Danh mục

Hướng tới sự phát triển của thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp tại Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 615.74 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thị trường mua bán nợ phát triển sẽ giúp cho tình hình tài chính của các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại (NHTM) được lành mạnh, minh bạch, đồng thời khơi thông nguồn vốn trong nền kinh tế. Trong bài viết này tác giả tập trung nghiên cứu về thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng tới sự phát triển của thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp tại Việt Nam CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Hướng tới sự phát triển của thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp tại Việt Nam Vũ Thị Nhài Ngày nhận: 26/01/2018 Ngày nhận bản sửa: 15/03/2018 Ngày duyệt đăng: 23/04/2018 Thị trường mua bán nợ của Việt Nam đã được hình thành từ những năm 2000 nhưng cho đến nay vẫn chưa phát triển theo đúng tiềm năng của nó. Thị trường vẫn ở giai đoạn sơ khai, quy mô nhỏ với những hàng hóa đơn điệu và thiếu tính thanh khoản. Trong giai đoạn tới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Việt Nam cần hướng tới sự phát triển của thị trường mua bán nợ nói chung và thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp nói riêng để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững. Thị trường mua bán nợ phát triển sẽ giúp cho tình hình tài chính của các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại (NHTM) được lành mạnh, minh bạch, đồng thời khơi thông nguồn vốn trong nền kinh tế. Trong bài viết này tác giả tập trung nghiên cứu về thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp. Từ khóa:thị trường mua bán nợ, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp 1. Tổng quan về thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp hị trường mua bán nợ là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, là nơi mua bán, trao đổi các khoản nợ là các chứng khoán nợ, bao gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu đô thị, giấy chứng nhận tiền © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X gửi, các khoản nợ được chứng khoán hóa, các khoản nợ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng và các công cụ phái sinh tín dụng. Thị trường mua bán nợ bao gồm thị trường mua bán nợ chính phủ và chính quyền địa phương, thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp. Thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp là nơi mua bán, trao đổi các khoản nợ của ngân hàng và doanh 1 nghiệp. Hàng hóa trên thị trường này gồm trái phiếu doanh nghiệp, giấy chứng nhận tiền gửi, thương phiếu, các khoản nợ đã được chứng khoán hóa và các khoản nợ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng (TCTD). Trong thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp, hoạt động mua bán nợ nhằm mục đích trao đổi và chuyển giao phần tài sản là các khoản nợ cần phải thu từ đối tượng Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 191- Tháng 4. 2018 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ này sang đối tượng khác. Thực chất, đó chính là việc chuyển nhượng lại quyền thu hồi nợ từ chủ nợ sang bên mua nợ để bên mua nợ trở thành chủ nợ mới của bên nợ. Trong hoạt động mua bán nợ này, bên thứ ba hay bên mua nợ không có trong hợp đồng nợ ban đầu, còn bên bán nợ là chủ nợ đã cho vay nợ mà chưa đến hạn đòi nợ hoặc chưa thể đòi nợ được khi đã đến hạn hoặc quá hạn cho vay. Thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp được phân loại theo các tiêu chí khác nhau. Nếu phân theo tiêu chí tính chất của khoản nợ thì thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp gồm thị trường mua bán nợ đủ tiêu chuẩn và thị trường mua bán nợ xấu. Thị trường mua bán nợ đủ tiêu chuẩn (Standard debt market) là nơi mua bán, trao đổi các công cụ nợ của ngân hàng và doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn, đó là trái phiếu doanh nghiệp, giấy chứng nhận tiền gửi tại các TCTD. Thị trường mua bán nợ xấu (Bad debt market) là nơi giao dịch các khoản nợ xấu của các TCTD. Nếu phân theo quá trình luân chuyển vốn thì thị trường mua bán nợ gồm thị trường mua bán nợ sơ cấp và thị trường mua bán nợ thứ cấp. Thị trường mua bán nợ sơ cấp (Primary debt market) là thị trường giao dịch các khoản nợ được phát hành lần đầu tiên. Việc mua bán trên thị trường mua bán nợ sơ cấp làm thay đổi chủ nợ của các khoản nợ 2 Số 191- Tháng 4. 2018 này. Thông qua việc mua bán nợ trên thị trường mua bán nợ sơ cấp, chủ nợ đã có thể cho doanh nghiệp vay vốn nhằm tài trợ vốn cho các chương trình, dự án.Thị trường mua bán nợ thứ cấp (Secondary debt market) là thị trường giao dịch những khoản nợ đã được phát hành nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Các chủ thể tham gia trên thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, Sở giao dịch, hiệp hội các nhà kinh doanh mua bán nợ, các tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm, các tổ chức tham gia tư vấn và trung gian tạo lập thị trường, các chủ thể tham gia mua và bán nợ. Cơ quan quản lý nhà nước về thị trường mua bán nợ được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với thị trường mua bán nợ nói chung và thị trường mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp nói riêng. Cơ quan này trực thuộc Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm nền tảng, cơ sở hạ tầng, quy chế hoạt động cho việc hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ. Các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp phép hoặc cho ý kiến việc phát hành riêng lẻ trái phiếu của các doanh nghiệp chuyên ngành, ví dụ như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp phép việc phát hành trái phiếu của các TCTD; Cục giám sát bảo hiểm cấp phép phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bảo hiểm. Sở giao dịch mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp được tổ chức dưới hình thái là một doanh nghiệp hoạt động theo khuôn khổ pháp luật về chứng khoán. Tại sở giao dịch mua bán nợ ngân hàng và doanh nghiệp, giao dịch về các khoản nợ được tập trung tại một địa điểm, các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch. Sở giao dịch này chính là thị trường mua bán nợ tập trung trong đó việc giao dịch các khoản nợ đã được chứng khoán hóa được thực hiện trên sàn giao dịch hay qua hệ thống mạng thông tin máy tính điện tử do các thành viên của Sở giao dịch thực hiện. Hiệp hội các nhà kinh doanh mua bán nợ với mục tiêu là bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp thành viên và cho toàn ngành mua bán nợ nói chung. Hiệp hội này có tác dụng khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh mua bán nợ, ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định pháp luật về mua bán nợ. Đồng thời hiệp hội cũng thực hiện việc điều tra v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: