Quan niệm nghệ thuật của Pasternak trong tiểu thuyết bác sĩ Zhivago
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 114.55 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Từ những phân tích nhận định của nhân vật về khái niệm, mục đích, đối tượng của nghệ thuật trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, Pasternak đã cho thấy những kế thừa xuất sắc giá trị thế hệ trước để lại cùng với tư tưởng mới tự do hiện đại của ông. Bác sĩ Zhivago là sự kết hợp hài hoà các khí phách độc đáo, cái mạnh mẽ táo bạo của sự cách tân và sự tinh luyện, gọt giũa nghệ thuật thành cái giản dị, cô đọng mẫu mực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm nghệ thuật của Pasternak trong tiểu thuyết bác sĩ Zhivago JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2013, Vol. 58, No. 2, pp. 78-86 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA PASTERNAK TRONG TIỂU THUYẾT BÁC SĨ ZHIVAGO Nguyễn Thị Thu Dung Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa Tóm tắt. Từ những phân tích nhận định của nhân vật về khái niệm, mục đích, đối tượng của nghệ thuật trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, Pasternak đã cho thấy những kế thừa xuất sắc giá trị thế hệ trước để lại cùng với tư tưởng mới tự do hiện đại của ông. Bác sĩ Zhivago là sự kết hợp hài hoà các khí phách độc đáo, cái mạnh mẽ táo bạo của sự cách tân và sự tinh luyện, gọt giũa nghệ thuật thành cái giản dị, cô đọng mẫu mực. Từ khóa: Pasternak, Bác sĩ Zhivago, quan niệm nghệ thuật, khí phách, độc đáo. 1. Mở đầu Bước chân vào thế giới của tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago của B.Pasternak người đọc được nghe bàn luận và đối thoại khách quan về các nhà văn, nhà thơ Nga từ nhiều quan điểm nghệ thuật phong phú, đa dạng. Nhân vật của ông dẫn thơ, dẫn ý hay nhận xét rất sôi nổi về văn chương bằng sự say mê, bằng một hồn thơ tinh tế. Giọng điệu của tiểu thuyết càng trở nên trữ tình đằm thắm và “nhân vật Zhivago là nhân vật trữ tình trong một tác phẩm tự sự”. Chàng đại diện cho tư cách của một nhà văn ngẫm nghĩ về sứ mệnh của văn chương, là hình bóng của tác giả phát biểu tư tưởng nghệ thuật mà bấy lâu ông thai nghén ấp ủ. Từ đó mà những ý tưởng về nghệ thuật chảy tràn trên các trang văn tự nhiên như suối nguồn trong trẻo và tất yếu của nó. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nghệ thuật thuộc về cái “tự nhiên” - “Nó luôn suy ngẫm về cái chết và qua đó luôn luôn sáng tạo ra sự sống” 2.1.1. Nghệ thuật là cao cả, nghệ thuật chân chính Iuri Zhivago có lẽ sinh ra trước hết để dành cho nghệ thuật. Từ nhỏ chàng đã có một tâm hồn mẫn cảm và những khát khao rất đỗi tự nhiên về nghệ thuật, một bản năng trác Ngày nhận bài 7/8/2012. Ngày nhận đăng 31/12/2013. Liên lạc Nguyễn Thị Thu Dung, e-mail: thudung.dhhd@gmail.com 78 Quan niệm nghệ thuật của Pasternak trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago tuyệt sinh ra cũng để dành cho nó. Chàng có tính mẫn cảm lạ lùng, có lối cảm thụ tri giác hết sức mới mẻ. Trong tâm trí Iuri mọi thứ đều xê dịch, lẫn lộn và vô cùng độc đáo: từ các quan điểm, thói quen đến các năng khiếu bẩm sinh. Đó là những phẩm chất dành cho nghệ thuật. Pasternak không giới thiệu về nhân vật của mình bằng các đường nét lịch sử hay khắc hoạ hình dáng tính cách mà chỉ tạo ra những cảm nhận về bản chất tự nhiên của con người ấy. Qua đó tác giả muốn bày tỏ một quan điểm nghệ thuật. Nghệ thuật? Nó là gì khiến bao nhiêu con người và thế giới người khắc khoải cắt nghĩa về nó, xác định mục đích của nó? “Nghệ thuật không phải là một nghề, giống như tính bẩm sinh hoặc chất đa sầu đa cảm không thể tạo nên nghề nghiệp”. Zhivago cho rằng nghệ thuật thuộc về cái “tự nhiên”. Pasternak cũng vậy, ông thích nhìn ngắm cuộc đời hơn là biến đổi nó và thơ ca là cơ quan trực giác, tự nó có những nỗ lực thu hút mọi màu sắc của thiên nhiên, còn nghệ sĩ là một chứng nhân nhạy cảm. Với quan niệm ấy nên nghệ sĩ đã diễn đạt trực tiếp và thích đáng nhịp điệu sự sống của thiên nhiên. Khác với Maiacôpxki, khẳng định thơ ca tích cực đấu tranh xã hội và đặt nhà thơ ngang hàng với người thợ, người kỹ sư hay nhà chính trị, Pasternak vẫn tôn trọng lịch sử nhưng ông quan niệm mục đích của nghệ thuật là suy ngẫm về cái chết và qua đó sáng tạo sự sống, làm bất tử những khoảnh khắc của sự sống. Thời gian thật cay nghiệt khi những bước chân vội vã của nó chôn vùi tuổi xuân của đời người và nhanh chóng làm lãng quên giây phút ấy “nhưng chỉ có nghệ thuật là nằm ngoài quy luật băng hoại của thời gian”. Các nhà văn vĩ đại cùng gặp nhau ở tư tưởng lớn ấy. Nghệ thuật đâu chỉ nhận trách nhiệm trong vấn đề đấu tranh xã hội, nghệ thuật thuộc về muôn đời. Nó vĩnh cửu hoá nhịp sống của tự nhiên và qua đó cũng tạo nên sự bất tử của chính nó. Quan niệm nghệ thuật ấy được nảy sinh khi Zhivago đi đám tang bà Anna, chàng nghĩ “...để đáp lại sự huỷ hoại do cái chết gây ra trong đám người đang chậm bước ở đằng sau chàng, chàng muốn mơ ước và suy nghĩ gọt giũa các hình thức, sáng tạo nên cái đẹp và ý muốn của chàng là khẩn thiết, không gì ngăn cản được, như nước cứ cuồn cuộn trong phễu đòi chảy xuống dưới. Hơn lúc nào hết, giờ đây chàng hiểu rõ ràng nghệ thuật bao giờ cũng theo đuổi hai mục đích. Nó luôn suy ngẫm về cái chết và qua đó luôn sáng tạo ra sự sống. Nghệ thuật cao cả, nghệ thuật chân chính, cái được gọi là sách Khải thị của thánh Giăng và cái đang viết cuốn sách đó cho trọn vẹn” Chàng đã viết các vần thơ tưởng nhớ hương hồn Anna Ivalôpna và chàng sẽ đưa vào đó tất cả những ý tưởng nảy ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm nghệ thuật của Pasternak trong tiểu thuyết bác sĩ Zhivago JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2013, Vol. 58, No. 2, pp. 78-86 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA PASTERNAK TRONG TIỂU THUYẾT BÁC SĨ ZHIVAGO Nguyễn Thị Thu Dung Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa Tóm tắt. Từ những phân tích nhận định của nhân vật về khái niệm, mục đích, đối tượng của nghệ thuật trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, Pasternak đã cho thấy những kế thừa xuất sắc giá trị thế hệ trước để lại cùng với tư tưởng mới tự do hiện đại của ông. Bác sĩ Zhivago là sự kết hợp hài hoà các khí phách độc đáo, cái mạnh mẽ táo bạo của sự cách tân và sự tinh luyện, gọt giũa nghệ thuật thành cái giản dị, cô đọng mẫu mực. Từ khóa: Pasternak, Bác sĩ Zhivago, quan niệm nghệ thuật, khí phách, độc đáo. 1. Mở đầu Bước chân vào thế giới của tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago của B.Pasternak người đọc được nghe bàn luận và đối thoại khách quan về các nhà văn, nhà thơ Nga từ nhiều quan điểm nghệ thuật phong phú, đa dạng. Nhân vật của ông dẫn thơ, dẫn ý hay nhận xét rất sôi nổi về văn chương bằng sự say mê, bằng một hồn thơ tinh tế. Giọng điệu của tiểu thuyết càng trở nên trữ tình đằm thắm và “nhân vật Zhivago là nhân vật trữ tình trong một tác phẩm tự sự”. Chàng đại diện cho tư cách của một nhà văn ngẫm nghĩ về sứ mệnh của văn chương, là hình bóng của tác giả phát biểu tư tưởng nghệ thuật mà bấy lâu ông thai nghén ấp ủ. Từ đó mà những ý tưởng về nghệ thuật chảy tràn trên các trang văn tự nhiên như suối nguồn trong trẻo và tất yếu của nó. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nghệ thuật thuộc về cái “tự nhiên” - “Nó luôn suy ngẫm về cái chết và qua đó luôn luôn sáng tạo ra sự sống” 2.1.1. Nghệ thuật là cao cả, nghệ thuật chân chính Iuri Zhivago có lẽ sinh ra trước hết để dành cho nghệ thuật. Từ nhỏ chàng đã có một tâm hồn mẫn cảm và những khát khao rất đỗi tự nhiên về nghệ thuật, một bản năng trác Ngày nhận bài 7/8/2012. Ngày nhận đăng 31/12/2013. Liên lạc Nguyễn Thị Thu Dung, e-mail: thudung.dhhd@gmail.com 78 Quan niệm nghệ thuật của Pasternak trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago tuyệt sinh ra cũng để dành cho nó. Chàng có tính mẫn cảm lạ lùng, có lối cảm thụ tri giác hết sức mới mẻ. Trong tâm trí Iuri mọi thứ đều xê dịch, lẫn lộn và vô cùng độc đáo: từ các quan điểm, thói quen đến các năng khiếu bẩm sinh. Đó là những phẩm chất dành cho nghệ thuật. Pasternak không giới thiệu về nhân vật của mình bằng các đường nét lịch sử hay khắc hoạ hình dáng tính cách mà chỉ tạo ra những cảm nhận về bản chất tự nhiên của con người ấy. Qua đó tác giả muốn bày tỏ một quan điểm nghệ thuật. Nghệ thuật? Nó là gì khiến bao nhiêu con người và thế giới người khắc khoải cắt nghĩa về nó, xác định mục đích của nó? “Nghệ thuật không phải là một nghề, giống như tính bẩm sinh hoặc chất đa sầu đa cảm không thể tạo nên nghề nghiệp”. Zhivago cho rằng nghệ thuật thuộc về cái “tự nhiên”. Pasternak cũng vậy, ông thích nhìn ngắm cuộc đời hơn là biến đổi nó và thơ ca là cơ quan trực giác, tự nó có những nỗ lực thu hút mọi màu sắc của thiên nhiên, còn nghệ sĩ là một chứng nhân nhạy cảm. Với quan niệm ấy nên nghệ sĩ đã diễn đạt trực tiếp và thích đáng nhịp điệu sự sống của thiên nhiên. Khác với Maiacôpxki, khẳng định thơ ca tích cực đấu tranh xã hội và đặt nhà thơ ngang hàng với người thợ, người kỹ sư hay nhà chính trị, Pasternak vẫn tôn trọng lịch sử nhưng ông quan niệm mục đích của nghệ thuật là suy ngẫm về cái chết và qua đó sáng tạo sự sống, làm bất tử những khoảnh khắc của sự sống. Thời gian thật cay nghiệt khi những bước chân vội vã của nó chôn vùi tuổi xuân của đời người và nhanh chóng làm lãng quên giây phút ấy “nhưng chỉ có nghệ thuật là nằm ngoài quy luật băng hoại của thời gian”. Các nhà văn vĩ đại cùng gặp nhau ở tư tưởng lớn ấy. Nghệ thuật đâu chỉ nhận trách nhiệm trong vấn đề đấu tranh xã hội, nghệ thuật thuộc về muôn đời. Nó vĩnh cửu hoá nhịp sống của tự nhiên và qua đó cũng tạo nên sự bất tử của chính nó. Quan niệm nghệ thuật ấy được nảy sinh khi Zhivago đi đám tang bà Anna, chàng nghĩ “...để đáp lại sự huỷ hoại do cái chết gây ra trong đám người đang chậm bước ở đằng sau chàng, chàng muốn mơ ước và suy nghĩ gọt giũa các hình thức, sáng tạo nên cái đẹp và ý muốn của chàng là khẩn thiết, không gì ngăn cản được, như nước cứ cuồn cuộn trong phễu đòi chảy xuống dưới. Hơn lúc nào hết, giờ đây chàng hiểu rõ ràng nghệ thuật bao giờ cũng theo đuổi hai mục đích. Nó luôn suy ngẫm về cái chết và qua đó luôn sáng tạo ra sự sống. Nghệ thuật cao cả, nghệ thuật chân chính, cái được gọi là sách Khải thị của thánh Giăng và cái đang viết cuốn sách đó cho trọn vẹn” Chàng đã viết các vần thơ tưởng nhớ hương hồn Anna Ivalôpna và chàng sẽ đưa vào đó tất cả những ý tưởng nảy ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bác sĩ Zhivago Quan niệm nghệ thuật Tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago Social science Tác phẩm tự sựGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiếp cận đánh giá giáo viên theo quan điểm giảng dạy
8 trang 104 0 0 -
119 trang 74 0 0
-
Quan niệm của William James về chân lí
7 trang 35 0 0 -
146 trang 32 0 0
-
Ebook Quantitative methods in social science – Part 2
132 trang 31 0 0 -
Ebook Quantitative methods in social science – Part 1
137 trang 30 0 0 -
Giáo trình Văn học 2: Phần 1 - TS. Bùi Thanh Truyền
56 trang 28 0 0 -
Tư tưởng về tự do trong tác phẩm 'Trốn thoát tự do' của Erich Fromm
7 trang 27 0 0 -
9 trang 26 0 0
-
8 trang 24 0 0