Danh mục

Hợp tác quốc tế trong phát triển chương trình đào tạo ngành kĩ thuật môi trường ở Đại học Cần Thơ, Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 291.18 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 4 triệu ha và gần 18 triệu cư dân. Vùng đồng bằng được xem là khu vực sản xuất nông ngư nghiệp lớn nhất Việt Nam...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hợp tác quốc tế trong phát triển chương trình đào tạo ngành kĩ thuật môi trường ở Đại học Cần Thơ, Việt Nam HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Ở ĐẠI HỌC CẦN THƠ, VIỆT NAM - KHẢO CỨU TỪ DỰ ÁN VLIR-E2 - Lê Anh Tuấn1*, Lê Hoàng Việt1, Nguyễn Hiếu Trung1, Guido Wyseure21 Bộ môn Kỹ thuật Môi trường và Tài nguyên NướcKhoa Công nghệ, trường Đại học Cần Thơ, Việt NamKhu II, đường 3/2, Thành phố Cần Thơ, Việt namTel/Fax: 00-84-71-834 5392 Phòng Quản lý Đất đaiBộ môn Quản lý đất đai và Kinh tế họcKhoa Kỹ thuật Khoa học sinh học, trường Đại học Thiên chúa giáo Leuven, BỉCelestijnenlaan 200E., B-3001 Leuven, Belgium* E-mail liên lạc: latuan@ctu.edu.vnTÓM TẮTĐồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích 4 triệu ha và gần 18 triệu cư dân.Vùng đồng bằng được xem là khu vực sản xuất nông ngư nghiệp lớn nhất Việt Nam.Khu vực chỉ chiếm 5% diện tích lưu vực của sông Mekong nhưng cung cấp cho toànquốc trên 50% lượng lương thực chính, 60% lượng tôm cá và 70% lượng trái cây nhiệtđới. Hằng năm, xấp xỉ 2 triệu tấn gạo sản xuất từ ĐBSCL được xuất cảng ra thế giới.Tuy vậy, việc nhanh chóng mở rộng thâm canh nông nghiệp và đô thị hóa dẫn đến sự ônhiễm môi trường. Vấn đề môi trường và phát triển bền vững cho vùng Đồng bằng sẽkhông thể giải quyết một cách hiệu quả nếu kiến thức, nhận thức, thái độ và hành vi củangười dân không được cải thiện. Do vậy, giáo dục môi trường phải đóng một vai tròquan trọng trong các chính sách bảo vệ và bảo tồn môi trường.Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) là cơ sở đào tạo đại học lâu đời nhất ĐBSCL vớichức năng phát triển nguồn nhân lực cho khu vực. ĐHCT đã thiết lập mối liên kết vớinhiều tổ chức quốc tế và chính phủ trong việc cách tân các khái niệm mới đang pháttriển trong đào tạo cũng như việc tiếp cận mới trong thực hành nghiên cứu. Liên quanđến chương trình giáo dục môi trường và liên quan, ĐHCT có mở hai ngành học: Kỹthuật Môi trường và Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên, cấp bằng Cử nhân Kỹ thuật vàThạc sĩ Khoa học. Đại học đang phấn đấu nâng cao chất lượng trong việc phát triểnchương trình và phương tiện giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trao đổi sinh viên vàchuyển giao kỹ thuật một cách thực sự như là một lợi ích hiệu quả từ hợp tác quốc tế.Báo cáo này mô tả tiến trình phát triển chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Môi trườngở Khoa Công nghệ với sự hỗ trợ của dự án VLIR giữa ĐHCT và Đại học Thiên chúagiáo Leuven như một trường hợp nghiên cứu.Từ khóa: ô nhiễm, giáo dục môi trường, phát triển bền vững, tài nguyên nhân lực, hợptác quốc tế. 1I. GIỚI THIỆUĐồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở Việt Nam, phần cuối cùng của hạ lưu sôngMekong, với 4 triệu ha đất nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, được xem là khu vựcnông nghiệp và nuôi trồng thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Vùng Đồng bằng (hình 1)thực tế là một khu đất ngập nước rộng lớn và vùng đất phù sa bằng phẳng, có mật độsông rạch và kênh đào dày đặt và một hệ sinh thái đa dạng sinh học phong phú vớinhiều thành phần thực và động vật. Hiện tại, đồng bằng có 2,4 triệu ha đất canh tácnông nghiệp và hơn 350.000 ha mặt nước dùng cho việc nuối trồng và đánh bắt thủysản. Khu vực chỉ chiếm 5% diện tích lưu vực của sông Mekong nhưng cung cấp chotoàn quốc trên 50% lượng lương thực chính, 60% lượng tôm cá và 70% lượng trái câynhiệt đới. Hình 1: Lưu vực sông mekong và vùng Đồng bằng sông Cửu LongVào mùa mưa, một phần vùng Đồng bằng bị ngập lũ. Dọc theo 600 km ven biển, triềubiển ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng nước do sự xâm nhập mặn. Thêm vào đó, 2triệu ha đất bị nhiễm phèn. Trong mùa khô và đầu mùa mưa, nước ô nhiễm tác độngnặng nề đến canh tác nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt. Tài nguyên thiên nhiên ởĐBSCL bị ảnh hưởng gia tăng theo các tác động của con người. Thêm nữa, việc nhanhchóng công nghiệp hóa và đô thị hóa, việc thâm canh với 2 đến 3 vụ mỗi năm ở các tỉnhvùng tây - bắc, việc nuôi trồng thủy sản ở các vùng ven biển và các hoạt động khác củacon người đã gây các vấn đề ô nhiễm trong Đồng bằng. Chất lượng nước là một trongnhững yếu tố liên quan quan trọng trong tương lai (Vệ, 2002).Có nhiều thử thách đến việc phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL liên quan đến môitrường. Hơn 2/3 trong số 18 triệu dân (2005) ở ĐBSCL sống ở vùng nông thôn và phụthuộc hoàn toàn vào nguồn nước, nhất là về mùa khô. Áp lực dân số bởi sự gia tăng tựnhiên và nhập cư trong những năm gần đây dẫn đến gia tăng nhu cầu lương thực vànước cũng như việc tăng tiêu thụ năng lượng. Như một hệ quả, sự phá rừng và xâm lấncác khu rừng sát và rừng ngập nước đang báo động nghiêm trọng. Dọc theo kênh rạchở ĐBSCL, chất lượng nước có liên quan đến việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâutrong nông nghiệp, ảnh hưởng sự phú dưỡng từ việc nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi giasúc, nước thải từ nhà máy công nghiệp và dân số (Tuấn, 2004).ĐBSCL hiện vẫn được xem là khu vực chậm phát triển về cán bộ có trình độ và giáodục cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dầu vùng đồng bằng có nhiều đóng góp tíchcực cho sản xuất lương thực quốc gia nhưng nhiều lĩnh vực khác vẫn lạc hậu. Để nângcao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giải quyết vấn 2đề môi trường ở ĐBSCL trở thành một áp lực và nhu cầu cần thiết của việc phát triểnbền vững. Giáo dục và đào tạo môi trường là một phần của mục tiêu phát triển nguồnnhân lực của trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT), một cơ sở giáo dục đại học lâu đời nhấtĐBSCL. Được thành lập năm 1966 với tên gọi là “Viện Đại học Cần Thơ”, toạ lạc tạithành phố Cần Thơ, ngày nay ĐHCT gồm 3 khu với tổng diện tích 71 ha đất và mộttrung tâm thực nghiệm 110 ha. ĐHCT là một trường đại học đa ngành đa lĩnh vực, nămhọc 2005, trường đang có 52 ngành đào tạo khác nhau ở bậc đại học trong lĩ ...

Tài liệu được xem nhiều: