Danh mục

HUYỆT VỊ MẠCH ĐỐC - THẦN ĐẠO

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.66 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên Huyệt: Thần = tâm thần. Huyệt ở 2 bên huyệt Tâm Du, được coi như cửa (đường dẫn vào = đạo) của Tâm, vì vậy gọi là Tâm Du (Trung Y Cương Mục). Tên Khác: Tạng Du, Xung Đạo Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: + Huyệt thứ 11 của mạch Đốc.+ Nơi tiếp nhận khí của kinh cân-cơ của Tỳ (bằng đường nối phía trong). Vị Trí: Chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 5. Giải Phẫu: Dưới da là gân cơ thang, cơ gai dài của lưng, cơ ngang gai, dây chằng trên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HUYỆT VỊ MẠCH ĐỐC - THẦN ĐẠO HUYỆT VỊ MẠCH ĐỐC THẦN ĐẠO Tên Huyệt: Thần = tâm thần. Huyệt ở 2 bên huyệt Tâm Du, được coi như cửa(đường dẫn vào = đạo) của Tâm, vì vậy gọi là Tâm Du (Trung Y CươngMục). Tên Khác: Tạng Du, Xung Đạo Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: + Huyệt thứ 11 của mạch Đốc. + Nơi tiếp nhận khí của kinh cân-cơ của Tỳ (bằng đường nối phíatrong). Vị Trí: Chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 5. Giải Phẫu: Dưới da là gân cơ thang, cơ gai dài của lưng, cơ ngang gai, dây chằngtrên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI,nhánh đám rối cổ sâu và các nhánh của dây thần kinh sống. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3. Chủ Trị: Trị lưng đau cứng, sợ hãi, hồi hộp, hay quên, ho, trẻ hay co giật, sốtkèm sợ lạnh. Phối Huyệt: 1. Phối Quan Nguyên (Nh.4) trị người sốt, đầu đau, lúc nóng lúc lạnh(Thiên Kim Phương). 2. Phối Thiếu Hải (Tm.3) trị nóng lạnh (Tư Sinh Kinh). 3. Phối Cao Hoang Du (Bq.43) + Liệt Khuyết (P.7) + U Môn (Th.21)trị hay quên (Tư Sinh Kinh). 4. Phối Tâm Du (Bq.15) trị động kinh [phong gia?n] (Bách ChứngPhú). Châm Cứu: Châm chếch lên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sốnglưng 5 - 6, sâu 0, 3 - 1 thốn. Cứu 10 - 15 phút. Ghi Chú: Châm huyệt này, nếu lỡ ngộ châm sinh ra hôn mê như chết,dùng huyệt Trường Cường (Đốc 1) để gia?i: châm sâu 1, 5 thốn, kích thíchmạnh (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu). *Tham Khảo: ” Thiên ‘Thích Ngược’ ghi “Chứng phong ngược, khi bệnh phát thì ramồ hôi và sợ gió, châm ra máu ở 3 kinh dương và Bối du [Thần Đạo] (TVấn36, 15). THÂN TRỤ Tên Huyệt: Trụ = nhánh của cột sống. Huyệt ở tại phần trên cột sống, ngang 2 bênlà 2 vai, như 2 nhánh của cơ thể, vì vậy gọi là Thân trụ (Trung Y C ươngMục). Tên Khác: Hòa Lợi Khí, Trần Khí. Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: Huyệt thứ 12 của mạch Đốc. Vị Trí: Chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 3. Giải Phẫu: Dưới da là gân cơ thang, gân cơ trám (hoặc cơ thoi), cơ gối cổ, cơ gaidài của lưng, cơ ngang-gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dâychằng vàng, ống sống . Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI,nhánh của đám rối cổ, các nhánh 2 thần kinh sống. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3. Chủ Trị: Trị lưng cứng đau, sợ hãi, hồi hộp, hay uên, ho, trẻ nhỏ co giật, sốtkèm sợ lạnh, uốn ván, chắp lẹo. Phối Huyệt: 1. Phối Bản Thần (Đ.13) trị điên (Bách Chứng Phú). 2. Phối Cao Hoang (Bq.43) + Đào Đạo (Đc.13) + Phế Du (Bq.13) trịsuy nhược do ngũ lao, thất thương (Càn Khôn Sinh Ý). 3. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) + Hợp Cốc (Đtr.4) +Phong Trì (Đ.20) [dùng thủ pháp ‘Thấu Thiên Lương’] + Thiếu Thương(P.11) [ra máu] trị cảm phong nhiệt (Châm Cứu Tập Cẩm). 4. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Đàn Trung (Nh.17) + Phế Du (Bq.13) +Thiên Đột (Nh.22) trị ho (Châm Cứu Học Giản Biên). 5. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Linh Đài (Đc.10) + Uỷ Trung (Bq.40)[xuất huyết] trị đinh nhọt (Châm Cứu Học Thượng Hải). 6. Phối Đại Chùy (Đ.14) + Phong Môn (Bq.12) trị ho gà (Châm CứuHọc Thượng Hải). 7. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + cứu Túc Tam Lý (Vi.36) trị còi xương(Châm Cứu Học Thượng Hải). 8. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Phế Du (Bq.13) trị khí quản viêm mạn(Châm Cứu Học Thượng Hải). 9. Phối Uỷ Trung (Bq.40) trị đinh nhọt mới phát (Châm Cứu HọcThượng Hải). 10. Phối Mệnh Môn (Đc.4) trị trẻ nhỏ bị động kinh (Châm Cứu HọcThượng Hải). 11. Phối Can Du (Bq.18) + Cân Súc (Đc.8) + Dương Lăng Tuyền(Đ.34) trị trẻ nhỏ bị bại liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải). Châm Cứu: Châm chếch lên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sốnglưng 3-4, sâu 0, 3-1 thốn. Cứu 10-15 phút. Ghi Chú: Thân Trụ là 1 trong những yếu huyệt của phái Trạch Điền(Châm Cứu Chân Tu?y), thường dùng cứu để trị đầu đau kinh niên, chóngmặt, suyễn, động kinh, trẻ nhỏ bị cam tích, trực tràng sa. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: