Danh mục

Huy cừ và đường tới Cánh buồm mặt trời

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 242.85 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Huy Cừ là một hiện tượng lạ của thơ ca Việt Nam thời hậu chiến. Di sản thơ ca anh để lại không nhiều, nhưng chứa đựng trong đó tất cả khát vọng, niềm vui, nỗi buồn và những trăn trở, suy tư của một thế hệ đã đi qua chiến tranh. Con đường từ “Tiếng hát trong rừng”, “Tâm sự của đá” đến “Cánh buồm mặt trời”... trong thơ anh không dài, nhưng thể hiện rất rõ những suy ngẫm, tìm tòi, thể nghiệm riêng về ý nghĩa, giá trị của cuộc đời, của thơ ca.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Huy cừ và đường tới "Cánh buồm mặt trời"36 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI HUY CỪ V ĐƯỜNG TỚI “CÁNH BUỒM MẶT TRỜI” 1 Lê Thị Hiền Trường Đại học Thủ ñô Hà Nội Tóm tắt tắt: ắt Huy Cừ là một hiện tượng lạ của thơ ca Việt Nam thời hậu chiến. Di sản thơ ca anh ñể lại không nhiều, nhưng chứa ñựng trong ñó tất cả khát vọng, niềm vui, nỗi buồn và những trăn trở, suy tư của một thế hệ ñã ñi qua chiến tranh. Con ñường từ “Tiếng hát trong rừng”, “Tâm sự của ñá” ñến “Cánh buồm mặt trời”... trong thơ anh không dài, nhưng thể hiện rất rõ những suy ngẫm, tìm tòi, thể nghiệm riêng về ý nghĩa, giá trị của cuộc ñời, của thơ ca. Từ khóa: khóa Huy Cừ, thơ, Tiếng hát trong rừng, Tâm sự của ñá, Cánh buồm mặt trời.1. MỞ ĐẦU Sớm có tố chất của một thi sĩ, sớm có một số bài thơ ñoạt giải hay ñược phổ nhạc,song Huy Cừ (1947-1986) chỉ là một người lính, một viên chức yêu thơ và thích làm thơ,bởi lẽ anh không coi thơ ca như một cuốn nhật ký ghi chép lại các sự kiện của cuộc ñời haycủa chính mình, cũng không coi nó như một hình thức “chắp cánh” hay “cứu rỗi” cho tâmhồn lúc phấn khởi, thăng hoa hay buồn bực, ñau khổ. Huy Cừ chỉ làm thơ khi suy ngẫmthấu ñáo và những nỗi nhớ, khát vọng, niềm hân hoan trong anh lên tiếng, bất kể ñó là lúcnào, ở ñâu, trong hoàn cảnh nào, nơi chiến trường gian khổ khốc liệt hay khi ñang nằm trêngiường bệnh. Độc giả có thể cảm nhận rõ ñiều này khi ñọc tập di cảo thơ do chính ngườiem trai của anh - nhà giáo Nguyễn Huy Kỷ - sưu tầm và biên tập lại. Trong số 50 bài củatập di cảo, chỉ có 4 bài anh viết trong những năm tháng là chiến sĩ công binh ở chiếntrường miền Tây từ 1967 ñến 1971, 46 bài còn lại, chủ yếu ñược viết trong hai năm, 1981-1982, là những thâu lượm, cảm nhận, ñúc kết giàu triết lí từ chính sự ngổn ngang, bề bộncủa con người, cuộc sống thời hậu chiến. Sự “ñứt quãng” này không phải không có lí do,song không vì thế làm gián ñoạn một tâm thế, một hồn thơ luôn hướng tới “Cánh buồmmặt trời”.1 Nhận bài ngày 05.11.2016; gửi phản biện và duyệt ñăng ngày 25.12.2016 Liên hệ tác giả: Lê Thị Hiền; Email: lthien@daihocthudo.edu.vnTẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 11/2016 372. NỘI DUNG2.1. Đoản khúc chiến tranh Mới lần ñầu ñọc thơ Huy Cừ, người ñọc sẽ bị cuốn hút vào thế giới của những cánhrừng, những người lính trẻ, những tiếng hát bất tận kéo dài suốt những năm tháng chiếntranh ñến cả thời hậu chiến..., mà không nhận thấy ñược sự khác thường, sâu thẳm trongñó. Ở Huy Cừ, kí ức và hiện tại luôn hòa trộn, xen cài nhưng không trở thành nỗi ám ảnhthường trực như thường thấy ở nhiều nhà thơ mặc áo lính cùng thời. Huy Cừ cũng như họ,rời trường ñại học lên ñường ra trận khi còn rất trẻ, nhưng có lẽ với anh, ñược chiến ñấu, hisinh vì Tổ quốc không chỉ là bổn phận, trách nhiệm mà còn là một niềm vinh dự lớn. Anhñã có mặt ở rừng Trường Sơn những năm tháng khốc liệt nhất, nơi hàng ngày, như nhà thơNguyễn Đức Mậu miêu tả: “Mặt ñất rơi ñầy bom / Khép kín vòng phong tỏa / Cây lá thiếumàu xanh / Rừng hoang thừa tiếng nổ”... (Trường ca sư ñoàn). Và nếu ở mặt trận miềnĐông, Nguyễn Đức Mậu cùng các chiến sĩ bộ binh phải ñối mặt với sự chết chóc hi sinh:“Thằng Long, thằng Minh ngã xuống rào gai / Đất ñói màu cây, khô dòng suối cạn / KhẩuAK cầm tay ñói ñạn / Đêm ñói vầng trăng, ngày ñói mặt trời”...; thì ở mặt trận miền Tây,Huy Cừ cùng những người lính công binh cũng phải hàng ngày chống chọi với gian khổ,hiểm nguy và những cơn ñói, khát, nhọc nhằn thường trực: “Mùa mưa ñến quả bom rơi sẽ ướt Ướt cũng rơi, phía dưới là quân thù. Kẻ ñịch biết chúng tôi ñang ñóng chốt Bên dòng sông, hàng chuyển suốt mùa mưa” Và: “Có người lính rét run trong cơn sốt Quả quéo chua, muối mặn, nắm ớt khô Viên thuốc ñắng qua mùa mưa tầm tã Rồi mái hầm và cả cái sạp nằm Tấm ni lông và lính ta sùng sũng Đón những bao hàng trôi như sóng trên sông” (Những tiếng ca không ướt) Tuy không trực tiếp, thường xuyên cầm súng xung trận như những chiến sĩ bộ binh,không tham gia nhiều chiến dịch, không ñi hết cuộc chiến, nhưng Huy Cừ cũng ñã hé mởcho chúng ta thấy những gì anh và ñồng ñội ñã sống, ñã trải qua trong những năm tháng“không ai bị lãng quên và không ñiều gì bị quên lãng” ấy (ý thơ Olga Berggoltz). Bốn nămở chiến trường, dù Huy Cừ ít làm thơ, ít nói về lí tưởng và sự hi sinh của những người lính, ...

Tài liệu được xem nhiều: