IR trong bối cảnh TTCK Việt Nam
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 95.66 KB
Lượt xem: 27
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thực trạng Cho tới thời điểm hiện tại, sau 7 năm hoạt động, thị trường chứng khoán trải qua nhiều thăng trầm và có nhiều biến động ngoài sức tưởng tưởng của nhà đầu tư (NĐT). Chỉ trong vòng 02 tháng, từ tháng 08 đến tháng 10/2007, Vn Index giảm hơn 200 điểm nhưng ngay sau đó ngược dòng để trở về vị trí ban đầu. Khủng hoảng niềm tin hay tâm lý bầy đàn? Hỗ trợ cho quyết định mua/bán là những bản báo cáo tài chính định kỳ theo quy định của UBCK, là những thông tin rời...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
IR trong bối cảnh TTCK Việt Nam IR trong bối cảnh TTCK Việt Nam Thực trạng Cho tới thời điểm hiện tại, sau 7 năm hoạt động, thị trường chứng khoán trải qua nhiều thăng trầm và có nhiều biến động ngoài sức tưởng tưởng của nhà đầu tư (NĐT). Chỉ trong vòng 02 tháng, từ tháng 08 đến tháng 10/2007, Vn Index giảm hơn 200 điểm nhưng ngay sau đó ngược dòng để trở về vị trí ban đầu. Khủng hoảng niềm tin hay tâm lý bầy đàn? Hỗ trợ cho quyết định mua/bán là những bản báo cáo tài chính định kỳ theo quy định của UBCK, là những thông tin rời rạc về tình hình kinh doanh được công bố trên những phương tiện truyền thông và đặc biệt, không thể bỏ qua, là những tin đồn. Theo một nghiên cứu gần đây của PwC (Price Waterhouse Cooper), chính những thông tin đồn thổi mới là mối quan tâm lớn nhất, và đồng thời có tác động rõ nét nhất đến niềm tin của NĐT. Những tác động này được ghi nhận vượt trội hơn cả những bản báo cáo tài chính đẹp đẽ hay một chiến lược kinh doanh tiềm năng của doanh nghiệp. NĐT vẫn bằng lòng với những báo cáo định kỳ theo kiểu “phải có” của doanh nghiệp, và dường như tự hạn chế đi quyền được biết chính xác và chi tiết sức mạnh tài chính, hiệu quả vận hành kinh doanh cũng như chiến lược của doanh nghiệp. Ở một khía cạnh khác, có thể hiểu nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ tầm quan trọng của việc quan hệ với NĐT, để có những hành động bảo vệ quyền lợi của cổ đông cũng như bảo vệ hình ảnh của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa, thị trường chứng khoán ổn định và bền vững, công tác IR đóng góp một phần không nhỏ và đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự quan tâm đúng mức. Lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến không ít những biến động của một mã chứng khoán nào đó theo kiểu “bị xói mòn niềm tin”. Khi REE mở rộng sang kinh doanh bất động sản đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía NĐT. Cũng chỉ mới gần đây, FPT nhận được một bài học đắt giá khi quyết định tham gia lĩnh vực tài chính và bất động sản, những ảnh hưởng vẫn còn dư ấm cho đến hiện tại. Nếu như tạo dựng và duy trì mối quan hệ với cổ đông và có kênh thông tin hai chiều phản hồi, giải đáp với NĐT thì bản thân các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội ngăn chặn được con lũ xuống giá cổ phiếu và chủ động hơn trong việc truyền tải thông tin, cải chính những tin đồn thất thiệt. IR – Làm như thế nào IR (Investor Relations – Quan hệ cổ đông) được hiểu là hoạt động mang tính chiến luợc của doanh nghiệp nhằm tạo kênh truyền thông hai chiều hiệu quả giữa doanh nghiệp với cộng đồng tài chính, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Về phía doanh nghiệp, hoạt động IR ngoài việc tạo dựng niềm tin cho NĐT còn tạo dựng một hình ảnh thiện chí của doanh nghiệp trước công chúng đầu tư. Phía NĐT, sẽ có được nhiều thông tin chính thức, và có những phản hồi từ chính doanh nghiệp, điều này giúp họ có cái nhìn toàn diện hơn, chính xác hơn để hỗ trợ quyết định mua/bán hay giữ cổ phiếu. Hiện tại, mối quan hệ giữa nhiều doanh nghiệp với NĐT còn khá lỏng lẻo và thường thấy dưới cái tên phòng/ban quản lý cổ đông. Chức năng của các phòng/ban này cũng giống như tên gọi và mới dừng lại ở mức độ “quản lý”, bao gồm quản lý thông tin và thực hiện các quyền của cổ đông, chưa thấy được mối quan hệ, tương tác hai chiều. Như đã nói, thực trạng này một phần vì sự thiếu quan tâm và trách nhiệm của doanh nghiệp đến nhà đầu tư, và vì chính nhà đầu tư đã vô tâm với quyền lợi của mình. Khi giai đoạn thị trường từng bước phát triển, nhu cầu trao đổi và tiếp cận các thông tin tài chính, kinh doanh của nhà đầu tư sẽ dần trở lên bức thiết. Đã có nhiều minh chứng nói lên sự cần thiết của IR, và đón đầu xu thế, thiết tưởng các doanh nghiệp phải quan tâm đúng mực đến công tác IR. Ngăn chặn những đợt giảm giá sâu, nhưng đồng thời công tác IR cũng phải giúp tránh những đợt tăng giá mạnh. Ám ảnh hay mức chặn tâm lý với mức giá quá cao không bao giờ là hiệu ứng tốt, chưa kể tới ảnh hưởng khi bong bóng giá vỡ. Ngược lại ấn tượng với cổ phiếu giá không bao giờ tăng chỉ càng làm NĐT lạnh nhạt. Điều đó cho thấy, IR không chỉ gây dựng niềm tin cho NĐT, mà một nhiệm vụ nữa là cảnh báo nhà đầu tư khi niềm tin của họ trở nên không thực tế. Chức năng của IR trở nên rõ ràng, bình ổn giá cổ phiếu và công tác IR tốt sẽ đưa cổ phiếu về đúng giá trị thực
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
IR trong bối cảnh TTCK Việt Nam IR trong bối cảnh TTCK Việt Nam Thực trạng Cho tới thời điểm hiện tại, sau 7 năm hoạt động, thị trường chứng khoán trải qua nhiều thăng trầm và có nhiều biến động ngoài sức tưởng tưởng của nhà đầu tư (NĐT). Chỉ trong vòng 02 tháng, từ tháng 08 đến tháng 10/2007, Vn Index giảm hơn 200 điểm nhưng ngay sau đó ngược dòng để trở về vị trí ban đầu. Khủng hoảng niềm tin hay tâm lý bầy đàn? Hỗ trợ cho quyết định mua/bán là những bản báo cáo tài chính định kỳ theo quy định của UBCK, là những thông tin rời rạc về tình hình kinh doanh được công bố trên những phương tiện truyền thông và đặc biệt, không thể bỏ qua, là những tin đồn. Theo một nghiên cứu gần đây của PwC (Price Waterhouse Cooper), chính những thông tin đồn thổi mới là mối quan tâm lớn nhất, và đồng thời có tác động rõ nét nhất đến niềm tin của NĐT. Những tác động này được ghi nhận vượt trội hơn cả những bản báo cáo tài chính đẹp đẽ hay một chiến lược kinh doanh tiềm năng của doanh nghiệp. NĐT vẫn bằng lòng với những báo cáo định kỳ theo kiểu “phải có” của doanh nghiệp, và dường như tự hạn chế đi quyền được biết chính xác và chi tiết sức mạnh tài chính, hiệu quả vận hành kinh doanh cũng như chiến lược của doanh nghiệp. Ở một khía cạnh khác, có thể hiểu nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ tầm quan trọng của việc quan hệ với NĐT, để có những hành động bảo vệ quyền lợi của cổ đông cũng như bảo vệ hình ảnh của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa, thị trường chứng khoán ổn định và bền vững, công tác IR đóng góp một phần không nhỏ và đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự quan tâm đúng mức. Lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến không ít những biến động của một mã chứng khoán nào đó theo kiểu “bị xói mòn niềm tin”. Khi REE mở rộng sang kinh doanh bất động sản đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía NĐT. Cũng chỉ mới gần đây, FPT nhận được một bài học đắt giá khi quyết định tham gia lĩnh vực tài chính và bất động sản, những ảnh hưởng vẫn còn dư ấm cho đến hiện tại. Nếu như tạo dựng và duy trì mối quan hệ với cổ đông và có kênh thông tin hai chiều phản hồi, giải đáp với NĐT thì bản thân các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội ngăn chặn được con lũ xuống giá cổ phiếu và chủ động hơn trong việc truyền tải thông tin, cải chính những tin đồn thất thiệt. IR – Làm như thế nào IR (Investor Relations – Quan hệ cổ đông) được hiểu là hoạt động mang tính chiến luợc của doanh nghiệp nhằm tạo kênh truyền thông hai chiều hiệu quả giữa doanh nghiệp với cộng đồng tài chính, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Về phía doanh nghiệp, hoạt động IR ngoài việc tạo dựng niềm tin cho NĐT còn tạo dựng một hình ảnh thiện chí của doanh nghiệp trước công chúng đầu tư. Phía NĐT, sẽ có được nhiều thông tin chính thức, và có những phản hồi từ chính doanh nghiệp, điều này giúp họ có cái nhìn toàn diện hơn, chính xác hơn để hỗ trợ quyết định mua/bán hay giữ cổ phiếu. Hiện tại, mối quan hệ giữa nhiều doanh nghiệp với NĐT còn khá lỏng lẻo và thường thấy dưới cái tên phòng/ban quản lý cổ đông. Chức năng của các phòng/ban này cũng giống như tên gọi và mới dừng lại ở mức độ “quản lý”, bao gồm quản lý thông tin và thực hiện các quyền của cổ đông, chưa thấy được mối quan hệ, tương tác hai chiều. Như đã nói, thực trạng này một phần vì sự thiếu quan tâm và trách nhiệm của doanh nghiệp đến nhà đầu tư, và vì chính nhà đầu tư đã vô tâm với quyền lợi của mình. Khi giai đoạn thị trường từng bước phát triển, nhu cầu trao đổi và tiếp cận các thông tin tài chính, kinh doanh của nhà đầu tư sẽ dần trở lên bức thiết. Đã có nhiều minh chứng nói lên sự cần thiết của IR, và đón đầu xu thế, thiết tưởng các doanh nghiệp phải quan tâm đúng mực đến công tác IR. Ngăn chặn những đợt giảm giá sâu, nhưng đồng thời công tác IR cũng phải giúp tránh những đợt tăng giá mạnh. Ám ảnh hay mức chặn tâm lý với mức giá quá cao không bao giờ là hiệu ứng tốt, chưa kể tới ảnh hưởng khi bong bóng giá vỡ. Ngược lại ấn tượng với cổ phiếu giá không bao giờ tăng chỉ càng làm NĐT lạnh nhạt. Điều đó cho thấy, IR không chỉ gây dựng niềm tin cho NĐT, mà một nhiệm vụ nữa là cảnh báo nhà đầu tư khi niềm tin của họ trở nên không thực tế. Chức năng của IR trở nên rõ ràng, bình ổn giá cổ phiếu và công tác IR tốt sẽ đưa cổ phiếu về đúng giá trị thực
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thu phát IR tâm lý nhà đầu tư đầu tư chứng khoán tâm lý đám đông hành vi đám đông truyền thông tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 571 12 0 -
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 301 0 0 -
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 287 0 0 -
Luật chứng khoán Nghị định số 114/2008/NĐ - CP
10 trang 227 0 0 -
13 trang 222 0 0
-
Nhiều công ty chứng khoán ngược dòng suy thoái
6 trang 207 0 0 -
Quản trị danh mục đầu tư: Cổ phiếu-Chương 1: Mô hình C.A.P.M
63 trang 159 0 0 -
Giải thuật ngữ Chứng khoán, Môi giới, Đầu tư
217 trang 147 0 0 -
Ebook 9 quy tắc đầu tư tiền bạc để trở thành triệu: Phần 1
125 trang 113 0 0 -
12 trang 110 0 0