Danh mục

Kết quả nghiên cứu thành phần sâu, bệnh hại một số loài cây trồng rừng chính tại Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 293.33 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu tiến hành điều tra thành phần sâu, bệnh hại 17 loài cây trồng rừng chính trong sản xuất lâm nghiệp bao gồm: Keo lá tràm, keo lai, Keo tai tượng, Phi lao, Quế, Luồng, Dầu rái, Bạch đàn camal, bạch đàn lai, Bạch đàn urô, Cao su, Sao đen, Thông caribê, Thông mã vĩ, Thông nhựa, Thông ba lá và Bồ đề được tiến hành ở 9.vùng sinh thái trong giai đoạn 2012 đến 2015...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả nghiên cứu thành phần sâu, bệnh hại một số loài cây trồng rừng chính tại Việt Nam Tạp chí KHLN 1/2016 (4257 - 4264) ©: Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN SÂU, BỆNH HẠI MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG CHÍNH TẠI VIỆT NAM Phạm Quang Thu Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Từ khóa: Bệnh hại, sâu hại, rừng trồng, loài hại chính Điều tra thành phần sâu, bệnh hại 17 loài cây trồng rừng chính trong sản xuất lâm nghiệp bao gồm: Keo lá tràm, keo lai, Keo tai tượng, Phi lao, Quế, Luồng, Dầu rái, Bạch đàn camal, bạch đàn lai, Bạch đàn urô, Cao su, Sao đen, Thông caribê, Thông mã vĩ, Thông nhựa, Thông ba lá và Bồ đề được tiến hành ở 9 vùng sinh thái trong giai đoạn 2012 đến 2015. Kết quả đã ghi nhận 328 loài côn trùng và 132 loài sinh vật gây bệnh, trong đó có 2 loài mới cho khoa học là nấm Calonectria quiqueseptata và tuyến trùng Bursaphelenchus kesiyae gây bệnh cho bạch đàn và thông, 40 loài mới cho khu hệ. Đã xác định được các loài sâu, bệnh hại chính đối với từng loài cây trồng. Diện tích rừng trồng các loài keo là lớn nhất, chiếm khoảng 1,3 triệu ha hiện nay đang bị Bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans và Mọt nuôi nấm forni (Euwallacea fornicatus) là những loài gây hại chính và gây hại nghiêm trọng trên nhiều vùng sinh thái trong cả nước. Diện tích lớn thứ 2 là rừng trồng bạch đàn, với khoảng 350.000ha, loài Ong gây u bướu ngọn và gân lá bạch đàn là loài sâu gây hại chính và Bệnh cháy lá do nấm Calonectria quiqueseptata và Bệnh đốm lá do nấm Cryptosporiopsis eucalypti là hai bệnh nguy hiểm cho bạch đàn. Diện tích rừng trồng lớn thứ 3 là các loài thông, khoảng 300.000ha, Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus) và Sâu róm 4 túm lông (Dasychira auxutha) là 2 loài sâu hại nguy hiểm và thường gây dịch trên diện rộng cứ 2 hoặc 3 năm xuất hiện 1 lần. Results of a survey of insect pests and diseases of the main forest plantation species in Vietnam Keywords: Diseases, forest plantation, insect pests, major pests Surveillance of insect pests and diseases of 17 forest tree species including Acacia auriculiformis, Acacia hybrids, A. mangium, Casuarina equisetifolia, Cinnamomum cassia, Dendrocalamus barbatus, Diptercarpus alatus, Eucalyptus camaldulensis, Eucalyptus hybrids, Eucalyptus urophylla, Hevea brasilliensis, Hopea odorata, Pinus caribeae, Pinus kesyia, Pinus massoniana, Pinus merkusii, and Styrax tonkinensis was conducted across nine ecological zones in Vietnam from 2012 to 2015. Three hundred and twenty eight species of insect pests and one hundred and thirty two pathogens were identified. Two species Calonectria quiqueseptata and Bursaphelenchus kesiyae causing diseases of eucalypts and Pinus kesyia, respectively were new descriptions and 40 species of insect pests and pathogens were new reports for Vietnamese fauna and microflora. The survey listed a number of major pest and disease problems across the 17 tree species surveyed. Acacia plantations make up the biggest area with about 1.3 million ha and suffer serious problems with Ceratocystis wilt disease caused by Ceratocystis manginecans and the polyphagous shot hole borer Euwallacea fornicatus. The second biggest plantation area is eucalypts making up about 350,000ha. The main problems are gall wasp (Leptocybe invasa) causing galls on young shoots and ribs of the leaves and leaf blight disease caused by Calonectria quinqueseptata, and leaf spot disease caused by Cryptosporiopsis eucalypti. The third biggest plantation area is pine making up 300,00ha, two kinds of needle eating caterpillar Dendrolimus punctatus and Dasychira axutha are serious pests for pine plantations and cause large scale outbreaks every two or three years. 4257 Tạp chí KHLN 2016 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong sản xuất nông - lâm nghiệp đã chứng kiến nhiều tổn thất do các loài sâu, bệnh hại cây trồng. Những năm gần đây, nhiều dịch sâu, bệnh hại cây trồng nói chung, dịch hại cây lâm nghiệp nói riêng xảy ra thường xuyên, mức độ gây hại có xu hướng gia tăng, gây tổn thất không nhỏ cho sản xuất lâm nghiệp như sâu, bệnh hại các loài keo (Old et al., 1997; Martin và Wylie, 2001; Nguyễn Bá Thụ và Đào Xuân Trường, 2004; Phạm Quang Thu, 2011; Phạm Quang Thu et al., 2012), sâu, bệnh hại các loài thông (Cai, 1995; Shigeru et al., 2007; Phạm Quang Thu et al., 2007), sâu, bệnh hại các loài bạch đàn (Phạm Quang Thu, 2002; Old et al., 2003; Jacob et al., 2007), bệnh hại cây Cao su (Johnston, 1989; Cục bảo vệ thực vật, 2011), sâu bệnh hại cây Sao đen và Dầu rái (Phạm Quang Thu, 2003; Nguyễn Bá Thụ và Đào Xuân Trường, 2004; Nair, 2007), bệnh hại cây Phi lao và cây Bồ đề (Nguyễn Bá Thụ và Đào Xuân Trường, 2004; Cục bảo vệ thực vật, 2011), sâu bệnh hại cây Quế (Nguyễn Bá Thụ và Đào Xuân Trường, 2004), sâu bệnh hại cây Luồng (Nguyễn Bá Thụ và Đào Xuân Trường, 2004; Lê Bảo Thanh et al., 2008) Cây trồng luôn phải cạnh tranh với nhiều loài sinh vật hại và khi phát sinh dịch hại thường bị tổn thất lớn về năng suất và chất lượng. Để hạn chế những thiệt hại nhằm đảm bảo sản xuất bền vững, duy trì năng suất và chất lượng nông lâm sản, con người cần có những hành động can thiệp một cách thông minh nhất. Muốn vậy, trước hết cần phải có các điều tra, nghiên cứu để hiểu biết về thế giới sinh vật nói chung, sinh vật gây hại nói riêng. Hiểu biết về thành phần, mức độ hại của các sinh vật gây hại trên từng loại cây trồng sẽ là các cơ sở khoa học để xây dựng các giải pháp phòng chống dịch hại một cách hiệu quả nhất. Tuy 4258 Phạm Quang Thu, 2016(1) nhiên, các thông tin, kiến thức về lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất bền vững. Ở Việt Nam, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nói chung và cây trồng lâm nghiệp nói riêng, nhất là từ khi thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng kết hợp với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã làm thay đổi sâu sắc tình hình dịch hại cây trồng lâm nghiệp. Một số dịch hại cây trồng đã bùng ...

Tài liệu được xem nhiều: