Danh mục

Kết quả nghiên cứu của đề tài KC.05.05 11 15 “Nghiên cứu phân tích an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân”

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 618.97 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tóm tắt kết quả nghiên cứu chính của Đề tài KC.05.05/11-15 “Nghiên cứu phân tích an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân”, được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước KC.05/11-15. Bài viết có 3 mục: Thông tin chung về Đề tài, Phân tích một số kết quả chủ yếu, Đề xuất – Kiến nghị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả nghiên cứu của đề tài KC.05.05 11 15 “Nghiên cứu phân tích an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân”NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI KC.05.05/11-15 “NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH AN TOÀN ĐỐI VỚI NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN” Lê Chí Dũng Bài viết này tóm tắt kết quả nghiên cứu chính của Đề tài KC.05.05/11-15 “Nghiên cứu phân tích an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân”, được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước KC.05/11-15. Bài viết có 3 mục: Thông tin chung về Đề tài, Phân tích một số kết quả chủ yếu, Đề xuất – Kiến nghị. 1. Thông tin chung về đề tài KC.05.05/11-15 “Nghiên cứu phân tích an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân” Đề tài KC.05.05/11-15 (sau đây gọi tắt là Đề tài) được phê duyệt thực hiện trong khuôn khổ Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ Năng lượng” (Mã số: KC.05/11-15). Thời gian thực hiện đề tài là 24 tháng (từ tháng 3/2012 đến tháng 2/2014). Hầu hết cán bộ có chuyên môn về an toàn hạt nhân của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) và một số cán bộ của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã tham gia thực hiện đề tài. Đề tài đã nhận được sự hỗ trợ trực tiếp của các chuyên gia Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Slovakia và Đức. Ngoài ra, Đề tài còn nhận được sự hỗ trợ gián tiếp của các dự án hợp tác song phương giữa Cục ATBXHN và các đối tác IAEA, EC. Các sản phẩm chủ yếu của Đề tài bao gồm: - Báo cáo luận cứ khoa học và kinh nghiệm thực tiễn của Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản trong việc thẩm định báo cáo SAR và đề xuất cho Việt Nam; - Báo cáo đề xuất các yêu cầu kỹ thuật làm cơ sở cho việc thẩm định báo cáo SAR; - Tài liệu hướng dẫn thẩm định báo cáo SAR. 2. Phân tích một số kết quả chủ yếu của Đề tài Nghiên cứu, so sánh quy định nội dung báo cáo phân tích an toàn (SAR) Theo Điều 10 Nghị định 70 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử về Nhà máy điện hạt nhân, báo cáo SAR có 15 nội dung, tương hợp với hướng dẫn của Tiêu chuẩn GS-G-4.1 (IAEA, 2004). Trong khi văn bản NP-006-98 (Nga) quy định báo cáo SAR có 18 chương và các tài liệu 1.206 hoặc NUREG 0800 (Hoa Kỳ) quy định báo cáo SAR có 19 nội dung. Cũng cần lưu ý là sau sự cố Fukoshima, các nước đều bổ sung thêm yêu cầu đối với báo cáo SAR và các tài liệu kèm theo. IAEA cũng có dự án sửa đổi Tiêu chuẩn GS-G-4.1, cụ thể là các chuyên gia đang dự thảo văn bản DS449 hướng dẫn báo cáo SAR nên có 21 chương. Như vậy là Nghị định 70 mặc dù mới được ban hành năm 2010, nhưng những quy định về nội dung báo cáo SAR đã bộc lộ một số điểm cần cập nhật. Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống văn bản của IAEA, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản và một số quốc gia có điện hạt nhân phát triển khác, có thể rút ra một số nhận xét cơ bản sau đây: - Hệ thống văn bản về an toàn hạt nhân của IAEA là đầy đủ, rõ ràng, logic, dễ hiểu. Nhưng vì là tổ chức của nhiều quốc gia thành viên, nên các yêu cầu, hướng dẫn của IAEA thường là chung chung, mang tính hàn lâm, ít chi tiết. Chỉ có thể dựa theo hệ thống văn bản của IAEA để thiết kế tên gọi văn bản, phạm vi và đối tượng áp dụng, cấu trúc và các quy định,NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN hướng dẫn chủ yếu cho Việt Nam. Còn cần nghiên cứu hệ thống văn bản của các quốc gia có điện hạt nhân phát triển để bổ sung các chi tiết. - Hệ thống văn bản về an toàn hạt nhân của Hoa Kỳ là đầy đủ và chi tiết nhất, được sử dụng làm hình mẫu cho nhiều nước xây dựng hệ thống văn bản tương ứng của mình. Tuy nhiên, vì quá đầy đủ và chi tiết, nên đối với kinh nghiệm và năng lực đội ngũ cán bộ hiện nay của Cục ATBXHN, rất khó để có thể hiểu và xây dựng được dù chỉ một văn bản hoàn toàn theo mô hình của Hoa Kỳ. - Hệ thống văn bản về an toàn hạt nhân của Nga là đầy đủ và có mức độ chi tiết vừa phải, phù hợp với kinh nghiệm và năng lực đội ngũ cán bộ hiện nay của Cục ATBXHN. Tuy nhiên, vì Việt Nam nhập khẩu đồng thời hai công nghệ, nên khi dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cần tham khảo ý kiến của cả hai đối tác Nga và Nhật Bản. Trong nhiều trường hợp, ý kiến của hai đối tác Nga và Nhật Bản rất khác nhau. - Hệ thống văn bản về an toàn hạt nhân của Nhật Bản có nhiều điểm đặc thù, rất khó để Việt Nam có thể tham khảo. Trong đó, điểm khó khăn rất lớn là vấn đề ngôn ngữ. Trong khi một số cán bộ chuyên môn an toàn hạt nhân của Cục ATBXHN có thể đọc được tiếng Nga, thì không có ai có thể đọc được tiếng Nhật. Nghiên cứu luận cứ khoa học và kinh nghiệm thực tiễn trong việc thẩm định báo cáo SAR Xét về phương pháp tiếp cận, có thể đánh giá, so sánh kinh nghiệm của một số nước và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: