của các trường đại học trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Sau gần bốnthập niên thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đã ghi nhận nhữngthành công lớn trong HTQT về giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Dòng vốn đầu tư nướcngoài vào lĩnh vực giáo dục ngày càng tăng. Tuy vậy, hoạt động HTQT trong GDĐH cònnhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi phải được giải quyết triệt để góp phần nâng cao hiệu quả củahoạt động này hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về HTQT trong GDĐH Sinh ra trong một gia đình nhà nho coi trọng việc học, bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minhcũng từng là một nhà giáo, do vậy, Người luôn quan tâm tới công tác GD&ĐT, có những1 hangothai81@gmail.com452tư duy mới mẻ, đi trước thời đại về giáo dục. Ngay từ năm 1919, Người đã chỉ rõ: “Xétvề nguyên tắc, tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế; và văn minhchỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường” [1, tr. 14]. Bằng tư duynhạy bén, nhãn quan chính trị sâu sắc, Hồ Chủ tịch đã nhận thấy sức mạnh của một quốcgia không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý,truyền thống văn hiến,.. mà một phần quan trọng đưa đến sự phát triển hùng cường củacác quốc gia chịu sự tác động, chi phối của các mối quan hệ quốc tế. Tư tưởng ngoại giaocủa Hồ Chí Minh rất sâu sắc và toàn diện, trong đó có những quan điểm về HTQT (HTQT)trong giáo dục. Người quan tâm đến HTQT trong giáo dục vì mục đích của HTQT tronggiáo dục nhằm giúp đất nước xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu,.. trong thư gửi học sinh ngàykhai trường tháng 9/1945, Người khích lệ các em học sinh chăm chỉ học tập để làm rạngrỡ cho nước nhà: “Sau 80 năm nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cầnphải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịpcác nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờđợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc ViệtNam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được haykhông, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [1, tr. 34-35]. Như vậy,trong quan điểm của Hồ Chí Minh, ngoại giao về giáo dục còn mang ý nghĩa sâu xa là đặtchiến lược phát triển đất nước gắn liền với những thay đổi mang tính thời đại. Quan điểm của Hồ Chủ tịch về HTQT trong giáo dục là nền tảng để Đảng Cộng sảnViệt Nam xây dựng các quan điểm chỉ đạo về HTQT trong GD&ĐT. Trong suốt quá trìnhlãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn và sâu sắc về vai trò của giáo dục,coi giáo dục - đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học Hợp tác quốc tế Giáo dục đại học Nền kinh tế số Giao lưu học thuật quốc tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
10 trang 222 1 0
-
171 trang 216 0 0
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học – Tác động và giải pháp
7 trang 215 0 0 -
27 trang 213 0 0
-
Sử dụng Chat GPT làm công cụ hỗ trợ trong việc dạy và học ngành truyền thông
6 trang 170 1 0 -
Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông hệ đại học: Phần 2
174 trang 169 0 0 -
Giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay
10 trang 168 0 0 -
200 trang 158 0 0
-
7 trang 158 0 0
-
15 trang 149 0 0
-
Tiểu luận: So sánh giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc-Việt Nam
0 trang 139 0 0 -
Sổ giáo án lý thuyết, giáo án thực hành, giáo án tích hợp.
27 trang 133 0 0 -
7 trang 129 0 0
-
SLIDE QUẢN TRỊ NHÂN LỰC - CHƯƠNG 5: ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
18 trang 128 0 0 -
Chuyển đổi số: cơ sở và ứng dụng
18 trang 122 0 0 -
Giải pháp quản lý văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số
8 trang 119 0 0 -
Vai trò của trình độ học vấn và giới tính của chủ hộ trong cầu đại học của các hộ gia đình
9 trang 108 0 0 -
Hợp tác quốc tế của kho bạc Nhà nước trong bối cảnh mới
4 trang 105 0 0 -
Thực trạng liên thông từ giáo dục nghề nghiệp lên giáo dục đại học
5 trang 102 0 0 -
17 trang 101 2 0