Cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh: Sự sẵn sàng của giáo viên mầm non và các đề xuất
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 834.21 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết thực hiện khảo sát 426 giáo viên mầm non ở Hà Nội vào tháng 6 năm 2021 để có có cái nhìn khái quát về mức độ đáp ứng của giáo viên về việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh, cho thấy: Một bộ phận giáo viên mầm non bước đầu đã có những bước thích ứng ở mức trung bình và trên trung bình, còn có nhiều GVMN chưa nhận thức rõ về việc nên cho trẻ làm quen với tiếng Anh ở độ tuổi mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh: Sự sẵn sàng của giáo viên mầm non và các đề xuất HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4C, pp. 95-105 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CHO TRẺ MẪU GIÁO LÀM QUEN TIẾNG ANH: SỰ SẴN SÀNG CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VÀ CÁC ĐỀ XUẤT Hoàng Thị Nho*1, Nguyễn Thiều Dạ Hương1 và Cao Thị Hồng Nhung2 1 Khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo Tóm tắt. Trở thành 1 công dân toàn cầu đặt ra yêu cầu ở trẻ em khả năng giao tiếp và tiếp nhận tri thức nhân loại qua ngôn ngữ thứ hai. Xu hướng cho trẻ em làm quen với tiếng Anh sớm, ở độ tuổi mầm non (từ 3 đến 6 tuổi) ngày càng trở nên phổ biến ở các nước Châu Á, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, đã có những chính sách gì về việc cho trẻ làm quen tiếng Anh. Bài báo thực hiện khảo sát 426 giáo viên mầm non ở Hà Nội vào tháng 6 năm 2021 để có có cái nhìn khái quát về mức độ đáp ứng của giáo viên về việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh, cho thấy: Một bộ phận giáo viên mầm non bước đầu đã có những bước thích ứng ở mức trung bình và trên trung bình, còn có nhiều GVMN chưa nhận thức rõ về việc nên cho trẻ làm quen với tiếng Anh ở độ tuổi mầm non. Bên cạnh đó, các đề xuất của giáo viên chủ yếu tập trung về công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực tiếng Anh và phương pháp tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh nhằm hỗ trợ giáo viên mầm non thực hiện tốt nhiệm vụ này. Từ khóa: giáo viên mầm non, trẻ mẫu giáo, làm quen tiếng Anh. 1. Mở đầu Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, tiếng Anh được xem là ngôn ngữ sử dụng phổ biến nhất thế giới với 60 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức và gần 100 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Vì vậy, ngoại ngữ này có vai trò rất quan trọng trong thời kì hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Phạm Thị Mai Anh, Lê Thị Hồng Thái (2019). [1] Xu hướng chung trong việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh hay dạy - học tiếng Anh cho trẻ là tăng cường hiệu quả ứng dụng công nghê thông tin, xây dựng môi trường thực hành tiếng Anh tích cực, và triển khai các chương trình song ngữ hoặc dạy một số môn học bằng tiếng Anh. Các chính sách giáo dục đối với việc học song ngữ, đặc biệt học tiếng Anh và phát triển thực hành ngoại ngữ ở trường học đã được triển khai ở một số quốc gia Đông Á bao gồm Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Đài Loan và Trung Quốc. Tại các nước này, cho trẻ em làm quen với tiếng Anh sớm ngay ở độ tuổi mầm non (từ 3 đến 6 tuổi) đặc biệt được chú trọng, trong đó cùng với các chương trình cải cách giáo dục, tiếng Anh nhanh chóng được dạy phổ biến ở hầu hết các bậc học. Trong nghiên cứu của Jin, L. Cortazzi, M. (2018) cho thấy: một trong những vấn đề để hiểu lí thuyết và thực hành dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ tuổi (Teaching English young children learners, TEYL) ở Đông Á là các nghiên cứu thực nghiệm còn hạn chế đối với nhóm người học và giáo viên dạy. Các tác giả đã nhấn mạnh: các nguyên tắc dạy học và thực hành cần được đặt trong bối cảnh phát triển xã hội và giáo dục của khu vực này, và liên quan Ngày nhận bài: 2/9/2021. Ngày sửa bài: 29/9/2021. Ngày nhận đăng: 10/10/2021. Tác giả liên hệ: Hoàng Thị Nho. Địa chỉ e-mail htnho@vnu.edu.vn 95 Hoàng Thị Nho*, Nguyễn Thiều Dạ Hương và Cao Thị Hồng Nhung đến kì vọng xã hội và văn hóa của phụ huynh và trong các cơ sở, ví dụ, liên quan đến vai trò của việc học tiếng Anh và văn hóa địa phương. Đáng chú ý, Trung Quốc có nhóm trẻ học tiếng Anh (trẻ em mẫu giáo và tiểu học) lớn nhất trên thế giới do tổng dân số, chính sách giáo dục quốc gia và sự khuyến khích của phụ huynh đối với việc học tiếng Anh [2]. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn (2019) đã bổ sung thêm: không chỉ ở Trung Quốc, tại các quốc gia phát triển khác của Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước ở Đông Nam Á, học sinh ở bắt đầu học môn tiếng Anh chính khóa từ lớp 3 bậc tiểu học, tuy nhiên, phần lớn phụ huynh cho con em mình học tiếng Anh từ 3 đến 4 tuổi. Song hầu hết các trường mầm non, đặc biệt ở khối trường tư thục, đã tổ chức dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo (từ 3 đến 6 tuổi), dạy trẻ làm quen với một số khái niệm cơ bản về toán, đếm, cộng, trừ… bằng tiếng Anh. Mục đích chính của các giờ tiếng Anh tại trường mầm non và tiểu học nhằm giúp trẻ bắt đầu có ý thức về sự khác nhau, đa dạng trong ngôn ngữ, văn hóa và trẻ dần làm quen với “nhận thức quốc tế” (Nguyễn Minh Tuấn, 2019) [3]. Giống như nhiều quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khác, Việt Nam đã tìm cách thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Anh ở cấp tiểu học thông qua thực hiện cải cách giáo dục. Trong trường hợp của Việt Nam, cải cách mới nhất là Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2008–2020 [4]. Chính sách phát triển ngôn ngữ tiếng Anh chính đã được chính phủ khởi động một dự án chuẩn hóa ngôn ngữ để cải thiện việc dạy và học nước ngoài ngôn ngữ (Quyết định số 1400, ban hành vào ngày 30 tháng 9 năm 2008), và được mong đợi sẽ cách mạng hóa môi trường dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam, làm cho ngôn ngữ tiếng Anh trở thành một lợi thế cạnh tranh cho công dân Việt Nam trong thị trường toàn cầu (Lê Văn Cảnh và Đỗ Thị Mai Chi, 2012) [5]. Cũng từ đây, theo Bùi Thị Ngọc Thủy, Nguyễn Thị Mai Hoa (2016) thì một sáng kiến từ Quyết định này là thực hiện chương trình “Teaching English young children learners” (TEYL), trong đó, học sinh được học tiếng Anh như một môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12 ở bậc học Phổ thông và đã được triển khai trong năm 2008. Quyết định trên hướng tới mục tiêu tăng cường khả năng tiếp xúc với tiếng Anh của học sinh, do đó tốt hơn cần chuẩn bị cho trẻ sống, học tập và làm việc hiệu quả trong bối cảnh kinh tế hội nhập của các n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh: Sự sẵn sàng của giáo viên mầm non và các đề xuất HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4C, pp. 95-105 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CHO TRẺ MẪU GIÁO LÀM QUEN TIẾNG ANH: SỰ SẴN SÀNG CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VÀ CÁC ĐỀ XUẤT Hoàng Thị Nho*1, Nguyễn Thiều Dạ Hương1 và Cao Thị Hồng Nhung2 1 Khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo Tóm tắt. Trở thành 1 công dân toàn cầu đặt ra yêu cầu ở trẻ em khả năng giao tiếp và tiếp nhận tri thức nhân loại qua ngôn ngữ thứ hai. Xu hướng cho trẻ em làm quen với tiếng Anh sớm, ở độ tuổi mầm non (từ 3 đến 6 tuổi) ngày càng trở nên phổ biến ở các nước Châu Á, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, đã có những chính sách gì về việc cho trẻ làm quen tiếng Anh. Bài báo thực hiện khảo sát 426 giáo viên mầm non ở Hà Nội vào tháng 6 năm 2021 để có có cái nhìn khái quát về mức độ đáp ứng của giáo viên về việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh, cho thấy: Một bộ phận giáo viên mầm non bước đầu đã có những bước thích ứng ở mức trung bình và trên trung bình, còn có nhiều GVMN chưa nhận thức rõ về việc nên cho trẻ làm quen với tiếng Anh ở độ tuổi mầm non. Bên cạnh đó, các đề xuất của giáo viên chủ yếu tập trung về công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực tiếng Anh và phương pháp tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh nhằm hỗ trợ giáo viên mầm non thực hiện tốt nhiệm vụ này. Từ khóa: giáo viên mầm non, trẻ mẫu giáo, làm quen tiếng Anh. 1. Mở đầu Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, tiếng Anh được xem là ngôn ngữ sử dụng phổ biến nhất thế giới với 60 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức và gần 100 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Vì vậy, ngoại ngữ này có vai trò rất quan trọng trong thời kì hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Phạm Thị Mai Anh, Lê Thị Hồng Thái (2019). [1] Xu hướng chung trong việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh hay dạy - học tiếng Anh cho trẻ là tăng cường hiệu quả ứng dụng công nghê thông tin, xây dựng môi trường thực hành tiếng Anh tích cực, và triển khai các chương trình song ngữ hoặc dạy một số môn học bằng tiếng Anh. Các chính sách giáo dục đối với việc học song ngữ, đặc biệt học tiếng Anh và phát triển thực hành ngoại ngữ ở trường học đã được triển khai ở một số quốc gia Đông Á bao gồm Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Đài Loan và Trung Quốc. Tại các nước này, cho trẻ em làm quen với tiếng Anh sớm ngay ở độ tuổi mầm non (từ 3 đến 6 tuổi) đặc biệt được chú trọng, trong đó cùng với các chương trình cải cách giáo dục, tiếng Anh nhanh chóng được dạy phổ biến ở hầu hết các bậc học. Trong nghiên cứu của Jin, L. Cortazzi, M. (2018) cho thấy: một trong những vấn đề để hiểu lí thuyết và thực hành dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ tuổi (Teaching English young children learners, TEYL) ở Đông Á là các nghiên cứu thực nghiệm còn hạn chế đối với nhóm người học và giáo viên dạy. Các tác giả đã nhấn mạnh: các nguyên tắc dạy học và thực hành cần được đặt trong bối cảnh phát triển xã hội và giáo dục của khu vực này, và liên quan Ngày nhận bài: 2/9/2021. Ngày sửa bài: 29/9/2021. Ngày nhận đăng: 10/10/2021. Tác giả liên hệ: Hoàng Thị Nho. Địa chỉ e-mail htnho@vnu.edu.vn 95 Hoàng Thị Nho*, Nguyễn Thiều Dạ Hương và Cao Thị Hồng Nhung đến kì vọng xã hội và văn hóa của phụ huynh và trong các cơ sở, ví dụ, liên quan đến vai trò của việc học tiếng Anh và văn hóa địa phương. Đáng chú ý, Trung Quốc có nhóm trẻ học tiếng Anh (trẻ em mẫu giáo và tiểu học) lớn nhất trên thế giới do tổng dân số, chính sách giáo dục quốc gia và sự khuyến khích của phụ huynh đối với việc học tiếng Anh [2]. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn (2019) đã bổ sung thêm: không chỉ ở Trung Quốc, tại các quốc gia phát triển khác của Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước ở Đông Nam Á, học sinh ở bắt đầu học môn tiếng Anh chính khóa từ lớp 3 bậc tiểu học, tuy nhiên, phần lớn phụ huynh cho con em mình học tiếng Anh từ 3 đến 4 tuổi. Song hầu hết các trường mầm non, đặc biệt ở khối trường tư thục, đã tổ chức dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo (từ 3 đến 6 tuổi), dạy trẻ làm quen với một số khái niệm cơ bản về toán, đếm, cộng, trừ… bằng tiếng Anh. Mục đích chính của các giờ tiếng Anh tại trường mầm non và tiểu học nhằm giúp trẻ bắt đầu có ý thức về sự khác nhau, đa dạng trong ngôn ngữ, văn hóa và trẻ dần làm quen với “nhận thức quốc tế” (Nguyễn Minh Tuấn, 2019) [3]. Giống như nhiều quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khác, Việt Nam đã tìm cách thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Anh ở cấp tiểu học thông qua thực hiện cải cách giáo dục. Trong trường hợp của Việt Nam, cải cách mới nhất là Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2008–2020 [4]. Chính sách phát triển ngôn ngữ tiếng Anh chính đã được chính phủ khởi động một dự án chuẩn hóa ngôn ngữ để cải thiện việc dạy và học nước ngoài ngôn ngữ (Quyết định số 1400, ban hành vào ngày 30 tháng 9 năm 2008), và được mong đợi sẽ cách mạng hóa môi trường dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam, làm cho ngôn ngữ tiếng Anh trở thành một lợi thế cạnh tranh cho công dân Việt Nam trong thị trường toàn cầu (Lê Văn Cảnh và Đỗ Thị Mai Chi, 2012) [5]. Cũng từ đây, theo Bùi Thị Ngọc Thủy, Nguyễn Thị Mai Hoa (2016) thì một sáng kiến từ Quyết định này là thực hiện chương trình “Teaching English young children learners” (TEYL), trong đó, học sinh được học tiếng Anh như một môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12 ở bậc học Phổ thông và đã được triển khai trong năm 2008. Quyết định trên hướng tới mục tiêu tăng cường khả năng tiếp xúc với tiếng Anh của học sinh, do đó tốt hơn cần chuẩn bị cho trẻ sống, học tập và làm việc hiệu quả trong bối cảnh kinh tế hội nhập của các n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giao tiếp tiếng Anh ở trẻ Phương pháp giáo dục tiếng Anh Bồi dưỡng năng lực tiếng Anh Tiếng Anh của trẻ mầm non Đào tạo giáo viên mầm nonGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đào tạo liên thông con đường vòng để đạt được trình độ cao hơn
7 trang 31 0 0 -
Năng lực thích ứng nghề nghiệp của giáo viên mầm non tại tỉnh Nam Định
7 trang 27 0 0 -
10 trang 23 0 0
-
9 trang 23 0 0
-
3 trang 22 0 0
-
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên
5 trang 20 0 0 -
Tổ chức hoạt động âm nhạc cho sinh viên khoa mầm non theo hướng tăng cường các hoạt động trải nghiệm
15 trang 20 0 0 -
Một số phương thức giao tiếp - ứng xử của giáo viên với trẻ mầm non
9 trang 19 0 0 -
27 trang 19 0 0
-
Tổ chức hoạt động lễ- hội trong trường mầm non
7 trang 19 0 0