Kết quả bước đầu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nghề cá biển Việt Nam bằng phương pháp hàm sản xuất
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 628.34 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với khai thác thủy sản Việt Nam. Hàm sản xuất được sử dụng trong nghiên cứu để mô hình hóa tác động của biến đổi khí hậu đối với sản lượng khai nhằm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nghề cá biển Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả bước đầu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nghề cá biển Việt Nam bằng phương pháp hàm sản xuấtTạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 1; 2014: 18-24ISSN: 1859-3097http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmstKẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍHẬU ĐỐI VỚI NGHỀ CÁ BIỂN VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁPHÀM SẢN XUẤTNguyễn Ngọc Thanh1, Nguyễn Viết Thành2*, Dư Văn Toán3, Ngô Thọ Hùng41Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, Việt NamTrường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam3Tổng cục Biển và Hải Đảo Việt Nam, Việt Nam4Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Hòa Phong E&C, Việt Nam*E-mail: thanhmpa@gmail.com2Ngày nhận bài: 16-12-2013TÓM TẮT: Nghiên cứu này đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với khai thác thủy sảnViệt Nam. Hàm sản xuất được sử dụng trong nghiên cứu để mô hình hóa tác động của biến đổi khíhậu đối với sản lượng khai nhằm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nghề cá biểnViệtNam. Dữ liệu theo chuỗi thời gian từ 1976 đến 2010 của sản lượng khai thác, cường lực khai thác,lao động nghề cá, lượng mưa trung bình, nhiệt độ trung bình, số lượng bão hàng năm đã được thuthập và phân tích. Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy lượng mưa trung bình hàng năm khu vựcven biển có tác động tiêu cực đến sản lượng khai thác hải sản của Việt Nam. Tuy vậy ảnh hưởngcủa việc tăng lượng mưa đối với sản lượng khai thác hải sản là tương đối nhỏ so với các yếu tốkhác được nghiên cứu như cường lực khai thác và lao động nghề cá.Từ khóa: Biến đổi khí hậu, nghề cá biển Việt Nam, hàm sản xuất.GIỚI THIỆUCác nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằngbiến đổi khí hậu là một mối đe dọa nghiêmtrọng trên phạm vi toàn cầu và đòi hỏi tất cảcác nước phải cùng nhau hành động để phòngngừa và ngăn chặn các tác động tiêu cực dobiến đổi khí hậu gây ra. Theo kết quả nghiêncứu của Stern [12], nếu các nước không cóhành động để đối phó với biến đổi khí hậu thìthiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra ước tínhvào khoảng 5-20% GDP toàn cầu mỗi năm,trong khi đó chi phí để giảm khí thải gây hiệuứng nhà kính nhằm ngăn chặn tác động tiêu cựccủa biến đổi khí hậu chỉ vào khoảng 1% GDPtoàn cầu mỗi năm. Kết quả nghiên cứu củaYusuf và Francisco [15] cho thấy, Việt Nam làmột trong những nước rất dễ bị tổn thương bởitác động của biến đổi khí hậu trong khu vực18Đông Nam Á. Việt Nam đứng thứ 6 trong bảngxếp hạng toàn cầu chỉ số rủi ro do biến đổi khíhậu (CRI) giai đoạn 1991-2010 [9]. Việt Namcũng đứng thứ 23 trong bảng xếp hạng toàn cầuchỉ số tổn thương do biến đổi khí hậu gây ratrong 30 năm tới [11]. Theo các kịch bản vềbiến đổi khí hậu cho Việt Nam [4], đến cuối thếkỷ 21, khí hậu trên tất cả các vùng của ViệtNam sẽ có nhiều thay đổi, tổng lượng mưa nămvà lượng mưa mùa mưa tăng trong khi lượngmưa mùa khô lại giảm. Ngoài ra, mực nướcbiển sẽ dâng lên khoảng 75 cm so với trungbình thời kỳ 1980 - 1999. Tuy chưa có đánh giáthiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, nhưng thiệthại do các hiện tượng thời tiết bất thường nhưbão, lũ và triều cường gây ra là đáng kể đối vớiViệt Nam hàng năm. Theo kết quả nghiên cứucủa Lê Trường Giang [8], trong khoảng thờigian từ 1994 đến 2003, thiệt hại trung bình doKết quả bước đầu đánh giá tác động …thiên tai gây ra đối với Việt Nam vào khoảnggần 250 triệu đôla mỗi năm, chiếm khoảng0,8% GDP trung bình trong cùng khoảng thờigian này.Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng trongnền kinh tế Việt Nam, theo thống kê [14], giátrị xuất khẩu thủy sản đã tăng gấp ba lần trong10 năm qua và đã đạt hơn 6,1 tỉ đôla năm 2011.Tuy nhiên, thủy sản lại là ngành chịu nhiều ảnhhưởng từ các hiện tượng thời tiết bất thường.Chỉ tính riêng cơn bão Linda năm 1997 đã làmchìm và hư hại gần 2.000 tàu thuyền khai thácthủy sản, gây thiệt hại khoảng 136.000 hectadiện tích nuôi trồng thủy sản và hơn 34.000 tấnthủy hải sản [3]. Ngoài ra, với hàng triệu laođộng trực tiếp và gián tiếp tham gia hoạt độngsản xuất thủy sản, chủ yếu sống ở khu vực venbiển, ngành thủy sản Việt Nam rất dễ bị tổnthương bởi các tai biến thiên nhiên và nướcbiển dâng do biến đổi khí hậu gây ra. Do vậy,việc nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậuđối với thủy sản là hết sức cần thiết nhằm xácđịnh các yếu tố và mức độ tác động của biếnđổi khí hậu với thủy sản để làm cơ sở xây dựngcác biện pháp ứng phó phù hợp.Nghiên cứu này đánh giá tác động của biếnđổi khí hậu đối với khai thác thủy sản ViệtNam. Hàm sản xuất được sử dụng trong nghiêncứu để mô hình hóa tác động của biến đổi khíhậu đối với sản lượng khai thác thuỷ sản nhằmđánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối vớikhai thác thủy sản của Việt Nam. Cấu trúcnghiên cứu này được trình bày như sau: phầntiếp theo mô tả phương pháp sử dụng hàm sảnxuất trong nghiên cứu tác động của biến đổi khíhậu. Phần kế tiếp mô tả dữ liệu và cuối cùng làphần kết quả và thảo luận.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUMô hình hàm sản xuấtPhương pháp tiếp cận thay đổi năng suất(change-in-productivity approach - CP) cònđược gọi là phương pháp hàm sản xuất (theproduction-function method), tiếp cận tác độnglên sản xuất (effect on production approach),hay định giá môi trường như là một đầu vào(valuating environment as an input) tìm cáchkhai thác mối quan hệ giữa các thuộc tính môitrường và mức sản lượng của một hoạt độngkinh tế [5]. Giả định cơ bản là, khi một thuộctính môi trường được đưa vào hàm sản xuất củamột doanh nghiệp, tác động kinh tế do thay đổimôi trường có thể được đo bằng cách xem xéthiệu quả sản xuất và xác định giá trị của tácđộng theo giá thị trường đầu ra của sản phẩm.Đây là phương pháp lượng giá gián tiếp, khôngdựa vào đường cầu (như phương pháp chi phídu lịch hay giá hưởng thụ), vì vậy số tiền ướctính nên được hiểu là một chỉ thị (không phảigiá trị thực sự) do tác động của thay đổi môitrường tới phúc lợi cuối cùng. Phương pháptiếp cận hàm sản xuất đã được sử dụng rộng rãi,đặc biệt là để đánh giá những tác động của sựthay đổi chất lượng môi trường ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả bước đầu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nghề cá biển Việt Nam bằng phương pháp hàm sản xuấtTạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 1; 2014: 18-24ISSN: 1859-3097http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmstKẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍHẬU ĐỐI VỚI NGHỀ CÁ BIỂN VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁPHÀM SẢN XUẤTNguyễn Ngọc Thanh1, Nguyễn Viết Thành2*, Dư Văn Toán3, Ngô Thọ Hùng41Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, Việt NamTrường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam3Tổng cục Biển và Hải Đảo Việt Nam, Việt Nam4Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Hòa Phong E&C, Việt Nam*E-mail: thanhmpa@gmail.com2Ngày nhận bài: 16-12-2013TÓM TẮT: Nghiên cứu này đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với khai thác thủy sảnViệt Nam. Hàm sản xuất được sử dụng trong nghiên cứu để mô hình hóa tác động của biến đổi khíhậu đối với sản lượng khai nhằm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nghề cá biểnViệtNam. Dữ liệu theo chuỗi thời gian từ 1976 đến 2010 của sản lượng khai thác, cường lực khai thác,lao động nghề cá, lượng mưa trung bình, nhiệt độ trung bình, số lượng bão hàng năm đã được thuthập và phân tích. Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy lượng mưa trung bình hàng năm khu vựcven biển có tác động tiêu cực đến sản lượng khai thác hải sản của Việt Nam. Tuy vậy ảnh hưởngcủa việc tăng lượng mưa đối với sản lượng khai thác hải sản là tương đối nhỏ so với các yếu tốkhác được nghiên cứu như cường lực khai thác và lao động nghề cá.Từ khóa: Biến đổi khí hậu, nghề cá biển Việt Nam, hàm sản xuất.GIỚI THIỆUCác nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằngbiến đổi khí hậu là một mối đe dọa nghiêmtrọng trên phạm vi toàn cầu và đòi hỏi tất cảcác nước phải cùng nhau hành động để phòngngừa và ngăn chặn các tác động tiêu cực dobiến đổi khí hậu gây ra. Theo kết quả nghiêncứu của Stern [12], nếu các nước không cóhành động để đối phó với biến đổi khí hậu thìthiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra ước tínhvào khoảng 5-20% GDP toàn cầu mỗi năm,trong khi đó chi phí để giảm khí thải gây hiệuứng nhà kính nhằm ngăn chặn tác động tiêu cựccủa biến đổi khí hậu chỉ vào khoảng 1% GDPtoàn cầu mỗi năm. Kết quả nghiên cứu củaYusuf và Francisco [15] cho thấy, Việt Nam làmột trong những nước rất dễ bị tổn thương bởitác động của biến đổi khí hậu trong khu vực18Đông Nam Á. Việt Nam đứng thứ 6 trong bảngxếp hạng toàn cầu chỉ số rủi ro do biến đổi khíhậu (CRI) giai đoạn 1991-2010 [9]. Việt Namcũng đứng thứ 23 trong bảng xếp hạng toàn cầuchỉ số tổn thương do biến đổi khí hậu gây ratrong 30 năm tới [11]. Theo các kịch bản vềbiến đổi khí hậu cho Việt Nam [4], đến cuối thếkỷ 21, khí hậu trên tất cả các vùng của ViệtNam sẽ có nhiều thay đổi, tổng lượng mưa nămvà lượng mưa mùa mưa tăng trong khi lượngmưa mùa khô lại giảm. Ngoài ra, mực nướcbiển sẽ dâng lên khoảng 75 cm so với trungbình thời kỳ 1980 - 1999. Tuy chưa có đánh giáthiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, nhưng thiệthại do các hiện tượng thời tiết bất thường nhưbão, lũ và triều cường gây ra là đáng kể đối vớiViệt Nam hàng năm. Theo kết quả nghiên cứucủa Lê Trường Giang [8], trong khoảng thờigian từ 1994 đến 2003, thiệt hại trung bình doKết quả bước đầu đánh giá tác động …thiên tai gây ra đối với Việt Nam vào khoảnggần 250 triệu đôla mỗi năm, chiếm khoảng0,8% GDP trung bình trong cùng khoảng thờigian này.Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng trongnền kinh tế Việt Nam, theo thống kê [14], giátrị xuất khẩu thủy sản đã tăng gấp ba lần trong10 năm qua và đã đạt hơn 6,1 tỉ đôla năm 2011.Tuy nhiên, thủy sản lại là ngành chịu nhiều ảnhhưởng từ các hiện tượng thời tiết bất thường.Chỉ tính riêng cơn bão Linda năm 1997 đã làmchìm và hư hại gần 2.000 tàu thuyền khai thácthủy sản, gây thiệt hại khoảng 136.000 hectadiện tích nuôi trồng thủy sản và hơn 34.000 tấnthủy hải sản [3]. Ngoài ra, với hàng triệu laođộng trực tiếp và gián tiếp tham gia hoạt độngsản xuất thủy sản, chủ yếu sống ở khu vực venbiển, ngành thủy sản Việt Nam rất dễ bị tổnthương bởi các tai biến thiên nhiên và nướcbiển dâng do biến đổi khí hậu gây ra. Do vậy,việc nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậuđối với thủy sản là hết sức cần thiết nhằm xácđịnh các yếu tố và mức độ tác động của biếnđổi khí hậu với thủy sản để làm cơ sở xây dựngcác biện pháp ứng phó phù hợp.Nghiên cứu này đánh giá tác động của biếnđổi khí hậu đối với khai thác thủy sản ViệtNam. Hàm sản xuất được sử dụng trong nghiêncứu để mô hình hóa tác động của biến đổi khíhậu đối với sản lượng khai thác thuỷ sản nhằmđánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối vớikhai thác thủy sản của Việt Nam. Cấu trúcnghiên cứu này được trình bày như sau: phầntiếp theo mô tả phương pháp sử dụng hàm sảnxuất trong nghiên cứu tác động của biến đổi khíhậu. Phần kế tiếp mô tả dữ liệu và cuối cùng làphần kết quả và thảo luận.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUMô hình hàm sản xuấtPhương pháp tiếp cận thay đổi năng suất(change-in-productivity approach - CP) cònđược gọi là phương pháp hàm sản xuất (theproduction-function method), tiếp cận tác độnglên sản xuất (effect on production approach),hay định giá môi trường như là một đầu vào(valuating environment as an input) tìm cáchkhai thác mối quan hệ giữa các thuộc tính môitrường và mức sản lượng của một hoạt độngkinh tế [5]. Giả định cơ bản là, khi một thuộctính môi trường được đưa vào hàm sản xuất củamột doanh nghiệp, tác động kinh tế do thay đổimôi trường có thể được đo bằng cách xem xéthiệu quả sản xuất và xác định giá trị của tácđộng theo giá thị trường đầu ra của sản phẩm.Đây là phương pháp lượng giá gián tiếp, khôngdựa vào đường cầu (như phương pháp chi phídu lịch hay giá hưởng thụ), vì vậy số tiền ướctính nên được hiểu là một chỉ thị (không phảigiá trị thực sự) do tác động của thay đổi môitrường tới phúc lợi cuối cùng. Phương pháptiếp cận hàm sản xuất đã được sử dụng rộng rãi,đặc biệt là để đánh giá những tác động của sựthay đổi chất lượng môi trường ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển Biến đổi khí hậu Nghề cá biển Việt Nam Phương pháp hàm sản xuất Khai thác thủy sản Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 286 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 230 1 0 -
13 trang 205 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 190 0 0 -
161 trang 177 0 0
-
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 170 0 0 -
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 163 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 158 0 0 -
15 trang 139 0 0
-
Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản và đề xuất giải pháp thích ứng
62 trang 131 0 0