Danh mục

Kết cấu tàu thủy tập 1 part 10

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.23 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hình 4.32 Các ghi chú trên hình 4.32 mang ý nghĩa sau: 1- mép mạn giả; 2- thanh gia cường dọc; 3- mạn giả; 4- cửa luồn dây; 5- mã gia cường đứng. Thiết kế mạn giả còn lưu ý đến điều này, cần bố trí chỗ cần cho xếp thang mạn gọi bằng tiếng Hà lan trap trong thời gian tàu thực thi công việc trên biển. Khoảng cách cần lấn vào của be 350mm, chiều dài khoảng 8 – 10m. Thiết kế mạn giả khu vực này trên tàu đã đóng có dạng tại hình 4.33. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết cấu tàu thủy tập 1 part 10 Hình 4.32 Các ghi chú trên hình 4.32 mang ý nghĩa sau: 1- mép mạn giả; 2- thanh gia cường dọc; 3- mạn giả; 4- cửa luồn dây; 5- mã gia cường đứng. Thiết kế mạn giả còn lưu ý đến điều này, cần bố trí chỗ cần cho xếp thang mạn gọi bằng tiếng Hà lan trap trong thời gian tàu thực thi công việc trên biển. Khoảng cách cần lấn vào của be 350mm, chiều dài khoảng 8 – 10m. Thiết kế mạn giả khu vực này trên tàu đã đóng có dạng tại hình 4.33. Hình 4.33 208 Lan can, tay vịn trên boong thời tiết làm đúng chức năng của mạn giả, tại những nơi không bố trí mạn giả. Từ chuyên ngành gọi đây là guard rail hoặc life rail. Lan can tàu có chiều cao tối thiểu 1,20m dùng cho các tàu đi biển. Tay vịn và các cọc đứng, đỡ lan can làm bằng thép ống thường bằng thép mạ kẽm. Chân các cọc đứng liên kết với boong qua bích và bulông. Thang ngang lan can làm bằng thép ống hoặc thép hình. Khoảng cách giữa các thang ngang không lớn hơn 230mm. Trong nhiều trường hợp thay vì thép ống người ta dùng xích căng chùng làm chức năng hàng rào cản. Hình 4.34 trình bày thiết kế lan can trên tàu đi biển, các cọc và thanh ngang đều làm từ thép ống. Kết cấu đáng quan tâm tại đây là “cửa ra vào” trên lan can. Cụm kết cấu gồm hai cọc đứng, giữa hình, cùng các thanh ngang trên đó dễ dàng tháo khỏi hàng rào cản để làm lối đi. Các cơ cấu giúp tháo dỡ trình bày trên cùng hình. Hình 4.34. Lan can tàu 209 CHƯƠNG 5 KẾT CẤU BÁNH LÁI, BỆ MÁY, ỐNG KHÓI 1. Bánh lái Trong phần tìm hiểu kết cấu vòm lái, chúng ta có dịp làm quen kết cấu lô lái và các chi tiết liên quan đỡ trục quay bánh lái. Thực ra đây là cả một cụm các kết cấu quan hệ với nhau rất khăng khít, liên quan các chi tiết đỡ trục chân vịt, giữ trục bánh lái. Bản thân bánh lái là chi tiết quan trọng trong cụm. Các chi tiết của cụm thiết bị đang nêu có thể hình dung qua hai hình sau đây. Hình 5.1 trình bày các chi tiết kết cấu hàn cụm chi tiết này, trong đó bản thân lô lái cùng “quả táo” với gối đỡ trục chân vịt đã đề cập tại chương hai nằm phía trái hình. Phía bên phải hình, trình bày bộ phận mà chúng ta quan tâm tại phần này, bánh lái, trục bánh lái, gối đỡ dưới gối đỡ trên. Hình 5.1. Kết cấu sống đuôi và bánh lái Các ghi chú trên hình có ý nghĩa: 1- gối đỡ trên (top dudgeon); 2- mấu liên kết (rib); 3- thân trên sống đuôi (crown); 4- gối trục chân vịt (boss); 5- trụ chân vịt (propeller post); 6- gót ky (heel piece); 7- ky lái (sole piece); 8- gối dưới (bottom gudgeon); 9- trụ lái (rudder post); 10- trục lái (rudder stock); 11- bích nối (flange); 12- bu lông nối (bolt); 13- lỗ treo bánh lái (lifting hole); 14- tôn bánh lái (rudder plate); 15- xương gia cương bánh lái (rudder frame); 16- gân gia cường bánh lái (arm); 17- chốt bánh lái (pintle). Hình 5.2 trình bày cách chi tiết chúng ta quan tâm trên tàu kiểu mới, tuy đã xuất hiện từ những năm giữa thế kỷ XX: bánh lái treo, hai ổ đỡ. “Chân” tức phần kéo dài từ ki chính nhằm đỡ trục bánh lái không còn cần thiết tại đây, thay vào đó cụm kết cấu đỡ ổ trục với các chi tiết đúc bằng thép, nằm bên trái hình làm nhiệm vụ chứa hai ổ đỡ quan trọng trục lái. Bánh lái treo nửa cân bằng thể hiện bằng nét chấm gạch tại hình, nằm sau chân vịt tàu cũng bằng nét chấm gạch. 210 Hình 5.2. Bố trí bánh lái treo Bánh lái tàu đặt sau chân vịt , được giữ thẳng đứng nhờ trục lái. Bánh lái phải quay được sanh hai phía của mạn, góc quay lớn nhất bắt buộc cho tàu biển 35°, sang trái và sang phải. Các tàu chạy sông, tàu cần có tính quay trở cao bánh lái có góc quay lớn nhất đạt đến 80° – 90° . Các kiểu bánh lái mặt cắt ngang dạng frofil cánh máy bay, sử dụng trên tàu biển gồm: kiểu Oertz, bánh lái Simplex, bánh lái treo, bánh lái Mariner vv… Ngoài các bánh lái vừa kể chúng ta còn dùng bánh lái “ chủ động”, trong bánh lái có đặt thiết bị đẩy riêng cho bánh lái cho phép quay bánh lái theo yêu cầu người điều khiển. Profile bánh lái có nguồn gốc từ profile cánh máy bay. Thông dụng nhất trong ngành tàu là pforfile Gö 539 của bể thử Göttingen với chiều dày tương đối t/b = 0,2 và profile NASA 0018. Bố trí chung bánh lái kiểu Simplex được giới thiệu tại hình 5.3. Trong hệ thống này, trục quay bánh lái nằm lọt trong lòng bánh lái, đầu trên trục bắt vào vòm lái tàu, đầu dưới quay trong ổ đỡ dưới, tại gót lái của tàu. Cụm chi tiết này vẽ bằng nét mờ trên hình 3, sẽ được nhắc lại phần sau. Tay quay bánh lái thường khá lớn, bắt chặt bằng bulon với bánh lái tại mặt trên bánh lái, đầu còn lại tay quay quay liên hệ với máy lái, chịu sự điều khiển của máy lái. ...

Tài liệu được xem nhiều: