Danh mục

Khái niệm về bất động sản

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 230.67 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc phân loại tài sản thành “bất động sản” và “động sản” có nguồn gốc từ Luật cổ LaMã, theo đó bất động sản không chỉ là đất đai, của cải trong lòng đất mà còn là tất cả những gì được tạo ra do sức lao động của con người trên mảnh đất. Bất động sản bao gồm các công trình xây dựng, mùa màng, cây trồng… và tất cả những gì liên quan đến đất đai hay gắn liền với đất đai, những vật trên mặt đất cùng với những bộ phận cấu thành lãnh thổ....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái niệm về bất động sản Khái niệm về bất động sảnCục Quản lý nhà01:05 PM - Thứ ba, 10/07/2007Việc phân loại tài sản thành “bất động sản” và “động sản” có nguồn gốc từ Luật cổ LaMã, theo đó bất động sản không chỉ là đất đai, của cải trong lòng đất mà còn là tất cảnhững gì được tạo ra do sức lao động của con người trên mảnh đất. Bất động sản baogồm các công trình xây dựng, mùa màng, cây trồng… và tất cả những gì liên quan đếnđất đai hay gắn liền với đất đai, những vật trên mặt đất cùng với những bộ phận cấu thànhlãnh thổ.Pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều thống nhất ở chỗ coi bất động sản (BĐS) gồmđất đai và những tài sản gắn liền với đất đai. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của mỗi nướccũng có những nét đặc thù riêng thể hiện ở quan điểm phân loại và tiêu chí phân loại, tạora cái gọi là “khu vực giáp ranh giữa hai khái niệm bất động sản và động sản”.Hầu hết các nước đều coi BĐS là đất đai và những tài sản có liên quan đến đất đai,không tách rời với đất đai, được xác định bởi vị trí địa lý của đất (Điều 517, 518 LuậtDân sự Cộng hoà Pháp, Điều 86 Luật Dân sự Nhật Bản, Điều 130 Luật Dân sự Cộng hoàLiên bang Nga, Điều 94, 96 Luật Dân sự Cộng hoà Liên bang Đức…). Tuy nhiên, Ngaquy định cụ thể bất động sản là “mảnh đất” chứ không phải là đất đai nói chung. Việc ghinhận này là hợp lý bởi đất đai nói chung là bộ phận của lãnh thổ, không thể là đối tượngcủa giao dịch dân sự.Tuy nhiên, mỗi nước lại có quan niệm khác nhau về những tài sản “gắn liền” với đất đai Tđược coi là BĐS. Điều 520 Luật Dân sự Pháp quy định “mùa màng chưa gặt, trái câychưa bứt khỏi cây là BĐS, nếu đã bứt khỏi cây được coi là động sản”. Tương tự, quy địnhnày cũng được thể hiện ở Luật Dân sự Nhật Bản, Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ và Sài Gòn cũ.Trong khi đó, Điều 100 Luật Dân sự Thái Lan quy định: “BĐS là đất đai và những vậtgắn liền với đất đai, bao gồm cả những quyền gắn với việc sở hữu đất đai”. Luật Dân sựĐức đưa ra khái niệm BĐS bao gồm đất đai và các tài sản gắn với đất.Như vậy, có hai cách diễn đạt chính: thứ nhất, miêu tả cụ thể những gì được coi là “gắnliền với đất đai”, và do vậy là BĐS; thứ hai, không giải thích rõ về khái niệm này và dẫntới các cách hiểu rất khác nhau về những tài sản “gắn liền với đất đai”.Luật Dân sự Nga năm 1994 quy định về BĐS đã có những điểm khác biệt đáng chú ý sovới các Luật Dân sự truyền thống. Điều 130 của Luật này một mặt, liệt kê tương tự theocách của các Luật Dân sự truyền thống; mặt khác, đưa ra khái niệm chung về BĐS là“những đối tượng mà dịch chuyển sẽ làm tổn hại đến giá trị của chúng”. Bên cạnh đó,Luật này còn liệt kê những vật không liên quan gì đến đất đai như “tàu biển, máy bay,phương tiện vũ trụ…” cũng là các BĐS.Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, tại Điều 174 có Tquy định: “BĐS là các tài sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền vớiđất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắnliền với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định”.Như vậy, khái niệm BĐS rất rộng, đa dạng và cần được quy định cụ thể bằng pháp luậtcủa mỗi nước và có những tài sản có quốc gia cho là BĐS, trong khi quốc gia khác lại liệtkê vào danh mục BĐS. Hơn nữa, các quy định về BĐS trong pháp luật của Việt Nam làkhái niệm mở mà cho đến nay chưa có các quy định cụ thể danh mục các tài sản nàyVai trò và vị trí của thị trường bất động sản1. Thị trường BĐS là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế thị trường vìthị trường này liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản cực lớn cả về quy mô, tính chấtcũng như giá trị của các mặt trong nền kinh tế quốc dân:BĐS là tài sản lớn của mỗi quốc gia. Tỷ trọng BĐS trong tổng số của cải xã hội ở cácnước có khác nhau nhưng thường chiếm trên dưới 40% lượng của cải vật chất của mỗinước. Các hoạt động liên quan đến BĐS chiếm tới 30% tổng hoạt động của nền kinh tế.Theo đánh giá của các chuyên gia, tổng giá trị vốn chưa được khai thác ẩn chứa trongBĐS ở các nước thuộc thế giới thứ 3 là rất lớn lên tới hàng nghìn tỷ USD, gấp nhiều lầntổng hỗ trợ ODA của các nước phát triển hiện dành cho các nước đang phát triển trongvòng 30 năm qua.BĐS còn là tài sản lớn của từng hộ gia đình. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thìBĐS ngoài chức năng là nơi ở, nơi tổ chức hoạt động kinh tế gia đình, nó còn là nguồnvốn để phát triển thông qua hoạt động thế chấp.2. Thị trường BĐS phát triển thì một nguồn vốn lớn tại chỗ được huy động:Đây là nội dung có tầm quan trọng đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới chứngminh và đi đến kết luận nếu một quốc gia có giải pháp hữu hiệu bảo đảm cho các BĐS cóđủ điều kiện trở thành hàng hoá và được định giá khoa học, chính thống sẽ tạo cho nềnkinh tế của quốc gia đó một tiềm năng đáng kể về vốn để từ đó phát triển kinh tế-xã hộiđạt được những mục tiêu đề ra.Theo thống kê kinh nghiệm cho thấy, ở các nước phát triển lượng tiền ngân hà ...

Tài liệu được xem nhiều: