Danh mục

Kế toán - kiểm toán và kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học (Tập 1): Phần 2

Số trang: 205      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.31 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn "Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kế toán - kiểm toán và kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Tập 1)" tiếp tục trình bày các nội dung về: nhận diện một số nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dưới góc nhìn của doanh nghiệp; nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng bền vững ở Việt Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kế toán - kiểm toán và kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học (Tập 1): Phần 2 NHẬN DIỆN MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN DƯỚI GÓC NHÌN CỦA DOANH NGHIỆP ThS. Đặng Phi Trường1, ThS. Lê Thị Yến2 (1),(2) Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên Tóm tắt: Bài viết này được thực hiện nhằm nhận diện một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo hàng năm và kết quả khảo sát 60 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng lao động, sự phát triển công nghiệp hỗ trợ và cơ sở hạ tầng là những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định của nhà đầu tư khi đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Từ khóa: Vốn đầu tư, khu công nghiệp, Thái Nguyên. 1. Đặt vấn đề Mô hình khu công nghiệp đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở các nước phát triển, hiện nay Việt Nam đã và đang xây dựng, phát triển theo mô hình này với mục tiêu thu hút vốn đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Cùng với xu hướng đó của cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã chủ trương xây dựng đồng bộ các khu công nghiệp nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, tính đến hết năm 2016, tỉnh Thái Nguyên có sáu khu công nghiệp tập trung: Sông Công 1, Sông Công 2, Nam Phổ Yên, Tây Phổ Yên, Quyết Thắng, Điềm Thuỵ. Các khu công nghiệp này hình thành và phát triển đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ của tỉnh. Ngoài những thuận lợi về mặt điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản phong phú, tỉnh Thái Nguyên còn là cửa ngõ của thủ đô, trung tâm đào tạo của cả nước, hệ thống các trường đại học trực thuộc Đại học Thái Nguyên- các trường cao đẳng - trung cấp nghề - góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh. Lượng vốn đầu tư đăng ký vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt khoảng 9906,506 tỷ đồng và khoảng 6860,476 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 81368 lao động sau khi tổng kết hết năm 2015 (Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên). Mặc dù lượng vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên có xu hướng tăng, tuy nhiên vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương, chính vì vậy việc nghiên cứu hoạt động thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp là việc làm cần thiết. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp của tỉnh trong thời gian tới. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Trên thế giới, mô hình khu công nghiệp được hình thành như một kênh hữu hiệu cho việc thu hút vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các vấn đề liên quan đến khu công nghiệp đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách. Một số nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá tác động của , 242 khu công nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia như nghiên cứu của Damborský và ctv (2013), Benacek, V (1999), Blomstrom và ctv (1998), Kim và ctv (1997).., những nghiên cứu này đã chỉ ra cả tác động trực tiếp và tác động gián tiếp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Những doanh nghiệp này đang hoạt động tại các khu công nghiệp) tới việc phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã đưa ra những gợi ý chính sách nhằm đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp nói riêng cũng như vào quốc gia đó nói chung. Một số nghiên cứu khác trên thế giới lại tập trung theo hướng làm thế nào để phát triển khu công nghiệp theo hướng các khu công nghiệp xanh như nghiên cứu của: Popescu và ctv (2008), Lambert và ctv (2002). Một số nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam theo các hướng khác nhau, cụ thể một số nghiên cứu được thực hiện theo hướng thu hút vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp: Vũ Đại Thắng (2012), Ngọc Hòa (2012), Trần Văn Hậu (2011),... Những nghiên cứu này phân tích thực trạng và đề ra một số giải pháp nhằm phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong các nghiên cứu này là thống kê mô tả và vận dụng ma trận SWOT nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức với việc thu hút vốn đầu tư phát triển các khu công nghiệp. Một số nghiên cứu lại tập trung xem xét đến vị trí của lao động với các khu công nghiệp, mặc dù đã nhận ra vị trí của nguồn lao động, tuy nhiên, tác giả chưa thực hiện việc xem xét ảnh hưởng của lao động đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp như nghiên cứu của tác giả Thanh Tùng. Tuy nhiên, thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp không chỉ có thu hút vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, bên cạnh đó còn là việc thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ trong khu công nghiệp. Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp dưới góc nhìn của các doanh nghiệp- chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động đầu tư vào các khu công nghiệ ...

Tài liệu được xem nhiều: