Danh mục

Hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây thanh long

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 126.88 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nhưng không chịu được giá lạnh. Chúng dễ sống, dễ trồng, mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (ĐBSCL), đất đỏ (Long Khánh, Đồng Nai)…. Thanh long có khả năng thích ứng với các đất có độ chua (pH) rất khác nhau, nhưng do xuất xứ từ vùng khô hạn nên pH gần trung tính (trên dưới 6) sẽ thích hợp hơn cho cây. Chất lượng thanh long phụ thuộc nhiều vào phân bón, nếu chế độ bón phân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây thanh long Hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây thanh long Cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nhưng không chịu được giá lạnh. Chúng dễ sống, dễ trồng, mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (ĐBSCL), đất đỏ (Long Khánh, Đồng Nai)….Thanh long có khả năng thích ứng với các đất có độ chua (pH) rất khác nhau,nhưng do xuất xứ từ vùng khô hạn nên pH gần trung tính (trên dưới 6) sẽ thíchhợp hơn cho cây. Chất lượng thanh long phụ thuộc nhiều vào phân bón, nếu chếđộ bón phân giàu đạm ít kali thường cho trái có độ ngọt kém, mau hư thối, khó cấttrữ và vận chuyển. Ngược lại chế độ bón phân cân đối đạm và kali hoặc giầu kalisẽ cho trái có độ ngọt cao hơn, trái cứng chắc và lâu hư thối, dễ cất trữ, vậnchuyển. Tuy nhiên, chế độ phân bón tốt phải bao gồm cả việc cung cấp cân đốigiữa phân hữu cơ và vô cơ; cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng đa lượngNPK; cân đối giữa dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng.Cũng giống như những cây ăn quả khác, cây thanh long ở thời kỳ kiến thiết cơ bản(KTCB) có nhu cầu phân bón khác so với cây ở thời kỳ kinh doanh (KD). Thời kỳnày cây cần được ra rễ sớm, phát triển bộ rễ tốt, làm cơ sở cho việc huy động dinhdưỡng, giúp cây sinh trưởng nhanh khỏe, sớm bước vào thời kỳ kinh doanh. nênviệc bón lót phân chuồng hoai mục, hoặc phân hữu c ơ giầu humat (phân hữu cơsản xuất từ than bùn) trước khi trồng là rất cần thiết. Bón lót một l ượng vôi hayphân lân nung chẩy cũng là một biện pháp rất tốt và rất cần thiết, giúp điều chỉnhpH đất về giá trị thích hợp cho cây sinh trưởng như đã nói ở trên. Mặc dù phânhữu cơ và vôi cũng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây (canxi, magie, cácnguyên tố vi lượng) nhưng ta chỉ gọi chúng là các chất cải tạo đất. Chúng ta vẫnphải coi phân NPK là loại phân chủ yếu, cần phải cung cấp cho cây ở từng thời kỳkhác nhau.Thời kỳ KTCB cần có tỷ lệ đạm và lân cao, kali trung bình hoặc thấp, vì lúc nàycây chỉ sinh trưởng thân cành và bộ rễ mà chưa cho quả. Trước khi trồng thanhlong, nếu muốn cây tốt lâu bền, ta cần tạo cho cây một “bồn dinh dưỡng” quanhgốc càng rộng và sâu mầu càng tốt. Tất nhiên “bồn” rộng nhất cũng chỉ đến mứcbề rộng dự kiến của tán cây sau này mà thôi. Trong bồn này ta bón phân hữu cơ vàvôi, đồng thời trộn đều với đất. Độ sâu lớp đất trong bồn nên từ 25-30 cm. Độ pHđất trong bồn nên điều chỉnh lên khoảng 5,5-6,5. Nhưng để tránh đầu tư 1 lần gâytốn kém không cần thiết, ta có thể mở rộng bồn hàng năm tùy theo sức sinh trưởngcủa tán cây.Thời kỳ kinh doanh, cây vừa sinh trưởng rất mạnh, vừa ra hoa, ra trái nên cần rấtnhiều dinh dưỡng. Ngoài việc phải bón phân hữu cơ và vôi hàng năm, ta còn phảibón một lượng phân NPK theo các thời kỳ khác nhau. Trong thời gian nuôi c ành,tạo tán, cây cần được bón các loại phân NPK có tỷ lệ đạm cao, lân vừa phải và kalithấp. Khi cây cần phân hóa mầm hoa ta bón phân có hàm lượng đạm trung bình,lân cao và kali trung bình. Để thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa và ra hoa dễdàng người ta còn phun bổ sung loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như6-30-30 hay MKP (mono-potassium phosphate). Bước sang giai đoạn nuôi trái tabón phân có hàm lượng đạm và kali cao, lân thấp.Để tạo thuận lợi cho bà con nông dân sử dụng phân bón đúng, vừa qua Xí nghiệpPhân bón Chánh Hưng (thuộc Công ty Phân bón Miền Nam – hiệu “CON Ó”) đãphối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Thanh Long – Bình Thuận xâydựng một số công thức phân bón chuyên dùng cho thanh long. Cách s ử dụng loạiphân chuyên này như sau:Với thanh long thời kỳ KTCB:Năm thứ nhất: Bón 1kg/trụ phân khoáng hữu cơ + 0,5kg/trụ phân trung lượng TL(Chánh Hưng) 2 lần, vào trước khi trồng và 6 tháng sau trồng. Bón phân NPK 20-20-15 (Chánh Hưng) với liều 80g/trụ vào lúc 1 tháng sau trồng, và sau đó định kỳ1 tháng/lần.Năm thứ 2: Bón 1,5kg/trụ phân khoáng hữu cơ + 1kg/trụ phân trung lượng TL(Chánh Hưng) 2 lần, vào đầu và cuối mùa mưa. Bón phân NPK 20-20-15 (ChánhHưng) với liều 150g/trụ theo định kỳ 1 tháng/lần.Với thanh long thời kỳ KD:Bón 2kg/trụ phân khoáng hữu cơ + 1-1,5kg/trụ phân trung lượng TL (ChánhHưng) 2 lần, vào đầu và cuối mùa mưa.Bón 2 loại phân chuyên dùng cho thanh long là Thanh Long 1.4 (17-17-17 TL) vàThanh Long 5.8 (18-10-18 TL) theo các thời kỳ. ...

Tài liệu được xem nhiều: