![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Kết hôn với người nước ngoài vì mục đích kinh tế - Thực trạng và những vấn đề tư pháp quốc tế cần giải quyết
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 201.51 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong sự phát triển của tiến bộ xã hội, tự do kết hôn đã trở thành một giá trị cơ bản của quyền con người. Chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, trải qua 3 lần lập pháp, đều nhất quán khẳng định mục tiêu xây dựng chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững làm nền tảng cho sự phát triển của tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, đời sống hôn nhân và gia đình Việt Nam đang đứng trước sự phát sinh những hiện tượng hôn nhân không bình thường của việc lợi dụng quyền tự do kết hôn nhằm hướng đến các quan hệ lợi ích. Trong đó, hiện tượng kết hôn với người nước ngoài vì mục đích kinh tế với những động thái rõ nét biểu hiện trong khoảng một thập kỷ qua có thể coi là ví dụ điển hình về sự tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường đối với quan hệ hôn nhân. Đây thực sự là một vấn đề xã hội phức tạp trong sự quan tâm của dư luận xã hội cũng như các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời cũng đặt ra những vấn đề cần xem xét, giải quyết từ giác độ tư pháp quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết hôn với người nước ngoài vì mục đích kinh tế - Thực trạng và những vấn đề tư pháp quốc tế cần giải quyết 16 KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÌ MỤC ĐÍCH KINH TẾ - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ CẦN GIẢI QUYẾT NGUYỄN QUỐC CƯỜNG Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp Bộ Tư pháp Việt Nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong sự phát triển của tiến bộ xã hội, tự do kết hôn đã trở thành một giá trị cơ bản của quyền con người. Chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, trải qua 3 lần lập pháp, đều nhất quán khẳng định mục tiêu xây dựng chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững làm nền tảng cho sự phát triển của tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, đời sống hôn nhân và gia đình Việt Nam đang đứng trước sự phát sinh những hiện tượng hôn nhân không bình thường của việc lợi dụng quyền tự do kết hôn nhằm hướng đến các quan hệ lợi ích. Trong đó, hiện tượng kết hôn với người nước ngoài vì mục đích kinh tế với những động thái rõ nét biểu hiện trong khoảng một thập kỷ qua có thể coi là ví dụ điển hình về sự tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường đối với quan hệ hôn nhân. Đây thực sự là một vấn đề xã hội phức tạp trong sự quan tâm của dư luận xã hội cũng như các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời cũng đặt ra những vấn đề cần xem xét, giải quyết từ giác độ tư pháp quốc tế. II. THỰC TRẠNG KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÌ MỤC ĐÍCH KINH TẾ 1. Tổng quan: Bối cảnh và tình hình kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1995 đến nay Năm 1995 được coi là dấu mốc quan trọng trong sự vận động, phát triển của các hiện tượng hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam bởi đây là năm đầu tiên thực hiện Nghị định số 184/CP ngày 30/11/1994 của Chính phủ quy định chi tiết về thủ tục đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài – văn bản pháp lý đầu tiên của Việt Nam quy định thống nhất thủ tục pháp lý để xác lâp các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, vốn là các quan hệ dân sự rất nhạy cảm và có ý nghĩa chính trị – xã hội quan trọng. Văn bản này là sự cụ thể hoá chính sách đối ngoại rộng mở và quan điểm tôn trọng, bảo hộ các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài của Nhà nước Việt Nam đã được khẳng định trong Pháp lệnh về Hôn nhân và Gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993. Trong bối cảnh thuận lợi về mặt pháp lý như vậy, từ năm 1995 đến nay các quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài đã gia tăng nhanh chóng và phân thành 2 nhóm như sau: (1) Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người Việt Nam ở nước ngoài (gọi tắt là Việt kiều) chiếm khoảng 45% tổng số, trong đó chủ yếu là với Việt kiều cư trú tại Hoa Kỳ, Đức, Úc, Canada. Số công dân Việt Nam kết hôn với Việt kiều tại Pháp trong giai đoạn từ 1995 đến 2002 chỉ khoảng 1.500 trường hợp. (2) Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chiếm khoảng 55% tổng số với hơn 40 quốc tịch khác nhau (công dân Pháp kết hôn với công dân Việt Nam chỉ khoảng 1.000 trường hợp từ năm 1995 đến 2002). Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 17 Cùng với những biến động nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thuộc 2 nhóm trên không chỉ ngày càng tăng nhanh về số lượng mà còn ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp và bộc lộ những hiện tượng tiêu cực. Trong đó, nếu như nhóm (1) có hiện tượng “kết hôn giả” với Việt kiều nhằm hợp pháp hoá việc xuất cảnh và định cư ở nước ngoài thì ở nhóm (2), hiện tượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan vì mục đích kinh tế (hiện nay việc kết hôn với người Hàn Quốc cũng có xu hướng tương tự) lại trở thành vấn đề bức xúc trong dư luận xã hội. 2. Động thái và đặc điểm của hiện tượng kết hôn với người nước ngoài vì mục đích kinh tế. 2.1 Động thái Hiện tượng kết hôn với người nước ngoài và xuất cảnh ra sinh sống ở nước ngoài vốn dĩ được nhìn nhận như một hiện tượng tất yếu về sự chuyển dịch nhân khẩu trong xu thế toàn cầu hoá. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng, có thời kỳ tăng đột biến, tạo thành “làn sóng” phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan từ năm 1995 đến nay trở thành hiện tượng xã hội bất bình thường bởi phần lớn việc xác lập các quan hệ hôn nhân này xuất phát từ mục đích kinh tế. Từ năm 1993, do Chính phủ Đài Loan xét duyệt nghiêm ngặt việc kết hôn với người Trung Quốc, đồng thời thực hiện “chính sách hướng Nam”, trong đó tập trung các hoạt động đầu tư, thương mại vào Việt Nam nên xu hướng lấy vợ là người nước ngoài của ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết hôn với người nước ngoài vì mục đích kinh tế - Thực trạng và những vấn đề tư pháp quốc tế cần giải quyết 16 KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÌ MỤC ĐÍCH KINH TẾ - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ CẦN GIẢI QUYẾT NGUYỄN QUỐC CƯỜNG Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp Bộ Tư pháp Việt Nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong sự phát triển của tiến bộ xã hội, tự do kết hôn đã trở thành một giá trị cơ bản của quyền con người. Chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, trải qua 3 lần lập pháp, đều nhất quán khẳng định mục tiêu xây dựng chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững làm nền tảng cho sự phát triển của tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, đời sống hôn nhân và gia đình Việt Nam đang đứng trước sự phát sinh những hiện tượng hôn nhân không bình thường của việc lợi dụng quyền tự do kết hôn nhằm hướng đến các quan hệ lợi ích. Trong đó, hiện tượng kết hôn với người nước ngoài vì mục đích kinh tế với những động thái rõ nét biểu hiện trong khoảng một thập kỷ qua có thể coi là ví dụ điển hình về sự tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường đối với quan hệ hôn nhân. Đây thực sự là một vấn đề xã hội phức tạp trong sự quan tâm của dư luận xã hội cũng như các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời cũng đặt ra những vấn đề cần xem xét, giải quyết từ giác độ tư pháp quốc tế. II. THỰC TRẠNG KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÌ MỤC ĐÍCH KINH TẾ 1. Tổng quan: Bối cảnh và tình hình kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1995 đến nay Năm 1995 được coi là dấu mốc quan trọng trong sự vận động, phát triển của các hiện tượng hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam bởi đây là năm đầu tiên thực hiện Nghị định số 184/CP ngày 30/11/1994 của Chính phủ quy định chi tiết về thủ tục đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài – văn bản pháp lý đầu tiên của Việt Nam quy định thống nhất thủ tục pháp lý để xác lâp các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, vốn là các quan hệ dân sự rất nhạy cảm và có ý nghĩa chính trị – xã hội quan trọng. Văn bản này là sự cụ thể hoá chính sách đối ngoại rộng mở và quan điểm tôn trọng, bảo hộ các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài của Nhà nước Việt Nam đã được khẳng định trong Pháp lệnh về Hôn nhân và Gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993. Trong bối cảnh thuận lợi về mặt pháp lý như vậy, từ năm 1995 đến nay các quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài đã gia tăng nhanh chóng và phân thành 2 nhóm như sau: (1) Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người Việt Nam ở nước ngoài (gọi tắt là Việt kiều) chiếm khoảng 45% tổng số, trong đó chủ yếu là với Việt kiều cư trú tại Hoa Kỳ, Đức, Úc, Canada. Số công dân Việt Nam kết hôn với Việt kiều tại Pháp trong giai đoạn từ 1995 đến 2002 chỉ khoảng 1.500 trường hợp. (2) Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chiếm khoảng 55% tổng số với hơn 40 quốc tịch khác nhau (công dân Pháp kết hôn với công dân Việt Nam chỉ khoảng 1.000 trường hợp từ năm 1995 đến 2002). Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 17 Cùng với những biến động nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thuộc 2 nhóm trên không chỉ ngày càng tăng nhanh về số lượng mà còn ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp và bộc lộ những hiện tượng tiêu cực. Trong đó, nếu như nhóm (1) có hiện tượng “kết hôn giả” với Việt kiều nhằm hợp pháp hoá việc xuất cảnh và định cư ở nước ngoài thì ở nhóm (2), hiện tượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan vì mục đích kinh tế (hiện nay việc kết hôn với người Hàn Quốc cũng có xu hướng tương tự) lại trở thành vấn đề bức xúc trong dư luận xã hội. 2. Động thái và đặc điểm của hiện tượng kết hôn với người nước ngoài vì mục đích kinh tế. 2.1 Động thái Hiện tượng kết hôn với người nước ngoài và xuất cảnh ra sinh sống ở nước ngoài vốn dĩ được nhìn nhận như một hiện tượng tất yếu về sự chuyển dịch nhân khẩu trong xu thế toàn cầu hoá. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng, có thời kỳ tăng đột biến, tạo thành “làn sóng” phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan từ năm 1995 đến nay trở thành hiện tượng xã hội bất bình thường bởi phần lớn việc xác lập các quan hệ hôn nhân này xuất phát từ mục đích kinh tế. Từ năm 1993, do Chính phủ Đài Loan xét duyệt nghiêm ngặt việc kết hôn với người Trung Quốc, đồng thời thực hiện “chính sách hướng Nam”, trong đó tập trung các hoạt động đầu tư, thương mại vào Việt Nam nên xu hướng lấy vợ là người nước ngoài của ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kết hôn với người nước ngoài Kết hôn với mục đích kinh tế Tư pháp quốc tế Giác độ tư pháp quốc tế Quyền con ngườiTài liệu liên quan:
-
Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
10 trang 241 0 0 -
Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế
128 trang 195 0 0 -
9 trang 153 0 0
-
8 trang 115 0 0
-
4 trang 110 0 0
-
54 trang 89 0 0
-
76 trang 68 0 0
-
Bảo đảm quyền con người trong một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015
16 trang 63 0 0 -
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người: Phần 2 - TS. Phạm Ngọc Anh
101 trang 56 0 0 -
Một số vấn đề về pháp luật quyền tiếp cận thông tin dưới tác động của chính sách chuyển đổi số
10 trang 52 0 0