Hướng dẫn thiết kế thích ứng với khí hậu và phù hợp với thị trường cho các khu nhà ở mới tại Việt Nam: Sổ tay hướng dẫn thiết kế nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh cho một tương lai bền vững
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 245.74 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong khuôn khổ nỗ lực phối hợp giữa một nhà địa lý xã hội, một kiến trúc sư và một chuyên gia thiết kế năng lượng cùng tham gia “Chương trình Nghiên cứu Siêu đô thị TP. Hồ Chí Minh” do chính phủ LB Đức tài trợ, các tài liệu hướng dẫn thiết kế thích ứng với khí hậu và phù hợp với thị trường cho loại hình nhà phố tiêu biểu trong điều kiện khí hậu tại TP. Hồ Chí Minh đã được xây dựng như một khuôn mẫu về cách thức tạo ra những tác động hiệu quả đến sự phát triển chung hướng đến một tương lai bền vững hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn thiết kế thích ứng với khí hậu và phù hợp với thị trường cho các khu nhà ở mới tại Việt Nam: Sổ tay hướng dẫn thiết kế nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh cho một tương lai bền vững PROCEEDINGS: CONFERENCE ON CLIMATE CHANGE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT IN VIETNAM Hướng dẫn thiết kế thích ứng với khí hậu và phù hợp với thị trường cho các khu nhà ở mới tại Việt Nam: Sổ tay hướng dẫn thiết kế nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh cho một tương lai bền vững TS. Dirk A Schwede (PhD, USyd AUS), Giám Đốc Quản Lý, Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thiết kế Năng lượng (Thượng Hải); Email: dirk.schwede@energydesign-asia.com Tóm tắt: Với mức sống ngày càng cao và sự thay đổi các loại hình nhu cầu của tầng lớp mới giàu đang ngày càng gia tăng ở TP HCM, nhu cầu năng lượng và phát thải khí nhà kính từ các khu dân cư đang gia tăng một cách nhanh chóng. Các khu dân cư mới đang được xây dưng để thỏa mãn nhu cầu cao hơn về điều kiện sống khi người dân trở nên sung túc hơn. Vì các công nghệ điều hòa không khí tiện nghi bằng phương pháp cơ học đã trở nên dễ kiếm và có giá cả phải chăng, nên các giải pháp thiết kế ít thích nghi với khí hậu được du nhập vào thành phố nhiều hơn trước đây, và các thiết bị điều hòa tiêu thụ nhiều năng lượng với các mô hình sử dụng nhiều năng lượng được lắp đặt và sử dụng nhiều hơn trước đây. Điều này ảnh hưởng lớn đến biến đổi khí hậu, và bởi vì TP Hồ Chí Minh có tính chất đại diện cho nhiều vùng nhiệt đới, nên từ những ảnh hưởng của quá trình phát triển tại thành phố này, ta có thể dự báo những ảnh hưởng tương tự ở quy mô toàn cầu. Trong khuôn khổ nỗ lực phối hợp giữa một nhà địa lý xã hội, một kiến trúc sư và một chuyên gia thiết kế năng lượng cùng tham gia “Chương trình Nghiên cứu Siêu đô thị TP. Hồ Chí Minh” do chính phủ LB Đức tài trợ, các tài liệu hướng dẫn thiết kế thích ứng với khí hậu và phù hợp với thị trường cho loại hình nhà phố tiêu biểu trong điều kiện khí hậu tại TP. Hồ Chí Minh đã được xây dựng như một khuôn mẫu về cách thức tạo ra những tác động hiệu quả đến sự phát triển chung hướng đến một tương lai bền vững hơn. Đây là một cách tiếp cận dựa trên bằng chứng, dựa trên việc phân tích mô hình thiết kế truyền thống và thích ứng với điều kiện địa phương, đồng thời được xây dựng bằng các công cụ phân tích công trình hiện đại nhằm tối ưu hóa nhu cầu về năng lượng, chất lượng môi trường trong nhà và điều chỉnh các chức năng và kinh tế. Mặc dù các kết quả được rút ra dựa trên cách tiếp cận khoa học, nhưng các kết quả cũng đã được biên tập lại để trở nên hiệu quả hơn như một cuốn sổ tay có minh họa, thích hợp với các chủ sở hữu tư nhân và ngành xây dựng vốn đang dựa vào lực lượng lao động thủ công không qua đào tạo chính thức ở Việt Nam. Bài viết sẽ giới thiệu cách tiếp cận, thông tin nền tảng và những kết quả ban đầu của dự án. T ừ khóa: Nhà ở sử dụng hiệu quả năng lượng; nhà ở thích ứng với khí hậu; sổ tay thiết kế; thành phố Hồ Chí Minh 259 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM Các số liệu thống kê cho thấy, nếu xét bình quân thì nhu cầu năng lượng của các hộ gia đình tại Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước phát triển (Nakagami 2006). Tuy nhiên, khi nhìn lại các số liệu thống kê, có thể thấy rằng, trong khi mức tiêu thụ năng lượng khá ổn định tại các nước phát triển, thì ở Việt Nam, nhu cầu năng lượng/người đã tăng gấp 4 lần trong vòng 12 năm từ năm 1990 đến năm 2002 (Nakagami 2006), và xu hướng này đang tiếp tục giữ nguyên với động lực gia tăng mạnh mẽ. Nhìn vào điều kiện sống của 86 triệu dân Việt Nam, rõ ràng là tiềm năng lớn nhất để nhu cầu năng lượng tiếp tục gia tăng, cũng có nghĩa phát thải khí nhà kính tiếp tục tăng, vẫn chưa trở thành hiện thực và có thể chỉ xảy ra trong tương lai. Người ta có thể nhanh chóng hiểu rằng, phần lớn sự gia tăng đó bắt nguồn từ quá trình phát triển có lợi cho toàn bộ dân chúng, và chỉ một tỷ lệ nhỏ bắt nguồn từ các thói quen tiêu dùng xa xỉ hoặc lãng phí một cách thiếu suy nghĩ, nếu chúng ta áp dụng theo các tiêu chuẩn của phương tây. Đây là nguyên nhân khiến cho bên ngoài rất khó chỉ trích hay phê phán. Đây là một lý do hợp lý để cân nhắc một cách thận trọng việc gây ảnh hưởng như thế nào cho quá trình phát triển để hướng tới một tương lai bền vững. Nếu biết được bức tranh rộng lớn về biến đổi khí hậu và tình trạng thiếu tài nguyên trên toàn thế giới, chúng ta sẽ thấy rõ sự cần thiết phải định hướng lại các động lực phát triển nhu cầu năng lượng một cách cấp bách. Hơn nữa, Việt Nam sẽ bị biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng nhiều hơn so với những vùng khác, và có thể dự đoán rằng, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng và sự gia tăng các sự kiện thời tiết cực đoan sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển đầy hứa hẹn của Việt Nam trên con đường hiện đại hóa. Giống như bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, người dân Việt Nam đang gắng sức cải thiện điều kiện sống của mình, và ngày càng có nhiều người thành công trong việc đảm bảo cho mình một mức thu nhập cao hơn và đem lại cho bản thân những phương tiện hay tiện nghi của giới trung lưu tại các nước phát triển. Tầng lớp những người mới giàu lên đang xác lập các mục tiêu cho những thế hệ tương lai, và do đó, họ có thể được coi như một mô hình để dự đoán sự phát triển ở Việt Nam và những xã hội khác trong khu vực, nơi có các động lực phát triển tương tự. Những động lực phát triển các mô hình tiêu thụ năng lượng hiện nay khiến chúng ta không thể dự đoán sự phát triển trong tương lai, nếu chỉ dựa vào những thói quen và chuẩn so sánh trước đây. Do các khả năng kinh tế thay đổi và các công nghệ mới, ví dụ như các thiết bị điều hòa không khí rất tiện nghi, ngày càng trở nên phổ biến hơn và dễ kiếm hơn nên đã xuất hiện các mô hình tiêu thụ năng lượng mới, không liên quan nhiều đến các phương thức truyền thống. Đó là việc ứng dụng điều hòa không khí, số lượng các thiết bị điệ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn thiết kế thích ứng với khí hậu và phù hợp với thị trường cho các khu nhà ở mới tại Việt Nam: Sổ tay hướng dẫn thiết kế nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh cho một tương lai bền vững PROCEEDINGS: CONFERENCE ON CLIMATE CHANGE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT IN VIETNAM Hướng dẫn thiết kế thích ứng với khí hậu và phù hợp với thị trường cho các khu nhà ở mới tại Việt Nam: Sổ tay hướng dẫn thiết kế nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh cho một tương lai bền vững TS. Dirk A Schwede (PhD, USyd AUS), Giám Đốc Quản Lý, Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thiết kế Năng lượng (Thượng Hải); Email: dirk.schwede@energydesign-asia.com Tóm tắt: Với mức sống ngày càng cao và sự thay đổi các loại hình nhu cầu của tầng lớp mới giàu đang ngày càng gia tăng ở TP HCM, nhu cầu năng lượng và phát thải khí nhà kính từ các khu dân cư đang gia tăng một cách nhanh chóng. Các khu dân cư mới đang được xây dưng để thỏa mãn nhu cầu cao hơn về điều kiện sống khi người dân trở nên sung túc hơn. Vì các công nghệ điều hòa không khí tiện nghi bằng phương pháp cơ học đã trở nên dễ kiếm và có giá cả phải chăng, nên các giải pháp thiết kế ít thích nghi với khí hậu được du nhập vào thành phố nhiều hơn trước đây, và các thiết bị điều hòa tiêu thụ nhiều năng lượng với các mô hình sử dụng nhiều năng lượng được lắp đặt và sử dụng nhiều hơn trước đây. Điều này ảnh hưởng lớn đến biến đổi khí hậu, và bởi vì TP Hồ Chí Minh có tính chất đại diện cho nhiều vùng nhiệt đới, nên từ những ảnh hưởng của quá trình phát triển tại thành phố này, ta có thể dự báo những ảnh hưởng tương tự ở quy mô toàn cầu. Trong khuôn khổ nỗ lực phối hợp giữa một nhà địa lý xã hội, một kiến trúc sư và một chuyên gia thiết kế năng lượng cùng tham gia “Chương trình Nghiên cứu Siêu đô thị TP. Hồ Chí Minh” do chính phủ LB Đức tài trợ, các tài liệu hướng dẫn thiết kế thích ứng với khí hậu và phù hợp với thị trường cho loại hình nhà phố tiêu biểu trong điều kiện khí hậu tại TP. Hồ Chí Minh đã được xây dựng như một khuôn mẫu về cách thức tạo ra những tác động hiệu quả đến sự phát triển chung hướng đến một tương lai bền vững hơn. Đây là một cách tiếp cận dựa trên bằng chứng, dựa trên việc phân tích mô hình thiết kế truyền thống và thích ứng với điều kiện địa phương, đồng thời được xây dựng bằng các công cụ phân tích công trình hiện đại nhằm tối ưu hóa nhu cầu về năng lượng, chất lượng môi trường trong nhà và điều chỉnh các chức năng và kinh tế. Mặc dù các kết quả được rút ra dựa trên cách tiếp cận khoa học, nhưng các kết quả cũng đã được biên tập lại để trở nên hiệu quả hơn như một cuốn sổ tay có minh họa, thích hợp với các chủ sở hữu tư nhân và ngành xây dựng vốn đang dựa vào lực lượng lao động thủ công không qua đào tạo chính thức ở Việt Nam. Bài viết sẽ giới thiệu cách tiếp cận, thông tin nền tảng và những kết quả ban đầu của dự án. T ừ khóa: Nhà ở sử dụng hiệu quả năng lượng; nhà ở thích ứng với khí hậu; sổ tay thiết kế; thành phố Hồ Chí Minh 259 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM Các số liệu thống kê cho thấy, nếu xét bình quân thì nhu cầu năng lượng của các hộ gia đình tại Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước phát triển (Nakagami 2006). Tuy nhiên, khi nhìn lại các số liệu thống kê, có thể thấy rằng, trong khi mức tiêu thụ năng lượng khá ổn định tại các nước phát triển, thì ở Việt Nam, nhu cầu năng lượng/người đã tăng gấp 4 lần trong vòng 12 năm từ năm 1990 đến năm 2002 (Nakagami 2006), và xu hướng này đang tiếp tục giữ nguyên với động lực gia tăng mạnh mẽ. Nhìn vào điều kiện sống của 86 triệu dân Việt Nam, rõ ràng là tiềm năng lớn nhất để nhu cầu năng lượng tiếp tục gia tăng, cũng có nghĩa phát thải khí nhà kính tiếp tục tăng, vẫn chưa trở thành hiện thực và có thể chỉ xảy ra trong tương lai. Người ta có thể nhanh chóng hiểu rằng, phần lớn sự gia tăng đó bắt nguồn từ quá trình phát triển có lợi cho toàn bộ dân chúng, và chỉ một tỷ lệ nhỏ bắt nguồn từ các thói quen tiêu dùng xa xỉ hoặc lãng phí một cách thiếu suy nghĩ, nếu chúng ta áp dụng theo các tiêu chuẩn của phương tây. Đây là nguyên nhân khiến cho bên ngoài rất khó chỉ trích hay phê phán. Đây là một lý do hợp lý để cân nhắc một cách thận trọng việc gây ảnh hưởng như thế nào cho quá trình phát triển để hướng tới một tương lai bền vững. Nếu biết được bức tranh rộng lớn về biến đổi khí hậu và tình trạng thiếu tài nguyên trên toàn thế giới, chúng ta sẽ thấy rõ sự cần thiết phải định hướng lại các động lực phát triển nhu cầu năng lượng một cách cấp bách. Hơn nữa, Việt Nam sẽ bị biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng nhiều hơn so với những vùng khác, và có thể dự đoán rằng, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng và sự gia tăng các sự kiện thời tiết cực đoan sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển đầy hứa hẹn của Việt Nam trên con đường hiện đại hóa. Giống như bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, người dân Việt Nam đang gắng sức cải thiện điều kiện sống của mình, và ngày càng có nhiều người thành công trong việc đảm bảo cho mình một mức thu nhập cao hơn và đem lại cho bản thân những phương tiện hay tiện nghi của giới trung lưu tại các nước phát triển. Tầng lớp những người mới giàu lên đang xác lập các mục tiêu cho những thế hệ tương lai, và do đó, họ có thể được coi như một mô hình để dự đoán sự phát triển ở Việt Nam và những xã hội khác trong khu vực, nơi có các động lực phát triển tương tự. Những động lực phát triển các mô hình tiêu thụ năng lượng hiện nay khiến chúng ta không thể dự đoán sự phát triển trong tương lai, nếu chỉ dựa vào những thói quen và chuẩn so sánh trước đây. Do các khả năng kinh tế thay đổi và các công nghệ mới, ví dụ như các thiết bị điều hòa không khí rất tiện nghi, ngày càng trở nên phổ biến hơn và dễ kiếm hơn nên đã xuất hiện các mô hình tiêu thụ năng lượng mới, không liên quan nhiều đến các phương thức truyền thống. Đó là việc ứng dụng điều hòa không khí, số lượng các thiết bị điệ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nhà địa lý xã hội Thiết kế năng lượng Công nghệ điều hòa không khí Mô hình tiêu thụ năng lượng Biến đổi khí hậuGợi ý tài liệu liên quan:
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 286 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 230 1 0 -
13 trang 205 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 190 0 0 -
161 trang 177 0 0
-
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 171 0 0 -
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 163 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 158 0 0 -
15 trang 139 0 0
-
Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản và đề xuất giải pháp thích ứng
62 trang 131 0 0