Bài viết "Khả năng sinh trưởng và phẩm chất thịt xẻ của tổ hợp lợn lai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) nuôi theo phương thức công nghiệp tại Thừa Thiên Huế" nhằm mục tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng và phẩm chất thịt xẻ của tổ hợp lợn lai. Thí nghiệm được tiến hành trên 28 con lợn 60 ngày tuổi thuộc 2 tổ hợp lai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) và được thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với 2 nghiệm thức, 14 lần lặp lại/nghiệm thức (n).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khả năng sinh trưởng và phẩm chất thịt xẻ của tổ hợp lợn lai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) nuôi theo phương thức công nghiệp tại Thừa Thiên HuếKHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHẨM CHẤT THỊT XẺ CỦA TỔ HỢP LỢN LAIF1(PIETRAIN x MEISHAN) VÀ F1(DUROC x MEISHAN) NUÔI THEO PHƯƠNGTHỨC CÔNG NGHIỆP TẠI THỪA THIÊN HUẾLê Đức Thạo1, Phùng Thăng Long2, Đinh Thị Bích Lân1, Lê Đình Phùng2, Nguyễn XuânAn3 1 Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế 2 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 3 Sở Khoa học Công nghệ, tỉnh Quảng trịTÓM TẮTNghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng và phẩm chất thịt xẻ của tổ hợplợn lai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) theo phương thức chăn nuôi công nghiệptại tỉnh Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm được tiến hành trên 28 con lợn 60 ngày tuổi thuộc 2 tổ hợplai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) và được thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên hoàntoàn với 2 nghiệm thức, 14 lần lặp lại/nghiệm thức (n). Lợn được cho ăn tự do các hỗn hợp thứcăn hoàn chỉnh Cargill có hàm lượng protein thô 18% và 16%, mật độ năng lượng trao đổi 3100Kcal/kg và 3075 Kcal/kg thức ăn cho 2 giai đoạn sinh trưởng tương ứng 17-30 kg, 31- giết thịt(80-90 kg). Kết thúc thí nghiệm 6 lợn/1 tổ hợp lai có khối lượng 80-90 kg được giết mổ để đánhgiá phẩm chất thịt xẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh trưởng và phẩm chất thịt xẻ củacả 2 tổ hợp lai nuôi từ 60 - 165 ngày tuổi là khá cao và tương đương nhau. Lợn lai F1(Pietrain xMeishan) và F1(Duroc x Meishan) lần lượt có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình 607,50 và601,00 g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,60 và 2,62 kg/kg tăng trọng; về phẩm chất thịt xẻ: tỷ lệ móchàm tương ứng 76,73 và 75,08 %, tỷ lệ thịt xẻ 69,08 và 68,30%, độ dày mỡ lưng ở vị trí P2 là2,10 cm và 2,16 cm, diện tích mắt thịt 39,02 và 33,33 cm2 và tỷ lệ nạc 51,76% và 51,16%(P>0,05). Kết quả trên cho thấy tổ hợp lai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) lànhững tổ hợp có triển vọng và cần được khuyến cáo đưa vào sản xuất.Từ khóa: Sinh trưởng, Phẩm chất thịt xẻ, F1(Pietrain x Meishan), F1(Duroc x Meishan), Lợn lai1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giống lợn Meishan của Trung Quốc được biết đến là giống lợn có khả năng sinh sản cao vànỗi tiếng thế giới về khả năng đẻ sai. Nhiều nước trên thế giới (Pháp, Mỹ, Anh ...) đã sử dụng lợnMeishan để nâng cao khả năng sinh sản của đàn lợn nái thông qua khai thác ưu thế lai của con mẹtrong các tổ hợp lai (Kuhler, 1988). Một số nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng các giống lợnTrung Quốc bao gồm giống lợn Meishan khi sử dụng với tỷ lệ 1/8 trong các công thức lai thươngphẩm có khả năng cải thiện chất lượng thịt xẻ (Jiang et al, 2012), nâng cao tỷ lệ thịt nạc, giảm độdày mỡ lưng do nâng cao ưu thế lai (Cesar et al., 2010). Ở Trung quốc, giống lợn Meishan đã được sử dụng làm nái nền lai tạo với giống lợn Durocvà chọn tạo thành công giống lợn Sutai. Nó được dùng để lai với đực giống Landrace hoặcYorkshire cho năng suất và chất lượng thịt cạnh tranh so với tổ hợp lai 3 giống ngoại Duroc x(Landrace x Yorkshire) (Li et al., 2006). Ở Việt Nam, trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp (NinhBình) đã sử dụng dòng lợn cái tổng hợp L95 có máu Meishan có nguồn gốc từ PIC (PigImprovement Company) để lai với lợn đực Landrace tạo ra dòng ông bà C1230 và sử dụng cho1 Viện Công nghệ sinh học - Đại Học Huế2 Trường Đại Học Nông Lâm - Đại học Huế3 Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huếlai với lợn đực tổng hợp dòng L19 tạo ra lợn cái bố mẹ CA để sản xuất lợn thương phẩm 5 máuđược người chăn nuôi ở các tỉnh phía bắc và một số tỉnh miền Trung ưa dùng. Với mục đích làm phong phú các giống lợn tại Việt Nam và khai thác vốn gene quý củagiống lợn Meishan phục vụ lai tạo các nhóm lợn cái lai và các tổ hợp lợn lai mới có sức sản xuấtcạnh tranh, và xa hơn là tạo giống mới, cuối năm 2010 và đầu năm 2011 giống lợn Meishanthuần chủng được Viện Chăn nuôi Quốc gia tiếp nhận và giao cho Trung tâm nghiên cứu lợnThụy Phương nghiên cứu và nuôi khảo nghiệm. Các kết quả nghiên về đặc điểm sinh học và kếtquả nuôi khảo nghiệm giống lợn Meishan ở Việt Nam cho thấy giống lợn này đã thích nghi(Trịnh Hồng Sơn và CS, 2011) và phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam. Với kết quả tíchcực và triển vọng đó, tháng 6 năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhậnMeishan là một giống lợn mới (với tên VCN-MS15) và được phép sản xuất, kinh doanh ở ViệtNam (thông tư số 18/2014/TT-BNNPTNT). Việc nghiên cứu, khai thác và sử dụng nguồn gen quý của giống lợn Meishan một cách cóhiệu quả và phù hợp với điều kiện sinh thái, sản xuất của từng vùng để cải thiện năng suất sinhsản của đàn lợn nái và nâng cao năng suất, chất lượng thịt của đàn lợn thương phẩm góp phầnphát triển chăn nuôi lợn ở nước ta là rất cần thiết. Trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu khoa họcvới Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương (Viện Chăn nuôi Quốc gia), chúng tôi đã bước đầulai tạo được các nhóm lợn lai F1 giữa đực giống Pietrain và Duroc với lợn cái Meishan. Trongnghiên cứu này chúng tôi đánh giá khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của tổ hợp lợn laiF1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) nuôi theo phương thức công nghiệp tại ThừaThiên Huế.2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Vật liệu nghiên cứu Hai mươi tám con lợn F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) 60 ngày tuổi (14 lợn/tổhợp lai), mạnh khỏe, đảm bảo đồng đều khối lượng (bình quân khoảng 17 kg), giới tính, và chếđộ chăm sóc, nuôi dưỡng đã được sử dụng nuôi thịt để đánh giá khả năng sinh trưởng, phẩm chấtthịt xẻ của chúng theo phương thức nuôi công nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Thức ...