Danh mục

Hướng dẫn thực hành Lập kế hoạch khuyến nông - ĐH Lâm Nghiệp

Số trang: 37      Loại file: pdf      Dung lượng: 407.92 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (37 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hướng dẫn thực hành Lập kế hoạch khuyến nông gồm các nội dung chính được trình bày như sau: Đánh giá thực trạng sản xuất nông - lâm nghiệp và tình hình hoạt động khuyến nông tại địa phương; Xây dựng cây vấn đề và cây mục tiêu; Xác định các giải pháp và hoạt động khuyến nông; Lập bảng kế hoạch hoạt động khuyến nông chi tiết hàng năm; Lập kế hoạch tài chính cho từng hoạt động khuyến nông, xác định đóng góp của các bên liên quan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn thực hành Lập kế hoạch khuyến nông - ĐH Lâm Nghiệp ThS. TRỊNH HẢI VÂN H¦íng dÉn thùc hµnh LËp kÕ ho¹ch khuyÕn n«ng TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017 ThS. TRỊNH HẢI VÂN HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LẬP KẾ HOẠCH KHUYẾN NÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017 1 2 LỜI NÓI ĐẦU Lập kế hoạch khuyến nông là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu khi tiến hành các hoạt động khuyến nông ở các cấp, đặc biệt là cấp địa phương. Bên cạnh việc trang bị cho sinh viên đầy đủ các kiến thức về quá trình lập kế hoạch khuyến nông, việc thực hành các kỹ năng là hết sức cần thiết, giúp cho các em củng cố được kiến thức lý thuyết. Với mục đích cung cấp các thông tin cần thiết cho giảng viên và sinh viên để thực hiện tốt hoạt động giảng dạy và học tập, chúng tôi biên soạn cuốn bài giảng: “Hướng dẫn thực hành Lập kế hoạch khuyến nông”. Nội dung bài giảng được kết cấu gồm có 5 bài, gắn với các bước thực hiện lập kế hoạch khuyến nông cụ thể ở địa phương. Để hoàn thành cuốn bài giảng này chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn và các đồng nghiệp, đặc biệt là các ý kiến của thầy Phạm Quang Vinh, thầy Hoàng Ngọc Ý. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu đó. Trong quá trình biên soạn cuốn bài giảng, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn, các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để cuốn bài giảng ngày càng được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả 3 4 BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG 1.1. Thời lượng Gồm 3 tiết thực hành. 1.2. Mục tiêu Cuối buổi học, sinh viên có thể thực hiện được đầy đủ các bước trong việc đánh giá thực trạng tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp và hoạt động khuyến nông tại một địa phương bất kỳ bằng việc đóng vai cán bộ khuyến nông và nông dân trong tình huống giả định ở trên lớp. 1.3. Yêu cầu - Sinh viên nắm vững lý thuyết về cách đánh giá thực trạng sản xuất nông - lâm nghiệp và hoạt động khuyến nông tại địa phương. - Sinh viên cần có kỹ năng đặt câu hỏi, phân tích và tổng hợp thông tin. 1.4. Nội dung thực hành 1.4.1. Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất nông lâm nghiệp và hoạt động khuyến nông - Đánh giá thực trạng sản xuất nông - lâm nghiệp trên 4 nhóm lĩnh vực: trồng trọt (cây ngắn ngày), cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, chăn nuôi. - Đánh giá cơ sở hạ tầng: Đánh giá được cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Đánh giá lao động: Đánh giá được nguồn lao động sản xuất nông - lâm nghiệp tại địa phương. - Đánh giá nguồn lực tài chính: Đánh giá các nguồn lực tài chính, tín dụng tại địa phương. - Đánh giá việc thực hiện các hoạt động khuyến nông tại địa phương. 5 1.4.2. Xác định thuận lợi, khó khăn trong từng lĩnh vực sản xuất ở địa phương Xây dựng sơ đồ 2 mảng: Thuận lợi, khó khăn để phân tích những thuận lợi, khó khăn chủ yếu trong từng lĩnh vực: trồng trọt (cây ngắn ngày), cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày, phát triển cây lâm nghiệp và chăn nuôi ở địa phương. 1.5. Hướng dẫn thực hiện 1.5.1. Chuẩn bị Gồm 04 nhóm chuẩn bị đầy đủ các nội dung sau đây: - Chia nhóm thảo luận theo 4 nhóm chủ đề: + Nhóm 1: Trồng trọt (cây ngắn ngày); + Nhóm 2: Cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày; + Nhóm 3: Phát triển cây lâm nghiệp; + Nhóm 4: Chăn nuôi. - Mỗi nhóm gồm có 05 sinh viên. Các nhóm đã thu thập đầy đủ các thông tin giả định ở một địa phương, bao gồm: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của một thôn/bản. - Mỗi nhóm chuẩn bị đầy đủ vật tư sau đây: + 03 tờ giấy A0; + 03 bút dạ các màu xanh, đen, đỏ; + 20 thẻ màu các màu xanh, vàng, đỏ; + 01 cuộn băng dính giấy khổ 3 cm; + Giấy A4, bút bi, bút chì, thước kẻ - Phân chia nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm làm việc: 1 sinh viên đóng vai cán bộ khuyến nông; 1 sinh viên đóng vai trò cán bộ hỗ trợ; các sinh viên khác đóng vai nông dân. - Các nhóm xây dựng đầy đủ kịch bản, nội dung để chuẩn bị trình diễn trước lớp. 1.5.2. Tổ chức thực hành theo từng nhóm Áp dụng phương pháp đóng vai, trình diễn. Mỗi nhóm có thời gian 50 phút để thực hiện. Trong quá trình 1 nhóm trình diễn, các nhóm còn lại cử đại diện làm nhiệm vụ quan sát. 6 * Bước 1: Thu thập và đánh giá các thông tin trong từng lĩnh vực sản xuất và hoạt động khuyến nông - Sinh viên đóng vai cán bộ khuyến nông: giới thiệu, chào hỏi, giải thích rõ cho người dân về: mục đích, cách đánh giá hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và hoạt động khuyến nông tại địa phương. - Sinh viên đóng vai cán bộ khuyến nông đặt câu hỏi về thực trạng sản xuất và hoạt động khuyến nông cho nhóm nông dân tham gia trả lời. Sinh viên đóng vai cán bộ hỗ trợ có thể giúp tài liệu hóa lên giấy A4 hoặc A0. Kết quả các thông tin được ghi vào giấy A4 và biểu A0 sau đây: Biểu 1.1. Thực trạng sản xuất và hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực trồng trọt tại thôn.......................... xã................... (1) Thực trạng trồng trọt - Diện tích sản xuất. - Số hộ tham gia. - Loài cây trồng chính. - Giống cây trồng. - Năng suất, sản lượng. - Kỹ thuật trồng và chăm sóc. - Cơ sở hạ tầng phục vụ cho trồng trọt. - Thị trường tiêu thụ và giá bán. - Vốn hỗ trợ, chính sách hỗ trợ. (2) Hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực trồng trọt - Liệt kê những hoạt động khuyến nông đã được thực h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: