Danh mục

Kết quả đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện Tim mạch An Giang từ năm 2013-2017

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 273.39 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn là phương pháp điều trị rối loạn nhịp chậm. Bài viết trình bày đánh giá kết quả đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện Tim mạch An Giang từ 2013 – 2017. Kết quả đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện Tim mạch là thuận lợi. Tỷ lệ biến chứng trong quá trình đặt và theo dõi là không đáng kể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện Tim mạch An Giang từ năm 2013-2017 115 KẾT QUẢ ĐẶT MÁY TẠO NHỊP VĨNH VIỄN TẠI BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG TỪ NĂM 2013 - 2017 Mai Phạm Trung HiếuTóm tắtNền tảng: Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn là phương pháp điều trị rối loạn nhịp chậm.Mục tiêu: Đánh giá kết quả đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện Tim mạch AnGiang từ 2013 – 2017. Phương pháp: mô tả cắt ngang. Kết quả: Có 52 bệnh nhânđược đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn. Tuổi trung bình 69 ± 16, nữ chiếm tỷ lệ cao 61.5%.Triệu chứng ngất 78.8%, có 57.7% bệnh nhân bloc nhĩ thất độ 3, 32.7% suy nút xoang.71.1% đặt máy tạo nhịp 1 buồng, 28.9% được đặt máy 2 buồng, vị trí đầu dây điện cựcđa số vùng vách 63.5%. Biến chứng sau đặt máy: tụ máu nơi vết mỗ 1 ca (1.9%). Theodõi sau 6 tháng cho thấy ngưỡng kích thích, biên độ, trở kháng ở thất và nhĩ ổn định.Sau trung bình 18 tháng theo dõi có 2 ca (3.8%) tử vong do nhồi máu não không liênquan gì đến máy tạo nhịp, 5 ca (9.6%) không liên lạc được, 4 ca (8.8%) có hội chứngmáy tạo nhịp, chúng tôi chỉnh liều ức chế bêta để giảm nhịp nội tại, và giảm được triệuchứng của hội chứng máy tạo nhịp. Các trường hợp còn lại ổn định. Kết luận: Kết quảđặt máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện Tim mạch là thuận lợi. Tỷ lệ biến chứng trongquá trình đặt và theo dõi là không đáng kể.1. Đặt vấn đề Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn được sử dụng ngày càng tăng nhằm ngăn ngừa tửvong và cải thiện việc điều trị rối loạn nhịp chậm. Có khoảng gần 3 triệu người cần đặtmáy tạo nhịp vĩnh viễn trên thế giới vào năm 2000, và số người cần đặt máy tạo nhịpngày càng tăng [6]. Đặt máy tạo nhịp được thực hiện đầu tiên cho bệnh nhân nhịpchậm trên thế giới đã có từ năm 1958 do Bác sĩ AKe Senning người Thụy Điển[14]. Tại nước ta những ca cấy máy đầu tiên bắt đầu từ những năm 1973 bởi các bác sĩtại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức [5], sau đó được thực hiện ở nhiềutrung tâm khác như bệnh viện Thống Nhất, Chợ Rẫy, Viện Tim TP Hồ Chí Minh…[1].Tại bệnh viện Tim Mạch An Giang đã triễn khai đặt máy tạo nhịp tim 01 hoặc 02buồng từ tháng 10 năm 2013 cho đến nay. Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu nàyvới các mục tiêu như sau:1. Đánh giá bệnh nhân đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn trong thời gian nằm viện.2. Kết quả theo dõi sau 6 tháng tại Bệnh viện Tim mạch An Giang từ năm 2013 – 2017.3. Kết quả theo dõi trung bình sau 18 tháng đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh việnTim mạch An Giang từ năm 2013 – 2017. 1162. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu2.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân có chỉ định và được đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện TimMạch An Giang từ 10/2013 - 10/201 .2.2. Phương pháp nghiên cứu2.2.1.Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu- Tuổi, Giới: nam và nữ- Hỏi bệnh và khám lâm sàng tỉ mỉ khi vào viện, đặc biệt là các dấu hiệu do nhịp chậmgây ra: Chóng mặt, ngất.- Chỉ định đặt máy tạo nhịp theo khuyến cáo hội tim mạch học Việt Nam năm 2011,hội tim mạch Mỹ năm 2012, và hội tim mạch Châu Âu 2013 [3], [7], [13].- Vị trí đặt máy, loại máy, vị trí dây thất: mỏm, vách. Khi điện cực không bám vàovách liên thất đường ra thất phải hoặc thông số máy không đạt thì chuyển sang vị trímỏm thất phải. Khi bám vào vách sẽ tính điểm theo LAO score – chụp chếch trước trái400 [9].- Vị trí dây nhĩ: thành trước nhĩ, tiểu nhĩ phải. Kiểm tra các thông số: ngưỡng tạo nhịp,độ nhận cảm, trở kháng nhĩ và thất- Theo dõi thông số của máy tạo nhịp lúc đặt máy và sau 6 tháng bao gồm: ngưỡngkích thích, ngưỡng nhận cảm, và trở kháng ở thất, nhĩ- Kết thúc thủ thuật ghi nhận: thời gian thủ thuật, thời gian chiếu tia X.- Người bệnh được theo dõi các biến chứng trong thời gian nằm viện, sau 6 tháng vàđến thời điểm kết thúc nghiên cứu: tụ máu, nhiễm trùng, tràn khí màng phổi, máy mấtdẫn, hội chứng máy tạo nhịp, tử vong lúc nằm viện, sau 6 tháng và đến kết thúc NC.2.2.3. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Tim Mạch An Giang.2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu Tất cả các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê y học vớiphần mềm SPSS 22.0. Các biến định tính: trình bày tần số, tỷ lệ phần trăm. Các biếnđịnh lượng: trình bày số trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất. 117Kiểm định bắt cặp các thông số kỹ thuật của máy tạo nhịp lúc đặt máy và sau 6 tháng.Kết quả được xem là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.3. Kết quả3.1. Kết quả đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn trong thời gian nằm viện3.1.1. Đặc điểm về tuổiTuổi trung bình trong nghiên cứu 69 ± 16; cao nhất là 94 tuổi, thấp nhất là 19 tuổi.3.1.2. Đặc điểm về giới: Giới nữ chiếm tỷ lệ 61.5%, nam 38.5%3.1.3. Đặc điểm lâm sàng, chỉ định, loại máy tạo nhịp vĩnh viễnBảng 3.1. Đặc điểm lâm sàng, chỉ định, lo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: