Danh mục

John Updike và hành trình xác định bản thể Mỹ

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 116.10 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

John Updike (1932–2009) là một trong những tác gia hậu hiện địa nổi tiếng Hoa Kỳ. Tiểu thuyết và truyện ngắn của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ông được xem là người kế thừa xuất sắc của các bậc thầy hiện đại như Ernest Hemingway và William Faulkner... Mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
John Updike và hành trình xác định bản thể Mỹ JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00026 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 3-11 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn JOHN UPDIKE VÀ HÀNH TRÌNH XÁC ĐỊNH BẢN THỂ MỸ Lê Huy Bắc Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. John Updike (1932–2009) là một trong những tác gia hậu hiện địa nổi tiếng Hoa Kỳ. Tiểu thuyết và truyện ngắn của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ông được xem là người kế thừa xuất sắc của các bậc thầy hiện đại như Ernest Hemingway và William Faulkner. . . Xuất phát từ “Giấc mơ Mỹ” và “Bi kịch Mỹ”, John Updike đã khái quát được phần nào tính cách Mỹ và đề xuất thuyết phục về cái gọi là Bản thể Mỹ của thời ông, những con người quẩn quanh trong vô vọng khi khát vọng của họ cứ dần trôi tuột vì những nguyên cớ không xác định. Từ khóa: John Updike, giấc mơ Mỹ, bi kịch Mỹ, bản thể Mỹ. 1. Mở đầu John Updike (1932–2009) là một trong những tác gia văn học hậu hiện đại nổi tiếng Hoa Kỳ. Tác phẩm của ông chinh phục trái tim của hàng triệu độc giả trên khắp thế giới. Văn phong ông không hoa mĩ nhưng chân thực và đầy cuốn hút. Ở Mỹ, ông là tác giả được nghiên cứu nhiều và được đưa vào chương trình giảng dạy của nhiều trường đại học. Ở Việt nam, lịch sử nghiên cứu về John Updike dường như vắng bóng. Năm 2010, chúng tôi dành một chương trong sách Lịch sử văn học Hoa Kỳ [2] để viết về các tiểu thuyết của ông. Ngoài ra, một số trang mạng bằng tiếng Việt cũng có giới thiệu về ông. Có thể kể các bài viết: John Updike đoạt giải PEN/Faulkner [5], John Updike, kẻ miệt mài khám phá bí ẩn nước Mỹ [7], John Updike “vượt quá khuôn khổ” [8]. . . Như thế, việc nghiên cứu về John Updike ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu. Bài viết này tập trung vào mảng truyện của John Updike và đặt trong hành trình xác định bản thể Mỹ của văn học hiện đại và hậu hiện đại Mỹ thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI. 2. Nội dung nghiên cứu Theo thống kê của trang Wikipedia, trong suốt cuộc đời, John Updike đoạt 31 giải thưởng với số lượng sáng tác đồ sộ, bao gồm: 30 tiểu thuyết, 17 tập truyện ngắn, 10 tập thơ, 14 tập tiểu luận, phê bình, hai cuốn tuyển thơ và truyện ngắn. Với cương vị của một nhà hậu hiện đại (đa số nhà văn vốn ngại viết dài), số lượng sáng tác trên quả là đáng nể. Phải có một năng lực nhất định và sự kiên trì đến mức dũng cảm thì mới có thể hoàn thành được khối lượng công việc đồ sộ đó. Nhưng không chỉ là chuyện số lượng mà còn là chất lượng, tác phẩm của John Updike làm say đắm tâm hồn của không biết bao nhiêu thế hệ. Ông không dưới mười lần lọt vào short list (danh Ngày nhận bài: 15/12/2014 Ngày nhận đăng: 20/4/2015 Liên hệ: Lê Huy Bắc, e-mail: lehuybac@gmail.com 3 Lê Huy Bắc sách ngắn) của giải thưởng Nobel văn chương. Việc không được trao tặng giải thưởng có lẽ vì lí do gì đó ngoài văn chương, chứ về chất lượng thẩm mĩ thì John Updike xứng đáng gấp nhiều lần Cao Hành Kiện, Mạc Ngôn và nhiều cây bút đoạt giải thưởng này trong khoảng ba thập niên trở lại đến trước cái chết của ông. Tóm lại, sau này hậu thế sẽ nói về ông như cách ai đó nói về Anton Chekhov, Franz Kafka, James Joyce... đối với Nobel trong những lần không trao giải cho họ vào thập niên đầu thế kỉ XX. Người Mỹ nổi tiếng là thực dụng, ai cũng biết điều này. Đối với bất kì người dân Hợp Chủng quốc nào, hiệu quả công việc bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu. Nhưng điều đó không hề ngăn người Mỹ lãng mạn. Một kiểu lãng mạn rất Mỹ. Tuy nhiên, vào thời Phục hưng (thế kỉ XIV-XVI) cái thời nhân loại đang ngây ngất với việc tái phát hiện bản thân sau đêm trường Trung cổ, ý thức được sức mạnh của chính mình thì lúc đó, lục địa Mỹ mới được khám phá (năm 1492) và sau đó là việc vật lộn với thiên nhiên để mưu cầu sự sống của người dân mới đến định cư trên đất này. Người Mỹ dạo ấy, có thể là rất lãng mạn (vì họ nuôi hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp trên vùng đất mới), nhưng hoàn cảnh sống khắc nghiệt đã không cho phép họ lãng mạn. Xét ở khía cạnh này, người Mỹ quả thật thua thiệt so với phần còn lại của thế giới. Khi René Descartes (1596–1650) hào hứng tuyên bố: “Tôi tư duy, vì thế tôi tồn tại” vào thế kỉ XVII với niềm hân hoan vô bờ, khi con người ý thức mình có thể trở thành Chúa cho chính bản thân thì bên kia bờ Đại Tây Dương người Mỹ vẫn còn là dân thuộc địa, vẫn còng lưng trên những cánh đồng bông, đồng ngô để nuôi mẫu quốc. Với thực tế đó thì thử hỏi làm sao mà họ lãng mạn được? Vì không lãng mạn nên văn chương Mỹ thuở ấy gần như là không có. Họ đọc sách truyện, thơ từ châu Âu gửi sang. Họ mơ và hoài niệm về châu Âu như miền sáng đẹp của nghệ thuật. Họ lệ thuộc h ...

Tài liệu được xem nhiều: