Thông tin tài liệu:
Cuốn sách Phương pháp dạy học Toán 3 phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: những yêu cầu cơ bản đối với giáo viên khi dạy học giải các bài tập toán cho học sinh tiểu học, thực hành giải toán tiểu học đối với giáo viên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn dạy học Toán lớp 3: Phần 1PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN 3 1 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁNG 3 Bản quyền © thuộc về tác giả, 2020 Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hoặc phương tiện nào mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của tác giả. Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của quý vị độc giả để sách ngày càng hoàn thiện hơn.Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt NamPhương pháp dạy học toán 3/Kiều Mạnh Hùng (cb) – Phan Bá Lê Hiền –Bùi Thị Phương Thảo – Trần Quỳnh Mai – Nguyễn Thị Phương Đông –Bùi Trần Tuyết Hạnh (bs) - H.:Đại học Quốc gia, 2020. – 200tr. ; 14.5 cm. 978-604-315-889-21. Tham khảo 2. Khoa học tự nhiên. 3. Việt Nam. 4. Sách tiếng Việt808.83 - dc23 PNF0098p 2 KIỀU MẠNH HÙNG (Chủ biên)PHAN BÁ LÊ HIỀN – BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO – TRẦN QUỲNH MAI-NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ĐÔNG – BÙI TRẦN TUYẾT HẠNH (Biên soạn) PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN 3 (Sách tham khảo) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 34 Chương 1: NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN KHI DẠY HỌC GIẢI CÁC BÀI TẬP TOÁN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Mục tiêu – Kiến thức: Sinh viên có những hiểu biết: + Học sinh tiểu học học toán như thế nào? Cần chú ý gìtrong dạy học môn toán ở tiểu học; + Mục tiêu dạy học môn toán ở tiểu học? Mối quan hệ vềmục tiêu của từng lớp và của cả cấp học; + Các quan điểm cơ bản của việc lựa chọn, sắp xếp nội dungmôn toán ở tiểu học; + Chuẩn học tập môn toán ở tiểu học. – Kĩ năng: Hình thành và phát triển một số kĩ năng: + Quan sát và phân tích sự phát triển tư duy toán học củahọc sinh tiểu học, biết vận dụng những hiểu biết vào quá trình dạy học; + Xác định đúng, đủ mục tiêu bài học; + Phân tích mối quan hệ và sự kết hợp giữa các nội dung từngmạch kiến thức, từng lớp; + Biết thiết kế bài kiểm tra kết quả học tập của học sinh saumột giai đoạn học tập. – Thái độ: + Thái độ chu đáo, tận tình, chăm lo đúng cáchviệc học của học sinh; 5 + Tinh thần trách nhiệm trong dạy học toán; + Tác hại của việc nhận thức sai hoặc không đầy đủ quanđiểm cơ bản xây dựng chương trình; + Ý thức kỉ luật trong lao động dạy học, dạy học theo chuẩnnội dung chủ đề. 1.1. Những yêu cầu cơ bản đối với giáo viên 1.1.1. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học a) Học sinh Tiểu học học toán như thế nào? Giáo viên cần trả lời được câu hỏi “Học sinh tiểu học họctoán như thế nào và những điểm cần chú ý trong dạy học toán ởtiểu học”. Các công trình nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng học sinhtiểu học thường tri giác trên tổng thể. Các hoạt động tri giác pháttriển và được hướng dẫn bởi các hoạt động nhận thức khác nênchính xác. Giáo viên chú ý không được chủ định chiếm ưu thế ởhọc sinh tiểu học. Sự chú ý của học sinh tiểu học còn phân tán, dễ bịlôi cuốn vào các trực quan, gợi cảm, thường hướng ra bên ngoài vàohành động, chưa có khả năng hướng vào bên trong, vào tư duy. Trí nhớ trực quan, hình tượng và trí nhớ máy móc phát triểnhơn trí nhớ logic; hiện tượng hình ảnh cụ thể dễ nhớ hơn các câuchữ trừu tượng, khô khan. Trí tưởng tượng còn chịu tác động nhiều của hứng thú, kinhnghiệm sống, mẫu vật đã biết. Lứa tuổi Tiểu học (6 - 7 tuổi đến 11 - 12 tuổi) là giai đoạnmới của phát triển tư duy, giai đoạn tư duy cụ thể. Trong mộtchừng mực nào đó, hành động trên các đồ vật, sự kiện bên ngoàicòn là chỗ dựa hay điểm xuất phát cho tư duy. Các thao tác tư duy 6đã liên kết với nhau thành tổng thể nhưng sự liên kết đó chưa hoàntoàn tổng quát. Học sinh có khả năng nhận thức về cái bất biến vàhình thành khái niệm bảo toàn, tư duy có bước tiến rất quan trọng,phân biệt được phương diện định tính với định lượng – điều kiệnban đầu cần thiết để hình thành khái niệm “số”. Chẳng hạn: họcsinh lớp 1 đã nhận thức cái bất biến là sự tương ứng 1 – 1 khôngthay đổi khi thay đổi cách sắp xếp các phần tử (dựa vào lớp các tậphợp tương đương), từ đó hình thành khái niệm bảo toàn “sốlượng” của các tập hợp trong lớp các tập hợp đó; phép cộng cóphép toán ngược trong tập hợp các số tự nhiên. Học sinh cuối cấp học có những tiến bộ về nhận thức khônggian như phối hợp cách nhìn một hình hộp từ các phía khác nhau,nhận thức được các quan hệ giữa các hình với nhau ngoài các quanhệ trong nội bộ một hình. Học sinh tiểu học bước đầu có khả năng thực hiện việc phântích tổng hợp, trừu tượng hoá – khái quát hoá và những hình thứcđơn giản của sự suy luận, phán đoán. Ở học sinh tiểu học, phântích và tổng hợp phát triển không đồng đều, ...