Danh mục

Imanuen Kant bàn về cái cao cả

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.20 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Imanuen Kant - người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức. Ông không chỉ được biết đến với tư cách là một nhà triết học mà còn được nhân loại nhắc đến với tư cách là một nhà mĩ học có nhiều đóng góp cho sự phát triển của khoa học này. Mĩ học của I.Kant là một trong những nguồn gốc lí luận trực tiếp quan trọng nhất của mĩ học Mác - Lê nin.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Imanuen Kant bàn về cái cao cả JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 45-52 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn IMANUEN KANT BÀN VỀ CÁI CAO CẢ Tiêu Thị Mỹ Hồng Khoa Lí luận chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Imanuen Kant - người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức. Ông không chỉ được biết đến với tư cách là một nhà triết học mà còn được nhân loại nhắc đến với tư cách là một nhà mĩ học có nhiều đóng góp cho sự phát triển của khoa học này. Mĩ học của I.Kant là một trong những nguồn gốc lí luận trực tiếp quan trọng nhất của mĩ học Mác - Lê nin. Trong Phê phán năng lực phán đoán, ông đã bàn đến rất nhiều vấn đề trong đó có đi sâu nghiên cứu phạm trù cái Cao cả. Trên cơ sở của triết học duy tâm chủ quan, ông coi cái Cao cả là biểu tượng của chủ thể, do chủ thể thẩm mĩ phán đoán và suy xét, nó ứng vào khách thể chứ không phải bản thân khách thể. Phân tích cái Cao cả, Kant chia chúng thành hai loại: Cao cả về số lượng và cao cả về uy lực. Cảm xúc về cái Cao cả và mối quan hệ giữa cái Cao cả và cái Đẹp cũng được I.Kant bàn đến một cách rất cụ thể... Từ khóa: Imanuen Kant, mĩ học, phê phán, năng lực phán đoán, cái Cao cả.1. Mở đầu Imanuen Kant (1724 - 1804) là nhà triết học, mĩ học người Đức có nhiều đóng góp cho sựphát triển của tư tưởng triết học, mĩ học nhân loại thế kỉ XVIII. Mĩ học của ông mang tính nhânvăn sâu sắc, nó hướng tới việc giải phóng con người cá nhân và tự do lí trí. Trong Phê phán nănglực phán đoán, Kant bàn đến nhiều vấn đề trong đó đi sâu vào giải quyết hai phạm trù mĩ học cơbản đó là cái Đẹp và cái Cao cả. Ở công trình này, I.Kant đặt vấn đề không có khoa học về cái Đẹp,chỉ có phán đoán về cái Đẹp mà thôi. Ông từ chối việc dùng tư duy lí tính để vạch ra quy luật củacái Đẹp. Tư tưởng cốt lõi này trực tiếp chi phối quan niệm của I.Kant về cái Cao cả (vấn đề đượcbàn trong Quyển II với tiêu đề Phân tích pháp về cái Cao cả). Khi bàn về phạm trù này, I.Kant đãkhắc phục và bù đắp sự thiếu hụt về đối tượng cao cả mà nhà mĩ học kinh nghiệm Anh Bơccơ mớichỉ tiếp cận về mặt khách thể trong tác phẩm Nghiên cứu triết học về nguồn gốc nhận thức củachúng ta về cái Cao cả và cái Đẹp. Chính vì thế, mĩ học cổ điển Đức nói chung, mĩ học I.Kant nóiriêng là một trong những nguồn gốc lí luận trực tiếp quan trọng nhất của mĩ học Mác - Lê nin. Thếgiới đã viết khá nhiều về I.Kant, và ngày nay người ta vẫn tiếp tục nghiên cứu về ông, bởi lẽ di sảnI.Kant để lại là vô cùng phong phú. Tuy nhiên, trong thời gian qua các học giả đã dành rất nhiềusự quan tâm cho “vật tự nó”, cho các quan niệm đạo đức, cho chủ thể nhận thức, cho cái Đẹp màít dành sự ưu ái riêng cho phạm trù cái Cao cả. Nghiên cứu phạm trù này một cách sâu sắc sẽ tạonên cái nhìn toàn diện hơn về những di sản mà ông để lại đồng thời thấy được những hạt nhân hợplí mà sau này mĩ học Mác xít đã kế thừa và phát triển.Liên hệ: Tiêu Thị Mỹ Hồng, e-mail: tieu.my.hong@gmail.com. 45 Tiêu Thị Mỹ Hồng2. Nội dung nghiên cứu2.1. Bản chất và phân loại cái Cao cả Triết học thời kì phê phán của I.Kant nghiên cứu ba lĩnh vực quan trọng trong hệ thống tâmlí - tinh thần, đó là tri thức, ý chí và tình cảm. Phê phán lí tính thuần túy là tác phẩm thể hiện nhậnthức luận của I.Kant. Phê phán lí tính thực tiễn xây dựng trên giả thuyết linh hồn bất diệt và ý chítự do, thực chất là tư tưởng về đạo đức. Còn Phê phán năng lực phán đoán tập trung vào nghiên cứucác năng lực phán đoán của chủ thể thẩm mĩ. Đây là tác phẩm được xuất bản sau cùng trong bộ batác phẩm phê phán của ông (1790). Ông cho rằng, trong mĩ học để khám phá chân lí, nếu chỉ dùnglí trí thuần túy con người không thể đi đến bản chất của hiện tượng và vì thế phải sử dụng “phánđoán thẩm mĩ” - một loại phán đoán không phải là phán đoán lí tính nhằm đạt tới cái đúng, cũngkhông phải phán đoán đạo đức nhằm tới cái thiện. Đó là phán đoán tình cảm không đối tượng,loại phán đoán này chỉ quan tâm đến khoái cảm chủ quan về đối tượng, phương thức xúc cảm củachủ thể thẩm mĩ chứ không có chức năng nhận thức đối tượng. Ông cho rằng cái Đẹp là cái làmcho mọi người thích thú mà không cần đến khái niệm. Mĩ học của I.Kant thống nhất với triết họccủa ông trong việc nhận thức “vật tự nó”. Vì thế, ông không nghiên cứu các hiện tượng thẩm mĩkhách quan mà là những tình cảm chủ quan được trải nghiệm qua thế giới khách quan. Với “Phêphán năng lực phán đoán”, Kant đã mở ra một bước ngoặt mới của mĩ học cận đại bằng cách đềcao thực tiễn tinh thần. Cùng với việc phân tích cái Đẹp, nghiên cứu các phán đoán thẩm mĩ, mĩ học I.Kant khi điềuhòa giữa mĩ học ...

Tài liệu được xem nhiều: