Danh mục

Hướng mới trong sản xuất tôm giống

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 163.79 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sản xuất tôm giống bằng cách cắt cuống mắt sẽ làm giảm số lần sinh sản và chất lượng của tôm. Áp dụng phương pháp sản xuất tôm tự nhiên không cắt cuống mắt sẽ giải quyết bài toán khó về tôm giống hiện nay, tạo ra đàn tôm giống đồng đều, sạch bệnh. Thay đổi phương pháp truyền thống Sản xuất tôm giống hiện nay hầu hết đều sử dụng phương pháp truyền thống là cắt cuống mắt tôm mẹ nhằm kích thích quá trình lột xác, tăng khả năng chín muồi sinh dục và đẩy nhanh quá trình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng mới trong sản xuất tôm giốngHướng mới trong sản xuất tôm giốngSản xuất tôm giống bằng cách cắt cuống mắt sẽ làm giảmsố lần sinh sản và chất lượng của tôm. Áp dụng phươngpháp sản xuất tôm tự nhiên không cắt cuống mắt sẽ giảiquyết bài toán khó về tôm giống hiện nay, tạo ra đàn tômgiống đồng đều, sạch bệnh.Thay đổi phương pháp truyền thốngSản xuất tôm giống hiện nay hầu hết đều sử dụng phươngpháp truyền thống là cắt cuống mắt tôm mẹ nhằm kích thíchquá trình lột xác, tăng khả năng chín muồi sinh dục và đẩynhanh quá trình đẻ trứng của tôm. Sở dĩ sử dụng phươngpháp này bởi ở cuống mắt của tôm (cả tôm đực và cái) cóchứa phức hệ cơ quan X (tuyến nút), cơ quan X trực tiếp điềukhiển tổng hợp hormon ức chế sự phát triển tuyến sinh dục(GIH) và hormon ức chế lột xác (MIH). Vì vậy, khi cắtcuống mắt sẽ loại bỏ bớt phức hệ cơ quan X, từ đó làm giảmtác nhân ức chế sự phát triển của tuyến sinh dục (GIH). Bêncạnh mặt lợi, tôm khi bị cắt mắt có một số hạn chế: Chúngchỉ đẻ 3 - 5 lần, sau đó đời sống sinh sản chấm dứt; chấtlượng lần sinh sản sau giảm dần.Phương pháp cắt mắt truyền thống ảnh hưởng rất lớn đến sựsinh sản của tôm - Ảnh: Nam AnhDo đặc điểm tôm sú có Thelycum kín nên khi cắt cuống mắttôm cái sẽ lột xác, cơ quan sinh sản mềm ra, từ đó tôm đực dễdàng gắn túi tính khi giao vĩ. Còn đối với tôm thẻ chân trắng(TTCT) do có Thelycum hở nên việc sinh sản được tiến hànhthuận lợi ngay cả khi không tiến hành lột xác. Dựa vào đặcđiểm đó nên việc sản xuất giống TTCT bằng cách nuôi tựnhiên đã thành công và đạt hiệu quả tốt. Phương pháp này làmột chuỗi đồng bộ từ việc lựa chọn tôm bố mẹ có nguồn gốc,sạch bệnh và đầu tư áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợpđể tạo ra giống TTCT hạn chế lây nhiễm các bệnh đốm trắng,Taura, đầu vàng, hoại tử cơ, hoại tử gan tụy. Do đó, sức đềkháng, tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của tôm cũng cao hơnphương pháp cắt mắt.Áp dụng trong sản xuất tôm giốngQuá trình sản xuất giống TTCT bằng phương pháp tự nhiên,không cắt mắt này bao gồm việc chọn tôm bố mẹ có nguồngốc Hawaii trọng lượng trên 45g/con đực và 50g/con cái.Việc thuần hóa, nuôi vỗ tôm bố mẹ là giai đoạn rất quantrọng, đòi hỏi phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và khống chếcác chỉ tiêu môi trường ở điều kiện thích hợp để giúp tômthành thục một cách tự nhiên. Quản lý các chỉ tiêu môitrường (nhiệt độ, độ mặn) và sử dụng dinh dưỡng hợp lýđược coi là yếu tố then chốt của quá trình, nhằm đạt chấtlượng giống đồng đều, ổn định và có nhiều điểm nổi trội hơnso với phương pháp truyền thống.Thực tế cho thấy, khi tôm ở ngoài tự nhiên không bị cắtcuống mắt và có thể đẻ nhiều lần hơn trong một khoảng thờigian dài, cho ra nhiều tôm con hơn. Vì vậy người ta đãnghiên cứu làm sao để có thể kích thích tôm đẻ mà không cầncắt mắt. Trên thế giới, việc ứng dụng tiêm serotonin cho tômcái đã được thực hiện và tỷ lệ tôm đẻ lần đầu là 35,4%, gấpsáu lần đối chứng. Tỷ lệ tôm đẻ tiếp trong lần hai là 6,7%.Tính chung, số tôm đẻ do được kích thích bằng serotonin gấpbảy lần so với đối chứng. Tỷ lệ tôm đẻ nhờ tiêm serotoninthấp hơn tôm được cắt cuống mắt. Nhưng sau những lần đẻdồn dập số tôm cắt cuống mắt không thể tiếp tục được dùngđể sản xuất tôm giống. Trong khi đó tôm đã đẻ nhờ serotoninvẫn tiếp tục sinh sản vì không bị tổn thương, nhờ thế mà cóthể kéo dài được tuổi thọ sinh sản của tôm.Sau thời gian nuôi tích cực 1 – 2 tháng, những con tôm cáithành thục sẽ được thả vào bể tôm đực để chúng tự giao vĩ,sau đó chuyển tôm cái vào bể tôm đẻ. Lúc này cần đảm bảocho bể tôm đẻ có điều kiện nhiệt độ thích hợp, yên tĩnh,không ánh sáng. Sau 36 – 40 giờ thu gom Nauplius vàchuyển sang trại ương để tiếp tục ương lên Postlarvae.Phương pháp này khá nhiều ưu điểm: Do không cắt cuốngmắt nên không gây tổn thương tôm mẹ, không mất thời gianchăm sóc tôm mẹ phục hồi như khi bị cắt mắt. Số lượngNauplius thu được lớn hơn 200 Nauplius/con cái, thời gianchuyển giai đoạn từ Nauplius đến Postlarvae 12 là 18 - 19ngày, ngắn hơn 1 – 2 ngày so với phương pháp cắt cuống mắtvà chiều dài của Pl 8 (Postlarvae 8) tương đương Pl 10 củaphương pháp cắt mắt. Tôm giống có chất lượng đồng đều,không dị dạng, khỏe mạnh. Trước sự trôi nổi của tôm giốngvà dịch bệnh hoành hành, phương pháp này được coi là tínhiệu tốt giúp ngành tôm Việt Nam phát triển bền vững vàđảm bảo nhu cầu xuất khẩu trong năm tới. ...

Tài liệu được xem nhiều: