Danh mục

Kết quả kiểm soát hen phế quản ở bệnh nhân hen phế quản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2014

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 492.50 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hen phế quản (HPQ) là một trong những bệnh mãn tính thường gặp ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bài viết trình bày đánh giá kết quả kiểm soát HPQ theo hướng dẫn GINA 2012, mối liên quan với mức độ kiểm soát HPQ dựa theo bộ câu hỏi ACT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả kiểm soát hen phế quản ở bệnh nhân hen phế quản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2014Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 3 năm 2014KẾT QUẢ KIỂM SOÁT HEN PHẾ QUẢN Ở BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH NĂM 2014 Nguyễn Ngọc Điệp*, Phạm Kim Liên** * Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh; ** Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả kiểm soát HPQ theo hướng dẫn GINA 2012, mối liên quan với mức độ kiểm soát HPQ dựa theo bộ câu hỏi ACT. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 116 bệnh nhân HPQ tạibệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Kết quả: Trong 116 bệnh nhân: có 62,93% nam; độ tuổi trung bình là 59,62 ± 11,71. Sau 12 tuần điều trị: tỷ lệ HPQ bậc 4 là 4,35%; HPQ bậc 3 là 50,0% và HPQ bậc 1,2 là 46,55%. Tỷ lệ kiểm soát HPQ hoàn toàn, một phần và không kiểm soát được theo GINA là 33,62%; 64,66% và 1,72% và theo ACT là 29,31%; 65,62% và 5,17%. Điểm ACT đáp ứng với các thay đổi của chức năng hô hấp và không có sự khác biệt về kết quả kiểm soát HPQ bằng GINA và ACT. Kết luận: Kiểm soát HPQ theo ACT cho hiệu quả cao tương tự như GINA. Từ khóa: hen phế quản, GINA, ACT, Bắc Ninh. I. Đặt vấn đề Hen phế quản (HPQ) là một trong những bệnh mãn tính thường gặp ở tất cả các quốcgia trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2013), trên thế giới có khoảng 235triệu bệnh nhân HPQ và dự kiến sẽ có thêm khoảng 100 triệu người mắc HPQ trong 2thập niên tới [11, 12]. Bệnh HPQ có xu hướng tăng nhanh và ước tính mỗi năm trên thếgiới có khoảng 250.000 bệnh nhân HPQ tử vong [6]. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm cókhoảng 3000 bệnh nhân tử vong do HPQ [5]. Do đó, quản lý, điều trị và kiểm soát HPQ làmột yêu cầu thiết thực cho bệnh nhân HPQ và nhân viên y tế. Chiến lược toàn cầu vềHPQ (GINA - Global Initiative for Asthma) ra đời nhằm tăng cường hiệu quả việc quảnlý, điều trị và kiểm soát HPQ [9, 10]. Theo GINA 2012, việc đánh giá kiểm soát HPQbao gồm các tiêu chí sau: Sự xuất hiện của các triệu chứng ban ngày; giới hạn hoạt động;thức giấc về đêm; nhu cầu dùng thuốc cắt cơn; chức năng phổi (PEF hay FEV 1) và đợtkịch phát HPQ. Tuy nhiên việc đánh giá kiểm soát HPQ theo GINA cần có kết quả củaviệc đo chức năng hô hấp; mà không phải cơ sở y tế nào cũng có máy đo hoặc có khảnăng đo cho tất cả bệnh nhân. Do vậy, sự ra đời của bộ công cụ ACT (Asthma controltest) giúp kiểm soát HPQ nhanh chóng và hiệu quả [7]. Bộ câu hỏi là một bảng hỏi trắcnghiệm tự điền, đơn giản, dễ hiểu, cho kết quả về kiểm soát HPQ nhanh chóng, hiệu quảmà không cần đo chức năng hô hấp với 5 tiêu chí: (1) Ảnh hưởng tới hoạt động hàngngày, (2) Bao lâu bị khó thở, (3) Ảnh hưởng tới giấc ngủ, (4) Phải dùng thuốc cắt cơnhen và (5) Bện nhân tự xếp loại hen của bản thân [1, 7]. Ở Việt Nam đã có một số nghiêncứu đánh giá sự phù hợp của GINA và ACT để kiểm soát HPQ cho bệnh nhân [2, 4].Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện chương trình kiểm soát, điều trị HPQ theohướng dẫn của GINA; tuy nhiên chưa có tổng kết nào đánh giá kết quả của GINA và sựphù hợp của ACT trong việc kiểm soát HPQ đối với bệnh nhân HPQ. Chính vì thế,chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu “Đánh giá kết quả kiểm soát HPQtheo hướng dẫn GINA 2012, mối liên quan với mức độ kiểm soát HPQ dựa theo bộ câuhỏi ACT ở bệnh nhân hen HPQ được quản lý tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh” 60Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 3 năm 2014 II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân từ 12 - 75 tuổi, được chẩn đoán xác định HPQ vàtheo dõi điều trị theo tiêu chuẩn GINA 2012, không có bệnh lý ảnh hưởng đến chức nănghô hấp (lao phổi, suy tim…), đọc hiểu tiếng Việt và đồng ý tham gia nghiên cứu. Thời gian, địa điểm nghiên cứu: từ tháng 01/2014 đến tháng 10/2014 tại Khoa khámbệnh - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, theo dõi dọc Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Chọn toàn bộ bệnh nhân HPQ theo phươngpháp chọn mẫu thuận tiện, có chủ đích. Các chỉ số nghiên cứu: (i) Nhóm chỉ số đặc điểm bệnh nhân: tuổi, giới, nơi cư trú,tiền sử gia đình liên quan đến bệnh HPQ, tiền sử gia đình bị bệnh dị ứng, tiền sử bản thânbị dị ứng, tiền sử bản thân bị viêm mũi dị ứng, các yếu tố khởi phát cơn HPQ. (ii) Nhómchỉ số lâm sàng của bệnh HPQ: Ho, khò khè, khó thở, nặng ngực. (iii) Nhóm chỉ số liênquan đến chức năng hô hấp: FVC (Forced vital capacity: Dung tích sống gắng sức),FEV1 (Forced expiratory volume in one second: Thể t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: