Danh mục

Khác biệt nam nữ trong gia đình nông thôn đồng bằng Bắc Bộ - Vũ Mạnh Lợi

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 282.33 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vấn đề khác biệt nam nữ trong gia đình, đặc biệt là vấn đề bất bình đẳng nam nữ trong gia đình là vấn đề có tính chất thế giới, cả đối với các xã hội đã phát triển lẫn các nước đang phát triển. Nhằm giúp các bạn nắm bắt được sự khác biệt nam nữ trong gia đình nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Khác biệt nam nữ trong gia đình nông thôn đồng bằng Bắc Bộ" dưới đây.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khác biệt nam nữ trong gia đình nông thôn đồng bằng Bắc Bộ - Vũ Mạnh LợiXã hội học, số 3 - 1990 Khác biệt nam nữ trong gia đình nông thôn đồng bằng Bắc Bộ VŨ MẠNH LỢI * Vấn đề khác biệt nam nữ trong gia đình nông thôn từ lâu đã là mối quan tâm trong nhiều cuộc nghiên cứucủa Viện Xã hội học. Các kết quả nghiên cứu cũng đã được trình bày rải rác trong các bài báo, tham luận hộinghị và các báo cáo nghiệm thu các đề tài. Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng cho đến nay còn chưa có một cuộcnghiên cứu xã hội học chuyên biệt nào về vấn đề này một cách có hệ thống. Trong những nghiên cứu nói trên,sự khác biệt nam nữ trong gia đình phần nhiều chỉ được xem như một phần trong bức tranh chung của khungcảnh xã hội giúp cho sự phân tích các hiện tượng xã hội và các quá trình xã hội khác đang diễn ra ở nông thôn. Trong nhiều trường hợp, khác biệt nam nữ chỉ được xem như biểu hiện của biến số giới tính, cũng như biếnsố nông thôn - đô thị, sự phân hóa theo tuổi. . . trong mối quan hệ với các biến phụ thuộc khác (như thu nhập, sốcon mong muốn. . . ). Nói cho đúng hơn, khác biệt nam nữ được xét đến trong đơn vị làng xã nhiều hơn là trongđơn vị gia đình. Cho đến nay chưa có cuộc nghiên cứu nào phỏng vấn (hay quan sát hoặc thu lượm thông tin) cảhai vợ chồng trong cùng những gia đình trong mẫu về phân công lao động gia đình, việc nhà, trách nhiệm chămsóc con cái chi tiêu, tâm tư nguyện vọng của người vợ và người chồng. . . Và cũng chưa có cuộc nghiên cứu vềnhững biến đổi trong chu trình sống của gia đình nào nhằm làm sáng tỏ sự biến đổi các vai trò trong gia đìnhtheo thời gian phát triển. Theo Bernard (1972) 1 có hai cuộc hôn nhân trong mỗi cuộc hôn nhân - những thửnghiệm và ý nghĩa của hôn nhân đối với vợ chồng là rất khác nhau. Do đó, với kết quả thu được từ sự phỏng vấnhoặc người vợ, hoặc người chồng trong một gia đình ta chưa đủ cơ sở để kết luận chắc chắn về mức độ khácnhau trong đời sống gia đình nông thôn hiện nay, mặc dù điều đó cũng đem lại cho chúng ta một hình dung nhấtđịnh nào đó . Sự thật, vấn đề khác biệt nam nữ trong gia đình, đặc biệt là vấn đề bất bình đẳng nam nữ trong gia đình làvấn đề có tính chất thế giới, cả đối với các xã hội đã phát triển lấn ở các nước đang phát triển. Nhưng hình thức,biểu hiện và mức độ của nó rất khác nhau từ nước này sang nước khác, từ vùng văn hóa này sang vùng văn hóakhác. Vậy ở Việt Nam nó có nội dung kinh tế, văn hóa, xã hội gì và nó khác với các nước láng giềng ở điểmnào? Đó là những vấn đề rất quan trọng cần được giải đáp. Lẽ dĩ nhiên, bài này không phải là một cố gắng nhằm giải đáp các vấn đề kể trên. Dựa vào các kết quả, dùcòn tản mạn, của các cuộc nghiên cứu đã qua và những quan sát thực tế của tác giả tại nhiều địa phương, ở đâychỉ có tham vọng nêu lên một số vấn đề để cùng nhau suy nghĩ cho một cuộc nghiên cứu chuyên biệt sâu hơn vềvấn đề này. Và tác giả cũng chỉ hạn chế việc xem xét sự khác biệt nam nữ quan sát thấy trong gia đình nôngthôn đồng bằng Bắc Bộ trong khoảng từ 1983 trở lại đây, mặc dù đôi chỗ cũng có những hàm ý về một quá khứxa xôi hơn . Nguồn số hếu sử dụng trong bài này lấy từ những ghi chép cá nhân trong nhiều cuộc điều tra xã hội học, từnhững số liệu điều tra đã được sử lý trong các cuộc điều tra nông thôn của Viện xã hội học tại nhiều xã ở đồngbằng Bắc Bộ từ 1983 tới nay. Cần phải nói ngay rằng môi trường xã hội ở các xã được nghiên cứu rất khácnhau, chúng lại được nghiên cứu tại các thời điểm khác nhau với các bảng hỏi được cấu trúc khác nhau và vớicác câu hỏi về cùng một vấn đề cũng khác nhau cho nên chỉ những số thu được nhiều khi rất trái ngược nhau vềcùng những vấn đề giống nhau, chẳng những giữa xã này với xã khác mà thậm chí ngay trong cùng một xã. Vớiý định nêu lên khuynh hướng chung nhất của sự khác biệt nam-nữ trong gia đình nông thôn Bắc Bộ, chúng tôichỉ chọn đưa vào bài này những số liệu mà theo ý chúng tôi chúng đại diện cho tình hình chung hiện nay của * Cán bộ nghiên cứu phòng Xã hội học Dân số, Viện Xã hội học 1 Bernard, Jcssic. 1 972. The Futurc of Marriage, New York: World. Dẫn lại theo Linda Thompsons và Alexis j. Walkcrtrong jollmal of Manrrage and the Family, Vol. 51, No 4, 11 -1989, N. C. F. R. University of Nehraska - Lincoln. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn2 Xã hội học, số 3 - 1990nông thôn miền Bắc. Chắc chắn không tránh khỏi mâu thuẫn nếu chúng ta xét trong một khung cảnh hẹp hơn vềthời gian và không gian. Mấy chục năm qua ở miền Bắc chúng ta đã cố gắng xây đựng gia đình xã hội chủ nghĩa, vợ chồng bìnhđẳng, thương yêu giúp đỡ nhau tiển bộ, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổquốc, cùng nhau nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội 2 , chúng ta đã cố gắng giữ gìn và pháthuy nhưng phong tục, tập quán ...

Tài liệu được xem nhiều: