Danh mục

Hướng dẫn sinh viên thiết kế hoạt động “Bé tập làm nội trợ” cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 521.78 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra một số vấn đề lí luận về việc tổ chức hoạt động giáo dục dinh dưỡng theo hướng trải nghiệm và các bước hướng dẫn sinh viên thiết kế hoạt động “Bé tập làm nội trợ” cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn sinh viên thiết kế hoạt động “Bé tập làm nội trợ” cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệmTẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 81/THÁNG 2 (2024) 35 HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG “BÉ TẬP LÀM NỘI TRỢ” CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM Cao Thị Lan Hương Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Giáo dục dinh dưỡng sẽ tạo cho trẻ mầm non hứng thú với các loại thực phẩm, món ăn hàng ngày, giúp hình thành những thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe. Việc lựa chọn các phương pháp, hình thức giáo dục dinh dưỡng phù hợp với trẻ mầm non là việc làm cần thiết. Hoạt động “Bé tập làm nội trợ” là hình thức phù hợp nhất để giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non nói chung và cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng. Thiết kế hoạt động “Bé tập làm nội trợ” theo hướng trải nghiệm giúp sinh viên nâng cao kĩ năng thiết kế hoạt động giáo dục dinh dưỡng, từ đó, góp phần nâng cao chất lượng học tập các học phần của chuyên nghành giáo dục mầm non. Bài viết đưa ra một số vấn đề lí luận về việc tổ chức hoạt động giáo dục dinh dưỡng theo hướng trải nghiệm và các bước hướng dẫn sinh viên thiết kế hoạt động “ Bé tập làm nội trợ” cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm. Từ khóa: “Bé tập làm nội trợ”; giáo dục dinh dưỡng; giáo viên mầm non; sinh viên mầm non; trải nghiệm; trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Nhận bài ngày 12.01.2024; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 28.02.2024 Liên hệ tác giả: Cao Thị Lan Hương; Email: ctlhuong@daihocthudo.edu.vn1. MỞ ĐẦU Giáo dục dinh dưỡng (GDDD) cho trẻ mầm non là một trong những yếu tố chính quyếtđịnh đến sự phát triển toàn diện của trẻ trong độ tuổi mầm non cả về thể chất lẫn trí tuệ. Trẻmầm non và đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi rất nhạy cảm và tiếp thu nhanh tất cả những điềutrẻ học được trường và hình thành dấu ấn lâu dài. Nếu bắt đầu giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻcho trẻ trong giai đoạn này sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo ra một thế hệ mới có sự hiểubiết đầy đủ về dinh dưỡng và sức khỏe, biết lựa chọn ăn uống đúng cách một cách thông minh,khoa học và tự giác. Do đó, việc đưa các nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe vào trongchương trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là một việc làm rất cần thiết, tạo ra sựliên thông về giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ từ lứa tuổi mầm non đến các cấp họcsau. Để làm tốt nhiệm vụ này, GVMN (GVMN) phải có những kiến thức về nhất định về dinhdưỡng và sức khỏe, biết cách thiết kế và tổ chức đa dạng các hoạt động GDDD nhằm giúp trẻhứng thú với thực phẩm, món ăn, thức uống hàng ngày. Hoạt động GDDD đã và đang đượcGVMN triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau như: lồng ghép vào hoạt động học, hoạt động36 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIgóc, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoại khoá, “Bé tập làm nội trợ”,… Trong đó, hình thức“Bé tập làm nội trợ” là hình thức được sử dụng khá nhiều để GDDD cho trẻ nói chung và chotrẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng. Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) nói chung và trải nghiệm “Bé tập làm nội trợ” nói riêngyêu cầu trẻ phải sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi, nếm,…) để có thểtăng khả năng ghi nhớ những điều đã được học, rèn luyện cho trẻ kỹ năng sống, kĩ năng tự phụcvụ, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế. Trong các hoạt động trảinghiệm đó, GVMN đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm và có vai trò định hướng,hỗ trợ, giúp đỡ, điều chỉnh cho trẻ. Hoạt động trải nghiệm “Bé tập làm nội trợ” giúp cho việc“học” những nội dung về dinh dưỡng hàng ngày trở nên thú vị và hấp hẫn hơn với trẻ. Hướng dẫn thiết kế hoạt động “Bé tập làm nội trợ” theo hướng trải nghiệm giúp sinh viên(SV) nâng cao kĩ năng thiết kế hoạt động GDDD, từ đó, góp phần nâng cao chất lượng học tậpcác học phần của chuyên ngành GDMN. Bài viết đưa ra một số vấn đề lí luận về việc tổ chứchoạt động GDDD theo hướng trải nghiệm và các bước hướng dẫn sinh viên thiết kế hoạt động“Bé tập làm nội trợ” cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm.2. NỘI DUNG2.1. Giáo dục dinh dưỡng “Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ mầm non là quá trình tác động có mục đích, cókế hoạch của giáo viên lên tình cảm, lí trí của trẻ mầm non nhằm hình thành cho trẻ nhận thức,thái độ và hành động để giúp trẻ biết tự giác chăm lo vấn đề ăn uống và sức khoẻ của bản thânmình” [1]. Hoạt động GDDD giúp hình thành cho trẻ nhận thức, thái độ và hành động đúng đắn vềvấn đề dinh dưỡng và sức khoẻ, rèn cho trẻ những kĩ năng và thói quen tốt trong ăn uống. Nộidung hoạt động GDDD phải được lồng ghép tích hợp vào những hoạt động khác của trẻ như:hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, hoạt động khác,… đặc biệt là hoạt động“Bé tập làm nội trợ”.2.2. Giáo dục theo hướng trải nghiệm “Giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ là phương thức sử dụng các hoạt động giáo dục,trong đó giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để trẻ trực tiếp tham dựhay tiếp xúc, tương tác trực tiếp, được chiêm nghiệm, tự tích lũy kiến thức, kĩ năng, thái độ tạothành kinh nghiệm riêng của bản thân” [2]. - Mục tiêu của giáo dục theo hướng trải nghiệm nhằm phát triển các năng lực của trẻ. Giáodục theo hướng trải nghiệm luôn đòi hỏi trẻ phải chủ động, độc lập, sáng tạo, sử dụng nhữngkiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có để giải quyết các vấn đề do tình huống thực tiễn đặt ra. - Nội dung giáo dục theo hướng trải nghiệm đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiếnthức của nhiều lĩnh vực tự nhiên, xã hội khác nhau. Thông qua trải nghiệm, người GV tích hợpcác nội dung giáo dục như: giáo dục trí tuệ, đạo đức, thể chất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: