Hệ thống dọc boong tàu dầu là hệ thống phổ biến cho hầu như toàn bộ tàu dầu, tàu chở hàng rời, chở quặng. Khoảng cách giữa các nẹp dọc cho tàu dài từ 50 – 180m chỉ trong giới hạn 640 – 860mm. Cần quan tâm bố trí các chi tiết gồm nẹp dọc đáy, nẹp dọc boong, nẹp đứng vách ngang cùng nằm trong mặt phẳng đứng chạy dọc, trong khi đó xà ngang boong khỏe, sườn khỏe và đà ngang khỏe cùng nằm trong mặt phẳng ngang tàu....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết cấu tàu thủy tập 1 part 7 Hệ thống dọc boong tàu dầu là hệ thống phổ biến cho hầu như toàn bộ tàu dầu, tàu chở hàng rời,chở quặng. Khoảng cách giữa các nẹp dọc cho tàu dài từ 50 – 180m chỉ trong giới hạn 640 – 860mm.Cần quan tâm bố trí các chi tiết gồm nẹp dọc đáy, nẹp dọc boong, nẹp đứng vách ngang cùng nằm trongmặt phẳng đứng chạy dọc, trong khi đó xà ngang boong khỏe, sườn khỏe và đà ngang khỏe cùng nằmtrong mặt phẳng ngang tàu. Các nẹp dọc chạy qua xà ngang khỏe, hàn chắc vào thành xà ngang, còn tại vách ngang có thể bị cắtvà hàn đấu vào vách nhờ mã cao gấp đôi nẹp. Tàu dầu dài trên 200m bắt buộc các nẹp chạy suốt tàu,không dừng tại vách ngang theo cách vừa đề cập. a) b) Hình 3.64Các ghi chú trên hình 3.64 có ý nghĩa sau: 1- sống boong/vách dọc lửng (deck girder); 2- dầm dọc boong(deck longitudinal); 3- xà ngang boong (deck transverse beam); 4- mã gia cường (bracket); 5- tôn mạn(side plate); 6- mã xà ngang boong (beam bracket); 7- mã chống vặn (tripping plate) Tàu dầu có hai vách dọc cần thiết có thể bố trí thêm vách lửng (wash bulkhead, wash plate) giốngnhư dầm dọc boong, ngay tại mặt dọc giữa tàu, được nẹp bằng các nẹp đứng/mã chống vặn cách nhaukhông quá 1,5m. Vách lửng này tăng cứng kết cấu đồng thời ngăn mặt thoáng chất lỏng chứa trong kétgiữa. Chiều cao vách này lớn hơn hai lần chiều cao xà ngang boong khỏe. Xà ngang boong liên kết cứngvới sườn khỏe và nẹp đứng khỏe vách dọc nhờ các mã 6. Trường hợp chỉ đặt một vách dọc giữa, kết cấu này thường gặp trên tàu chở dầu chạy sông, sà lanchở hàng lỏng, các nẹp dọc boong được bố trí đúng cách đã dùng cho tàu cùng hệ kết cấu nhắc tại cácphần trên. 139 Trên các tàu dầu cỡ nhỏ, dùng chủ yếu cho vận tải đường sông, trên boong có bố trí cơ cấu nângcao, có thể coi là boong nâng hay còn gọi là hầm boong. Khoảng không dưới boong nâng cao vừa tạo gọilà két giãn nở. Boong nâng này cũng phải được bố trí nẹp dọc, xà ngang boong khỏe y như với boongchính, hình 3.65. Hình 3.65. Tàu chở dầu cỡ nhỏ với két giãn nở (hầm boong) Mặt cắt ngang tàu dầu chạy sông được nêu tại hình 2.25, chương 2 trình bày kỹ các ý đang đề cập. Cọc chống dùng trong tàu vận tải thuộc kết cấu dầm đứng tựa trên sàn đáy hoặc boong, đỡ trọnglượng nặng đè lên đầu trên của cọc. Nhờ cọc chống có thể tăng cường độ bền ngang và ổn định dànboong. Cọc chống thường đặt tại vị trí giao nhau dầm dọc và xà ngang hoặc tại góc miệng hầm hàng, làgối đỡ lý tưởng cho dầm dọc boong, cho xà ngang boong. Sơ đồ bố trí cọc chống trình bày tại hình 3.47 cùng chương. Những vị trí đánh dấu (•) tại hình 3.47là nơi đặt cọc chống. Hình ảnh cọc chống trong sơ đồ này đánh dấu bằng số 5 tại hình 3.48. Nhân tiệntrình bày thêm, chân cọc chống tựa lên sàn tàu (đáy trong) tại vị trí đánh dấu bằng số 21 tại hình 3.10,phần bàn về đáy tàu. Trên những tàu rất lớn cọc chống được bố trí chồng lên nhau, tạo thành mối liên kết chắc cho cácboong, hình 3.34. Bố trí cọc chống nhằm tăng độ bền dàn boong là lý do chính đáng, tuy nhiên có mặt cọc chốngtrong các hầm hàng luôn cản trở việc xếp hàng, bốc dỡ hàng. Quyết định bố trí hay không bố trí cọcchống không đơn giản. Khi cần bố trí cọc chống, sắp xếp cọc thành một dãy hay nhiều dãy cũng sẽ làvấn đề phức tạp và khó khăn. Trong mọi trường hợp người bố trí cọc chống phải để ý trước tiên đến yêucầu sử dụng của tàu. Yêu cầu trước hết cho công việc này là cọc chống không cản trở chức năng hầmhàng tàu chở hàng. Chính vì vậy phải đặt rõ vấn đề số lượng cọc chống trong hầm hàng, trong buồngmáy, khi phải có, là ít nhất. Tài liệu [8] dành một phần chương ba bàn về cọc chống. Trước khi thiết kế cọc chống cho tàu bạnđọc có thể tham khảo thêm các điều đã nêu trong tài liệu chuyên ngành vừa đề cập. Đà ngang đáy và xàngang boong thường bị uốn dưới tác động ngoại lực, để điều đó không gây uốn cọc chống đặt giữa chúngcần thiết thiết kế cụm gối đỡ cùng các chi tiết liên kết một cách hợp lý. Uốn cọc sẽ gây ra nhiều rắcrối cho kết cấu liên quan như võng dầm, vặn dầm ngang, dầm dọc. Cọc chống phải được kiểm tra tính ổn140định khi thiết kế. Cần thiết tính toán khả năng chịu va do hàng hóa và do các thiết bị bốc dỡ hàng gây racho cọc chống. Cọc chống trên các tàu đóng trong những năm sau bảy mươi thường đội kết cấu boong qua tấmlót bằng thép đủ dày. Trên tấm lót mới là kết cấu xà dọc hoặc thành dọc miệng hầm hàng, gặp xà ngangboong khỏe hoặc thành cuối hầm hàng, như đã miêu tả trên. Nhìn vào cụm chi thiết trên đầu cọc chốngchúng ta thấy rõ sự quan tâm của những nhà đóng tàu đến chi tiết chịu tải nặng này. Hình 3.66 Hình 3.67 Trên hình 3.66 nêu sau: 1 – thành dọc miệng hầm hàng, 2 – thành ngang, 3 – xà ngang ...